Bài học về sự tha thứ…

Chủ nhật, 15/04/2018 18:00 PM - 0 Trả lời

(CLO) Từ chiều 10/4, các cơ quan báo chí tại TP.HCM đồng loạt đăng tải clip cô giáo tại Trường Mầm non 30-4 (P. Bến Nghé, Q.1) có hành vị đánh đập, chửi bới trẻ. Tới nay, cô giáo đã bị đình chỉ công tác; nhà trường cúi đầu nhận xin lỗi; nhiều phụ huynh bày tỏ sự cảm thông và sẵn sàng tha thứ…

Giữ phẩm giá của người thầy

Mầm non 30/4 là một trong những trường "điểm" của Q.1. Nhưng khi các clip trẻ bị hành hạ, ngược đãi vào giờ ngủ trưa tại đây xuất hiện, các phụ huynh đã ngã ngửa: Còn ngôi trường nào an toàn cho con em chúng ta nữa?

Báo Công luận
Trường Mầm non 30-4 trên đường Pasteur, P. Bến Nghé, Q.1, TP.HCM.

Vụ việc cô Trần Bích Ngọc bạo hành trẻ có lẽ sẽ không bao giờ được phát hiện và nêu ra, nếu không có một cô giáo dũng cảm, chính trực đã gửi clip cho ban giám hiệu và báo chí. Cô là P.T.T.T, đồng chủ nhiệm lớp Lá 1, Trường Mầm non 30-4.

Cô P.T.T.T là chủ nhiệm lớp Lá 1 cùng cô Trần Bích Ngọc. Nói với báo chí, cô cho biết rất đau xót khi nhìn các bé liên tục bị cô Ngọc bạo hành, đánh đập vô cớ. "Cô Ngọc hay phạt các bé đứng ăn, số cơm thì chỉ cho các bé ăn 2/3, còn lại đổ đi; cho các em vào nhà vệ sinh trơn trượt để thay quần áo thay vì ở phòng và lấy ghế cho các em ngồi. Tôi nhớ có lần em N.V bị chảy máu ngay trán, hỏi ra thì em bảo cô Ngọc đánh và nhiều sự việc đau lòng khác nữa", cô T. kể.

Không ít phụ huynh băn khoăn về "động cơ", sự "đấu đá nội bộ tại trường"… xung quan clip bạo hành, nhưng họ quên mất rằng, lâu nay, người tố cáo cái xấu, cái sai, cái ác luôn luôn phải đối diện với khó khăn và áp lực rất lớn từ đối tượng bị tố cáo và tập thể, cộng đồng (Trường hợp nữ sinh Phạm Song Toàn ở THPT Long Thới, H.Nhà Bè là một bài học nhãn tiền và đau đớn). Cô P.T.T.T đã dũng cảm và sẵn sàng chấp nhận những phiền toái có thể xảy ra với mình; đã sẵn sàng mất tất cả để giữ phẩm giá người thầy, lẽ ra cô phải nhất nhất được tất cả tôn vinh và tri ân.

Trong cuộc họp phụ huynh lớp Lá mới đây do Ban Giám hiệu Trường mầm non 30-4 tổ chức, nhiều phụ huynh đã bày tỏ sự lo lắng cho cô P.T.T.T. Nhà trường cho biết cô bị bệnh tim, đang xin nghỉ phép và sẽ sớm quay lại lớp…

Lễ vật khoan dung

Trường Mầm non 30-4 đã tổ chức mời các phụ huynh lớp Lá họp, như một diễn đàn để nhà trường xin lỗi, để chia sẻ khó khăn và lắng nghe ý kiến của những người làm cha làm mẹ có con bị hoặc có thể bị bạo hành.

Tại buổi họp, các phụ huynh đã kể về những kỷ niệm với cô Trần Bích Ngọc, rằng cô đã thương yêu và chăm sóc chúng cẩn thận như thế nào. Đã có những phụ huynh kể lại lời con: "Con thương nhất cô Ngọc"; "Cô Ngọc không thương con vì con nghịch quá!"... Lác đác, có phụ huynh thầm thì hoặc nhắn tin với nhau, rằng trẻ kể việc từng bị cô đánh, từng phải đứng ăn… Lời trẻ con, có thể đúng hoặc sai. Nhưng phụ huynh nào cũng như thừa nhận trẻ con thì hiếu động. Họ đều bày tỏ sự khoan dung, cảm thông và tha thứ cho cô Ngọc, để cô có cơ hội làm lại.

Ngay cả giới luật sư, khi được hỏi về dấu hiệu hình sự trong vụ việc, họ đều yêu cầu báo chí và dư luận cần xem xét thật kỹ lưỡng, không để vấn đề đi quá xa. Luật sư Đặng Anh Đức (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) nói: "Xem xét các clip, tôi thấy trong vụ việc này, người thực hiện việc bạo hành trẻ em có thể bị xử lý hành chính, mức phạt có thể lên đến 10 triệu đồng, căn cứ vào khoản 2 điều 27 nghị định 144/2013/NĐ-CP…"

"Về tội hành hạ người khác, theo quy định tại Điều 140 BLHS 2015, thì tội "Hành hạ người khác" được xác định là người có những hành vi đối xử tàn ác đối với người lệ thuộc mình như đánh đập và những hành động bạo lực khác một cách có hệ thống, được lặp đi lặp lại nhiều lần… Trong trường hợp đối xử tàn bạo với người già, trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người tàn tật sẽ áp dụng khung hình phạt tù từ 1 – 3 năm. Tuy nhiên, cá nhân tôi không nghĩ có thể áp dụng Điều 140 BLHS 2015, trừ khi cơ quan CSĐT chứng minh được việc hành hạ, ngược đãi trẻ em là có thệ thống, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, tâm sinh lý của trẻ…", Luật sư Đức nói.

Cũng theo Luật sư Đặng Anh Đức, việc các phụ huynh không tiếp tục tố cáo, đề nghị xử lý hình sự cho thấy sự việc chưa tới mức đặc biệt nghiêm trọng; và quan trọng là tinh thần khoan dung của phụ huynh và cộng đồng là đáng hoan nghênh. Tuy nhiên cả nhà trường, phụ huynh và đặc biệt là các cơ quan quản lý không được chủ quan.

Lỗ hổng lớn của ngành Giáo dục TP.HCM

Sau khi chủ cơ sở mầm non Mầm Xanh bị bắt giam vào tháng 11/2017 để điều tra về hành vi hành hạ trẻ em, cùng với đó là sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp chính quyền TP.HCM, người dân đã khấp khởi vui mừng về sự đổi thay triệt để. Thế rồi, sự việc trẻ em bị hành hạ, ngược đãi ngay tại một trường mầm non công lập có bề dày thành tích ngay tại trung tâm TP.HCM bị phanh phui, đã cho thấy lỗ hổng nghiêm trọng trong quản lý, giám sát của cơ quan quản lý giáo dục TP.HCM.

Như vụ hành hạ trẻ em tại Mầm non Mầm Xanh, ngành giáo dục đã yêu cầu thanh tra, rà soát đồng loạt; còn tới vụ việc tại Mầm non 30-4, Sở GD-ĐT TP.HCM và Phòng GD-ĐT Q.1 có đề cập tới việc "lắp camera" – một việc làm chỉ có tác dụng đáng kể trong việc gây căng thẳng cho các cô nuôi dạy trẻ.

Chưa bao giờ, ngành mầm non trong hệ thống giáo dục lại hỗn loạn và bất an như thế này: Từ chuyện tát yêu, đánh yêu, dán băng keo... hay quăng quật, đạp cho tới thừa sống thiếu chết. Đã có những em nhỏ mất mạng mà không hiểu vì sao? Chúng đã làm gì nên tội?... Và nhất là, TP.HCM năm nào cũng hô hào cải tiến, cải cách giáo dục, nhưng bậc mầm non vẫn thả nổi, để cho các trường, các cơ sở nuôi dạy trẻ tự biên tự diễn, đã và đang xảy ra bao tai ương. Trong vụ việc Trường Mầm non 30-4, nhiều người vẫn lo sợ rằng, những cô giáo chính trực, ngay thẳng và dũng cảm có thể phải thoái lui trước áp lực của sự vô cảm, vô trách nhiệm, thói cam chịu và giả dối... 

Phụ huynh và dư luận đã bao dung và tha thứ. Nhưng ngành giáo dục TP.HCM sẽ làm gì để "xem cho được" - lời của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Thị Thu, hay lại chỉ "lắp camera" vài cuộc khua chiêng gióng trống? 

Đoàn Kiên Giang

Tin khác

Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm quy mô lớn: Ngăn chặn hiệu quả bằng cách nào?

Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm quy mô lớn: Ngăn chặn hiệu quả bằng cách nào?

(NB&CL) Việc chỉ trong một thời gian ngắn, liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm với hàng trăm người nhập viện, tiếp tục gióng lên hồi chuông về thực trạng mất an toàn thực phẩm hiện nay…

Góc nhìn
Tinh thần dân tộc và lòng yêu nước sẽ được thắp sáng trong tim mỗi người

Tinh thần dân tộc và lòng yêu nước sẽ được thắp sáng trong tim mỗi người

(NB&CL) Trong những ngày qua, cả nước hướng về Điện Biên với hàng loạt hoạt động, sự kiện kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024). Điểm nhấn của sự kiện trọng đại này là sáng 7/5, tại TP. Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Góc nhìn
Tận tâm, tận lực, viết tiếp kỳ tích Điện Biên Phủ!

Tận tâm, tận lực, viết tiếp kỳ tích Điện Biên Phủ!

(NB&CL) Theo dõi dòng người đua vai nhau tới xem lễ diễu binh diễu hành mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ sáng 7/5 hay qua những vẻ mặt háo hức, chăm chú lắng nghe, dõi theo màn ảnh nhỏ chương trình truyền hình trực tiếp đại lễ, dễ nhận thấy sự tự hào, hân hoan, xúc động dâng trào trong trái tim hàng triệu người dân Việt, đủ mọi lứa tuổi.

Góc nhìn
Nhớ về quá khứ để trân quý hơn giá trị của hoà bình!

Nhớ về quá khứ để trân quý hơn giá trị của hoà bình!

(CLO) Hôm nay, vùng đất Điện Biên, Tây Bắc chiến trường năm xưa, rực rỡ cờ hoa, hân hoan trong không khí tưng bừng của đại lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Trước đó, trên khắp dải đất hình chữ S, tinh thần Điện Biên Phủ đã thấm đẫm, lan toả trong mỗi người dân Việt. Nhắc nhớ lại bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ, là để mỗi người trong chúng ta, thêm trân quý hơn giá trị vô giá của hoà bình.

Góc nhìn
Hình mẫu của sự vận dụng tài tình chiến tranh Nhân dân

Hình mẫu của sự vận dụng tài tình chiến tranh Nhân dân

(CLO) Lịch sử dân tộc đã chứng minh: Muốn chống lại một đội quân xâm lược lớn mạnh hơn về lực lượng và phương tiện chiến tranh thì không thể chỉ trông cậy vào đội quân thường trực mà phải huy động toàn dân đánh giặc. Và chiến dịch Điện Biên Phủ chính là biểu hiện sinh động cho sự vận dụng tài tình đường lối chiến tranh Nhân dân của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Góc nhìn