Bài toán hóc búa đầu năm học mới của ngành Giáo dục: Khi nào mới hết lạm thu?

Thứ năm, 22/08/2024 10:37 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Tình trạng lạm thu trong các nhà trường đã trở thành phổ biến tại nhiều trường học mỗi dịp đầu năm học mới. Mặc dù, đã có những chỉ đạo ngăn chặn nhưng lạm thu vẫn xảy ra mà nguyên nhân là ngân sách không đáp ứng đủ nhu cầu hoạt động của nhà trường cũng như những đòi hỏi của nhu cầu xã hội.

Sự kiện: Giáo dục

Ma trận các khoản thu đầu năm học

Trong nhiều năm qua, câu chuyện lạm thu trong nhà trường không giảm đi mà có xu hướng gia tăng. Lạm thu không chỉ xảy ra ở các trường khu vực đô thị mà ngay ở các tỉnh nghèo thì lạm thu cũng tồn tại. Mặc dù, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có quy định rõ liên quan đến hoạt động của Ban phụ huynh và quy định tài trợ trong trường học. Tuy nhiên, rất nhiều nơi, việc lạm dụng ban phụ huynh và việc tài trợ cho hoạt động của nhà trường dẫn đến lạm thu gây bức xúc trong dư luận.

Điển hình cho việc thu sai phải kể đến nhiều trường học tại tỉnh Hòa Bình. Mới đây, Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã chỉ ra năm học 2022 - 2023, Trường THCS Lê Quý Đôn (Hòa Bình) có tờ trình số 07/TT-THCS LQĐ về việc duyệt mức thu các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục; các khoản thu thỏa thuận. Phòng GD&ĐT thành phố Hòa Bình đã ban hành Công văn số 09/PGD&ĐT-TV về việc duyệt mức thu. Tuy nhiên, Quỹ Ban đại diện cha mẹ học sinh lại không có biên bản họp phụ huynh các lớp, không có bàn về mức thu. Trường không nắm được thông tin chi tiết về mức thu của Hội cha mẹ học sinh các lớp thu đối với mỗi học sinh.

bai toan hoc bua dau nam hoc moi cua nganh giao duc khi nao moi het lam thu hinh 1

Vấn nạn lạm thu khiến nhiều nơi phụ huynh rất bức xúc!

“Các khoản thu tiền mua báo Thiếu niên, tin nhắn EDU, tiền nước sạch sinh hoạt đề xuất Phòng GD&ĐT phê duyệt chi tiết nội dung và mức thu là đúng chức năng nhiệm vụ của nhà trường và nguyên tắc khoản thu thỏa thuận tự nguyện (thu tiền nước sạch sinh hoạt 15.000 đồng/học sinh/năm là không đúng quy định về các khoản thu trong trường học)” – Kết luận của Thanh tra Bộ GD&ĐT nêu. Trong năm học 2023 - 2024, Trường Lê Quý Đôn vẫn thu các khoản thu tiền điện sinh hoạt chưa được Phòng GD&ĐT phê duyệt chi tiết về nội dung và mức thu. Các khoản thu tiền mua báo thiếu niên, tin nhắn EDU, tiền nước sạch sinh hoạt, tiền điện sinh hoạt là không đúng quy định về các khoản thu trong trường học.

Không chỉ ở Hòa Bình, tại tỉnh Vĩnh Phúc câu chuyện lạm thu, thu sai, chi sai trong trường học cũng xảy ra tại nhiều trường học và việc này đã được Thanh tra Bộ GD&ĐT chỉ rõ. Cụ thể, tại Trường THPT Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc, Thanh tra Bộ GD&ĐT đã kết luận nhiều khoản thu chưa phù hợp. Cụ thể, trong năm học 2022 - 2023, Trường thực hiện các khoản thu chi nhưng không có văn bản thông báo, không có biên bản họp phụ huynh các lớp, không có minh chứng trao đổi về dự kiến các khoản thu, chi thỏa thuận, tự nguyện theo quy định. Kế hoạch thu chi mới bao gồm khái toán thu, chi chưa bao gồm dự toán chi tiết các khoản thu chi để làm căn cứ, cơ sở xác định mức thu.

Một số nội dung thu trong kế hoạch không có trong quy định tại Nghị quyết 11 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc như tiền ghế ngồi tập trung cho học sinh, tiền học bạ, thu quỹ hội cha mẹ học sinh. Trường báo cáo có 38/38 lớp có điều hòa do Hội phụ huynh các lớp tự trang bị và trường đồng ý cho lắp tại các lớp. Thanh tra Bộ GD&ĐT cho rằng, việc triển khai lắp đặt điều hòa do phụ huynh các lớp thực hiện nhưng trường không làm các thủ tục tiếp nhận tài trợ, chưa có kế hoạch và kế hoạch chưa được thẩm định phê duyệt của Sở theo quy định tại Điều 5 Thông tư 16/2018/TT-BGDĐT.

Trong năm học 2023-2024, tại Trường THPT Yên Lạc còn để xảy ra việc biên bản họp phụ huynh các lớp không có minh chứng trao đổi về dự kiến các khoản thu, chi thỏa thuận, tự nguyện theo quy định. Kế hoạch thu chi năm học 2023-2024 mới bao gồm khái toán thu, chi chưa bao gồm dự toán chi tiết các khoản, chi thỏa thuận, tự nguyện theo quy định. Một số nội dung thu trong kế hoạch không có quy định tại Nghị quyết 11 của Hội đồng nhân dân tỉnh (tiền ghế ngồi tập trung cho học sinh, tiền học bạ, thu quỹ hội cha mẹ học sinh).

“Nghị quyết Ban chấp hành cha mẹ học sinh trường có nội dung tăng cường hỗ trợ công tác xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo trường lớp khang trang sạch đẹp, đảm bảo an toàn, nội dung tiền thu bảo hiểm thân thể chi 2% cho giáo viên chủ nhiệm thu tiền, tiền thu áo đồng phục chi 2% cho giáo viên chủ nhiệm là vi phạm quy định tại điểm b, khoản 4, Điều 10 Thông tư 55. Trường không nắm được thông tin mức thu của Hội cha mẹ học sinh các lớp thu đối với mỗi học sinh là vi phạm quy định tại Điều 13 Thông tư 55 về trách nhiệm của Hiệu trưởng và giáo viên chủ nhiệm lớp. Kế hoạch thu chi của trường có nội dung thu quỹ hội cha mẹ học sinh là vi phạm quy định tại khoản 4, Điều 10 Thông tư 55” – Kết luận thanh tra Bộ nêu.

Lạm thu do đâu?

Rõ ràng việc thu chi trong nhà trường vốn đã được quy định rất rõ nhưng tại sao vẫn xảy ra lạm thu. Thậm chí, nhiều khoản thu sai so với quy định nhưng phòng, sở vẫn phê duyệt cho thu. Vậy đâu mới là nguyên nhân để xảy ra lạm thu.

Trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương) phân tích. Với các cơ sở giáo dục công lập, Nhà nước phân bổ kinh phí theo quy định nhưng mức đầu tư còn thấp, nên phải xã hội hóa một số khoản. Một mặt xuất phát từ nhu cầu của nhà trường, mặt khác từ nhu cầu của chính phụ huynh học sinh. Ví dụ, lớp học chỉ có quạt điện, ngân sách không chi trả lắp điều hòa, muốn có, phụ huynh phải trang bị. Hay hệ thống âm thanh, muốn hiện đại, tốt hơn thì có thể xã hội hóa, rồi nước uống và nhiều thứ khác.

bai toan hoc bua dau nam hoc moi cua nganh giao duc khi nao moi het lam thu hinh 2

“Về phía nhà trường, tôi được biết, ngoài lương giáo viên, ngân sách còn chi một khoản chi thường xuyên cho nhà trường, nhưng không nhiều. Qua khảo sát tại một số trường học ở Hải Dương, số tiền đó chỉ dao động từ 90 - 150 triệu đồng. Số tiền này chi cho một năm học với rất nhiều hoạt động là rất ít ỏi, nên buộc phải xã hội hóa. Để tránh tình trạng lạm thu, HĐND các tỉnh, thành phố đã ban hành danh mục các khoản phải đóng góp, nhà trường được xã hội hóa nhưng cũng quy định không quá bao nhiêu tiền. Nếu thu ngoài danh mục ban hành là thu sai” – Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga phân tích.

Để hạn chế lạm thu, theo Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga, về thể chế, cơ quan quản lý nhà nước phải rà soát lại việc giao kinh phí cho các trường, nếu được thì nên cải thiện.

“Đi tiếp xúc cử tri, tôi thấy cử tri ý kiến rất nhiều vì định mức giao cho các trường rất thấp, vô cùng loay hoay, rất khó khăn. Do vậy, buộc phải xã hội hóa và ranh giới lạm thu là rất mong manh. Đối với phụ huynh, tôi rất mong phải tìm hiểu thật kỹ những khoản thu góp đầu năm học, khoản nào bắt buộc, khoản nào xã hội hóa.

Đặc biệt, khi họp hội phụ huynh học sinh (hội cha mẹ học sinh), có thể vài người khởi xướng, rồi quyết thay cho tập thể, mặc dù có thể những khoản thu đó chưa phù hợp với điều kiện của các gia đình khác. Phụ huynh thấy những khoản thu không hợp lý, cần phản ánh với những cá nhân, tổ chức có trách nhiệm, xem khoản thu đó ra sao. Về phía nhà trường, phải thực hiện tốt các quy định đã ban hành và cần giải thích rõ ràng, rành mạch về mỗi khoản thu” – Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga chia sẻ.

Cũng liên quan vấn đề này, trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận, bà Bùi Thị An (nguyên Đại biểu Quốc hội) cho rằng, cần phải thanh tra làm rõ những đơn vị đã để xảy ra lạm thu sai. Tiến hành xử lý theo quy định tránh việc thu sai nhưng như không có chuyện gì xảy ra. Đặc biệt, câu chuyện lạm thu có chỉ đạo, khi cơ quan tại địa phương cho phép thu những khoản mà Bộ GD&ĐT đã quy định không được thu.

Qua trao đổi với chuyên gia có thể thấy vấn đề lạm thu xuất phát từ việc nhà trường thiếu kinh phí để hoạt động dạy và học. Cơ sở vật chất không đáp ứng theo nhu cầu của xã hội hiện nay nên phụ huynh phải tự huy động đóng góp. Chính vì vậy, nếu không tăng mức hỗ trợ cho các nhà trường, cơ sở vật chất không theo kịp với nhu cầu của trẻ hiện nay thì lạm thu vẫn tồn tại, khó có thể dẹp bỏ. Bên cạnh đó, còn có việc lợi dụng lạm thu với những mục đích không trong sáng.

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Đề nghị các tỉnh có chính sách hỗ trợ đối với học sinh vùng bão lũ

Đề nghị các tỉnh có chính sách hỗ trợ đối với học sinh vùng bão lũ

(CLO) Bộ GD&ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục căn cứ mức độ thiệt hại của người dân, xem xét, quyết định hỗ trợ học phí.

Giáo dục
Phú Thọ vẫn có nhiều hộ dân bị ngập, nhiều học sinh vẫn chưa đến trường

Phú Thọ vẫn có nhiều hộ dân bị ngập, nhiều học sinh vẫn chưa đến trường

(CLO) Tỉnh Phú Thọ cho biết, có 194 trường học, tập trung chủ yếu trên địa bàn huyện Hạ Hòa bị ảnh hưởng bởi bão. Ước tính thiệt hại của ngành Giáo dục tỉnh khoảng trên 4 tỷ đồng.

Giáo dục
Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức Hội thảo 'Giải pháp dinh dưỡng phát triển chiều cao học đường'

Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức Hội thảo 'Giải pháp dinh dưỡng phát triển chiều cao học đường'

Hội thảo “Giải pháp dinh dưỡng phát triển chiều cao học đường” do Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam phối hợp cùng Công ty Ajinomoto Việt Nam tổ chức.

Giáo dục
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam in bổ sung 10 triệu bản sách giáo khoa cho học sinh vùng lũ

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam in bổ sung 10 triệu bản sách giáo khoa cho học sinh vùng lũ

Trước những hậu quả nặng nề do cơn bão số 3 và hoàn lưu sau bão gây ra tại các địa phương khu vực miền Bắc, liên quan đến việc cung ứng sách giáo khoa cho học sinh vùng lũ lụt, PGS.TS. Nguyễn Văn Tùng - Phó Tổng biên tập Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) đã có những chia sẻ về vấn đề này.

Giáo dục
Trường Trung học cơ sở Định Hòa: Nỗ lực xây dựng trường chuẩn Quốc gia mức độ 2

Trường Trung học cơ sở Định Hòa: Nỗ lực xây dựng trường chuẩn Quốc gia mức độ 2

(CLO) Những năm qua, tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh Trường Trung học cơ sở (THCS) Định Hòa, huyện Yên Định (Thanh Hóa) luôn nỗ lực, phấn đấu, phát huy những kết quả đã đạt được trong công tác giảng dạy và các phong trào thi đua để xây dựng thành công trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2.

Giáo dục