Kỷ niệm 70 năm Ngày ký Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954 - 21/7/2024):

Bản Hiệp định lịch sử và dấu ấn mang tên Hồ Chí Minh

Thứ năm, 18/07/2024 11:06 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Cho tới nay, tròn 70 năm sau ngày Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam được kí kết, các chuyên gia đều đồng nhất nhận định, thắng lợi của Việt Nam tại Hội nghị Geneva, không chỉ bởi khát vọng hòa bình cháy bỏng, chủ nghĩa yêu nước anh hùng cùng trí tuệ và bản lĩnh của dân tộc Việt Nam, là kết tinh thành quả đấu tranh quật cường và bền bỉ của quân và dân ta mà còn nhờ vào đường lối cách mạng đúng đắn và đặc biệt là sự lãnh đạo, chỉ đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong đó, dấu ấn của vị cha già dân tộc - Chủ tịch Hồ Chí Minh là hết sức đậm nét.

“Nhân dân và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẵn sàng nói chuyện”

Cuối năm 1953, trước những chuyển biến mạnh mẽ trên cục diện chiến trường ở Đông Dương, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trương mở cuộc đấu tranh trên mặt trận ngoại giao, phối hợp với cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954 để đi tới chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam và toàn Đông Dương.

Trên phạm vi quốc tế, từ giữa năm 1953, khi Hiệp định đình chiến tại bán đảo Triều Tiên được ký kết, lúc này xu thế hòa hoãn trên thế giới phát triển mạnh mẽ, các nước lớn muốn giải quyết các xung đột và chiến tranh bằng thương lượng. Ngày 18/2/1954, tại Berlin, Hội nghị ngoại trưởng 4 nước Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp đã thống nhất triệu tập một hội nghị quốc tế ở Geneve (Thụy Sĩ) để giải quyết vấn đề Triều Tiên và lập lại hòa bình ở Đông Dương.

Cuối tháng 10/1953, Quốc hội Pháp thảo luận về chiến tranh Đông Dương. Nhiều nghị sĩ Pháp đòi Chính phủ đàm phán ngay với Chính phủ của Hồ Chí Minh. Thủ tướng Pháp Lanien phải tuyên bố: “Nếu một giải pháp danh dự xuất hiện trong khung cảnh địa phương hoặc quốc tế, Pháp sẽ vui lòng chấp nhận một giải pháp ngoại giao”.

ban hiep dinh lich su va dau an mang ten ho chi minh hinh 1

Các nhà báo quốc tế tại sân bay Geneve, chờ đợi ghi hình các đoàn đại biểu tới dự Hội nghị. (Ảnh: Tư liệu)

Ngày 26/11/1953, trả lời phỏng vấn của báo Expreson của (Thuỵ Điển) về thái độ của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trước thông tin “ở Quốc hội Pháp đã chứng tỏ rằng, một số lớn chính trị gia Pháp muốn dàn xếp một cách hòa bình vấn đề xung đột ở Việt Nam bằng cách thương lượng trực tiếp với Chính phủ Việt Nam. Ý nguyện ấy càng rộng khắp trong nhân dân Pháp. Thế thì Cụ và Quý Chính phủ hoan nghênh ý nguyện ấy hay không?”, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Cuộc chiến tranh ở Việt Nam là do Chính phủ Pháp gây ra, nhân dân Việt Nam phải cầm vũ khí anh dũng chiến đấu bảy, tám năm nay chống kẻ xâm lược chính để bảo vệ nền độc lập và quyền tự do được sống hòa bình...

Nếu Pháp tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược thì nhân dân Việt Nam quyết tâm tiếp tục cuộc chiến tranh ái quốc đến thắng lợi cuối cùng. Nhưng nếu Chính phủ Pháp đã rút được bài học trong cuộc chiến tranh mấy năm nay, muốn đi đến đình chiến ở Việt Nam bằng cách thương lượng và giải quyết vấn đề Việt Nam theo lối hòa bình thì nhân dân và Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa sẵn sàng tiếp ý muốn đó và “cơ sở của việc đình chiến ở Việt Nam là Chính phủ Pháp thật thà tôn trọng nền độc lập thực sự của nước Việt Nam”.

Ngay sau bài trả lời phỏng vấn ngày 26/11/1953 của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ban Bí thư Trung ương Đảng Lao động Việt Nam ra thông tư nêu rõ: Tuyên bố của Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất phát từ nguyện vọng hòa bình tha thiết của nhân dân ta, của nhân dân Pháp và nhân dân thế giới.

Ngày 19/12/1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định lập trường của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: “Nếu Chính phủ Pháp muốn đi đến đình chiến ở Việt Nam bằng cách thương lượng và muốn giải quyết vấn đề Việt Nam theo lối hòa bình thì nhân dân và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng sẵn sàng nói chuyện”. Chính thiện chí hòa bình của Đảng, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mở ra một cơ hội đi đến chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương.

ban hiep dinh lich su va dau an mang ten ho chi minh hinh 2

Hội nghị Geneva năm 1954 về Đông Dương là một thắng lợi của Việt Nam, thể hiện sách lược biết giành thắng lợi từng bước trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. (Nguồn: TTXVN)

“Thực lực là cái chiêng mà ngoại giao là cái tiếng. Chiêng có to, tiếng mới lớn”

Ngày 24/12/1945, Việt Minh, Việt Nam Cách mạng đồng minh và Việt Nam Quốc dân Đảng đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác nhằm tăng cường sự đoàn kết, củng cố mặt trận liên hợp quốc dân để tập trung lực lượng vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Theo thỏa thuận chung, văn bản này không công bố, nhưng Báo Việt Nam - cơ quan ngôn luận của Việt Nam Quốc dân Đảng, đã công bố. Trước sự việc trên, phóng viên các báo đã phỏng vấn Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong nội dung có câu hỏi: “Cụ cho biết về vấn đề ngoại giao?”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trả lời: “Thực lực là cái chiêng mà ngoại giao là cái tiếng. Chiêng có to tiếng mới lớn”, thể hiện quan điểm của Người về mối tương quan chặt chẽ giữa hiệu quả của công tác ngoại giao với thế và lực của đất nước.

Quan điểm này của Người đã được minh chứng rõ nét qua sự thay đổi cục diện tại bàn đàm phán tại Geneve cách đây 7 thập kỷ. Bởi trước khi tình hình chiến trường Điện Biên Phủ chưa ngã ngũ, quân Pháp vẫn nuôi hy vọng giành được một thắng lợi về quân sự, nên vẫn giữa thế chần chừ. Chỉ đến đầu tháng 5/1954, khi tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ của quân viễn chinh Pháp dần dần bị Quân đội nhân dân Việt Nam bao vây, bóp nghẹt, không thể cứu vãn nổi thì thực dân Pháp và các nước đồng minh buộc phải ngồi vào bàn đàm phán với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (DCCH).

ban hiep dinh lich su va dau an mang ten ho chi minh hinh 3

Ngày 20/7/1954, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Tạ Quang Bửu thay mặt Chính phủ và Bộ Tổng Tư lệnh QĐND Việt Nam ký Hiệp định đình chiến tại Việt Nam. Ảnh: Tư liệu/TTXVN

Và sau một ngày Bộ Chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ chính thức đầu hàng, Hội nghị Geveve mới thực sự bắt đầu bàn về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương. Chiến thắng tại Điện Biên Phủ đã tạo thế để phía ta đấu tranh cho một giải pháp toàn diện về mặt chính trị và quân sự cho vấn đề Việt Nam trên bàn đàm phán.

75 ngày đấu trí mềm dẻo, sáng suốt và kiên định để “Ngoại giao ta đã thắng lợi to”

Trong “Lời kêu gọi sau khi Hội nghị Geneva thành công” ngày 22/7/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá: “Hội nghị Geneva đã kết thúc. Ngoại giao ta đã thắng lợi to”. Lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, các nước lớn đã phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam gồm độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Chính phủ Pháp phải rút quân khỏi Việt Nam.

Nhưng nhìn vào hành trình 75 ngày thương lượng, đám phán khéo léo, cương quyết nhưng hết sức kiên định, sáng suốt, qua 31 phiên họp (8 phiên họp rộng và 23 phiên họp hẹp) cùng các hoạt động tiếp xúc ngoại giao dồn dập đằng sau các hoạt động công khai, việc ngày 20/7/1954, Hiệp định Geneve về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, Lào và Campuchia được ký kết là thắng lợi của nền ngoại giao vì hoà bình, hoà hiếu Việt Nam, là trái ngọt của sự mềm dẻo, sáng suốt và kiên định trong đàm phán.

Ngay từ khi mới tham dự Hội nghị Geneve, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Văn Đồng thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã kiên định với lập trường: “Đi tới một giải pháp hoàn chỉnh là đình chỉ chiến sự trên toàn bán đảo Đông Dương đi đôi với giải pháp chính trị cho vấn đề Việt Nam, Lào và Campuchia trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước Đông Dương”.

ban hiep dinh lich su va dau an mang ten ho chi minh hinh 4

Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng đến Hội nghị Geneva. (Nguồn: Getty Images)

Và để kiên định được với lập trường này, đoàn ta đã tích cực làm việc, xử lý mềm dẻo với các đoàn Liên Xô, Trung Quốc và Pháp, đã họp báo, gặp gỡ với hàng trăm đoàn thể nhân dân và chính giới Pháp để bày tỏ thiện chí và quyết tâm của ta, tố cáo hành động hiếu chiến và âm mưu phá hoại của các lực lượng thù địch. Các hoạt động này đã góp phần làm cho dư luận Pháp và quốc tế ủng hộ lập trường của Việt Nam, buộc Chính phủ Pháp phải chấp nhận phương án về một giải pháp toàn bộ đối với Việt Nam và Đông Dương.

Trên hết, như khẳng định của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, quá trình đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Geneva là bài học về kiên định độc lập, tự chủ trên cơ sở lợi ích quốc gia - dân tộc; là bài học về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, gắn kết đoàn kết dân tộc với đoàn kết quốc tế để tạo nên “một sức mạnh vô địch”; là bài học về kiên định mục tiêu, nguyên tắc, song cơ động, linh hoạt sách lược theo phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến”; là bài học về coi trọng nghiên cứu, đánh giá và dự báo tình hình, “biết mình”, “biết người”, “biết thời”, “biết thế” để từ đó “biết tiến”, “biết thoái”, “biết cương”, “biết nhu”…

Hà Anh

Tin mới

Dự báo thời tiết ngày 4/4: TP HCM nắng nóng gay gắt, có nơi trên 36 độ

Dự báo thời tiết ngày 4/4: TP HCM nắng nóng gay gắt, có nơi trên 36 độ

(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn, ngày 4/4, nhiệt độ cao nhất ở khu vực Nam Bộ là 33-36 độ, có nơi trên 36 độ với độ ẩm tương đối thấp. Nắng nóng ở Nam Bộ và TP HCM có khả năng kéo dài trong những ngày tới, nhiệt độ thực tế ngoài trời còn có thể cao hơn dự báo khoảng 2-4 độ.

Môi trường và cuộc sống
Giải ngân đầu tư công nhanh nhưng không để phát sinh tiêu cực, lãng phí

Giải ngân đầu tư công nhanh nhưng không để phát sinh tiêu cực, lãng phí

(CLO) Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nêu rõ yêu cầu đối với các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương phải đẩy mạnh hơn nữa tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Giải ngân nhanh, nhưng phải bảo đảm chặt chẽ, đúng quy định, quy trình, không để phát sinh tiêu cực, lãng phí.

Tin tức
Cục Điện ảnh tìm kiếm kịch bản phim hướng tới 100 năm thành lập Đảng

Cục Điện ảnh tìm kiếm kịch bản phim hướng tới 100 năm thành lập Đảng

(CLO) Các kịch bản phim truyện điện ảnh có chất lượng sẽ được đầu tư chiều sâu, nhằm hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng vào năm 2030.

Đời sống văn hóa
Hàn Quốc phá vụ buôn lậu cocain lớn nhất lịch sử

Hàn Quốc phá vụ buôn lậu cocain lớn nhất lịch sử

(CLO) Giới chức Hàn Quốc vừa lập kỷ lục về vụ bắt giữ ma túy lớn nhất nước này khi thu giữ khoảng 2 tấn cocain trên một tàu hàng nước ngoài neo đậu tại cảng Gangneung.

Thế giới 24h
Lê Quang Liêm vô địch Giải cờ vua trực tuyến thế giới Titled Tuesday

Lê Quang Liêm vô địch Giải cờ vua trực tuyến thế giới Titled Tuesday

(CLO) Xuất sắc đánh bại hàng loạt đối thủ, kỳ thủ Lê Quang Liêm giành chức vô địch Giải cờ vua trực tuyến hàng đầu thế giới Titled Tuesday.

Thể thao
Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp với Armenia

Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp với Armenia

(CLO) Sáng 3/4 (theo giờ địa phương), tại Tòa nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan đã chủ trì Lễ đón Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam thăm chính thức Armenia. Ngay sau lễ đón, hai Chủ tịch Quốc hội đã tiến hành hội đàm.

Tin tức
Trưng bày hàng trăm tư liệu, hiện vật quý về các giáo viên và học sinh hy sinh tại công trường đắp đê sông Mã

Trưng bày hàng trăm tư liệu, hiện vật quý về các giáo viên và học sinh hy sinh tại công trường đắp đê sông Mã

(CLO) Hàng trăm tư liệu, hiện vật đặc biệt trong những năm tháng chiến đấu được các cựu binh sưu tầm, trưng bày nhân dịp kỷ niệm 60 năm chiến thắng Hàm Rồng tại Khu tưởng niệm 64 giáo viên, học sinh hy sinh trên công trường đắp đê sông Mã.

Đời sống văn hóa
Hungary tuyên bố rút khỏi Tòa án Hình sự Quốc tế sau khi Thủ tướng Israel đến thăm

Hungary tuyên bố rút khỏi Tòa án Hình sự Quốc tế sau khi Thủ tướng Israel đến thăm

(CLO) Hungary thông báo sẽ rút khỏi Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ngay sau khi Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đến thăm nước này.

Thế giới 24h
Gần 120.000 người ở TP HCM đang chờ sát hạch lái xe

Gần 120.000 người ở TP HCM đang chờ sát hạch lái xe

(CLO) Công an TP HCM thống kê, hiện nay có hơn 119.000 học viên đang chờ sát hạch, trong đó có hơn 47.000 ô tô, hơn 71.000 mô tô. Công an TP HCM sẽ thực hiện công tác sát hạch ngay khi Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) triển khai.

Giao thông
Thông tin chính thức về nghi án mẹ sát hại 2 con để trục lợi bảo hiểm tại Quảng Nam

Thông tin chính thức về nghi án mẹ sát hại 2 con để trục lợi bảo hiểm tại Quảng Nam

(CLO) Công an tỉnh Quảng Nam răn đe 01 trường hợp đăng tải tin bài sai sự thật liên quan cái chết của hai người con ruột trong một gia đình tại thị trấn Hà Lam.

Vụ án
Hà Nội tổ chức nhiều chương trình nghệ thuật dịp Giải phóng miền Nam

Hà Nội tổ chức nhiều chương trình nghệ thuật dịp Giải phóng miền Nam

(CLO) Nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật sẽ diễn ra tại trung tâm các quận huyện của Thủ đô trong dịp kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Đời sống văn hóa
Tổng Bí thư Tô Lâm viếng đồng chí Khamtay Siphandone

Tổng Bí thư Tô Lâm viếng đồng chí Khamtay Siphandone

(CLO) Ngày 3/4, được tin đồng chí Đại tướng Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào từ trần, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dẫn đầu đoàn lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước Việt Nam sang viếng đồng chí Khamtay Siphandone.

Tin tức
Hà Nội: Cháy lớn tại nhà hàng Bò Tơ Quán Mộc

Hà Nội: Cháy lớn tại nhà hàng Bò Tơ Quán Mộc

(CLO) Lực lượng chức năng đang làm rõ nguyên nhân xảy ra vụ cháy xảy ra vào chiều nay tại nhà hàng Bò Tơ Quán Mộc trên đường Lưu Hữu Phước (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).

Đời sống
Công nghệ pin mới của Mỹ tăng tốc độ sạc xe điện lên 500% trong nhiệt độ đóng băng

Công nghệ pin mới của Mỹ tăng tốc độ sạc xe điện lên 500% trong nhiệt độ đóng băng

(CLO) Pin xe điện sạc nhanh gấp 5 lần ở -10°C nhờ công nghệ đột phá từ Đại học Michigan, mở ra tương lai xe điện không ngại giá rét.

Xe
TP HCM sẽ công bố 50 sự kiện, hoạt động nổi bật vào tháng 4/2025

TP HCM sẽ công bố 50 sự kiện, hoạt động nổi bật vào tháng 4/2025

(CLO) Việc bình chọn 50 sự kiện, hoạt động nổi bật từ năm 1975 đến 2025 của TP HCM thu hút hơn 9.000 lượt người dân tham gia. TP HCM dự kiến công bố 50 sự kiện, hoạt động nổi bật vào tháng 4/2025.

Đời sống
Nam Định dẫn đầu vùng đồng bằng sông Hồng về tốc độ tăng trưởng GRDP quý I/2025

Nam Định dẫn đầu vùng đồng bằng sông Hồng về tốc độ tăng trưởng GRDP quý I/2025

(CLO) Theo Cục Thống kê Nam Định, quý I/2025, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh ước đạt 11,86%, đứng thứ 3 cả nước, dẫn đầu vùng đồng bằng sông Hồng.

Đời sống
Bình Luận

Tin khác

Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dàm làm: Cần thêm những đòn bẩy pháp lý mạnh

Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dàm làm: Cần thêm những đòn bẩy pháp lý mạnh

(NB&CL) Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung… đã một trong những chủ trương lớn được Đảng, Nhà nước quyết tâm hiện thực hoá từ rất lâu. Và đến nay, trong bối cảnh đất nước đang đứng trước những mục tiêu lớn: tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 – 2030, phấn đấu đến năm 2030 trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 là nước phát triển, có thu nhập cao… làm thế nào để chủ trương ấy thực sự đi vào cuộc sống, thực thi hiệu quả đang được xem là ưu tiên hàng đầu.

Góc nhìn
Sáp nhập tỉnh, thành phố: Thời cơ chín muồi cho cuộc sắp xếp mang tầm lịch sử!

Sáp nhập tỉnh, thành phố: Thời cơ chín muồi cho cuộc sắp xếp mang tầm lịch sử!

(NB&CL) Năm 2025 là năm đánh dấu bước tiến mới với Kết luận  số 126-KL/TW và 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Đặc biệt, chủ trương sáp nhập tỉnh, xã và bỏ cấp huyện thể hiện tư duy đột phá trong cải cách hành chính.

Góc nhìn
Miễn thị thực: Đón du khách, đón tương lai!

Miễn thị thực: Đón du khách, đón tương lai!

(NB&CL) Chính sách thị thực linh hoạt là một công cụ quan trọng để tăng sức hấp dẫn của điểm đến, giúp Việt Nam cạnh tranh tốt hơn với các nước trong khu vực. Và giờ đây, sau rất nhiều mong ngóng, du lịch Việt đang đứng trước thời cơ vàng để có thể bứt phá khi Việt Nam miễn thị thực cho công dân 16 nước từ ngày 1/3/2025 đến 31/12/2025 trong khuôn khổ Chương trình kích cầu phát triển du lịch.

Góc nhìn
Hiệu ứng kép thúc đẩy tăng trưởng

Hiệu ứng kép thúc đẩy tăng trưởng

(NB&CL) Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN), dự kiến trình Quốc hội vào tháng 10 năm nay và thông qua vào tháng 5/2026. Đây là một trong những bước đi quan trọng trong lộ trình cải cách thuế, hướng đến mục tiêu vừa đảm bảo nguồn thu ngân sách, vừa giảm gánh nặng tài chính cho người dân và doanh nghiệp.

Góc nhìn
Bảo vệ nền tảng tư tưởng trên không gian số: Trận địa sống còn của Báo chí Cách mạng

Bảo vệ nền tảng tư tưởng trên không gian số: Trận địa sống còn của Báo chí Cách mạng

(NB&CL) Báo chí Cách mạng tròn 100 năm tuổi cũng là lúc đất nước chuyển động mạnh mẽ vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Trong bối cảnh ấy, như Tổng Bí thư Tô Lâm từng nhấn mạnh: “Kỷ nguyên mới đặt ra yêu cầu nhiệm vụ mới, cao hơn đối với Báo chí Cách mạng, đòi hỏi báo chí cũng phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc, xứng tầm nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại”. Trong những yêu cầu, nhiệm vụ mới ấy, chắc chắn không thể thiếu trọng trách bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng.

Góc nhìn
Xử lý nghệ sĩ, KOL quảng cáo sai sự thật: Cần có những điều chỉnh mạnh mẽ hơn trong Luật Quảng cáo

Xử lý nghệ sĩ, KOL quảng cáo sai sự thật: Cần có những điều chỉnh mạnh mẽ hơn trong Luật Quảng cáo

(NB&CL) Thời gian qua, hàng loạt vụ việc liên quan đến người nổi tiếng, KOL quảng cáo sản phẩm sai sự thật đã gây bức xúc trong dư luận. Tình trạng này không mới và vẫn tiếp tục tái diễn, đặt ra nhiều câu hỏi về tính hiệu quả của chế tài xử lý. Phóng viên đã trao đổi với luật sư Bùi Đình Ứng (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) để làm rõ hơn vấn đề này.

Góc nhìn
Kinh tế tư nhân: Chờ đường băng rộng để cất cánh!

Kinh tế tư nhân: Chờ đường băng rộng để cất cánh!

(NB&CL) Được cho là nhân tố then chốt đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025, để khu vực kinh tế tư nhân thực sự “cất cánh”, theo các chuyên gia, cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính sách, môi trường kinh doanh thuận lợi và sự đổi mới từ chính các doanh nghiệp.

Góc nhìn
Đưa Việt Nam thành trung tâm công nghiệp bán dẫn: Quyết liệt cho khát vọng lớn

Đưa Việt Nam thành trung tâm công nghiệp bán dẫn: Quyết liệt cho khát vọng lớn

(NB&CL) Việt Nam đang trở thành một nhân tố mới quan trọng trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu - nhận định ấy của báo chí quốc tế đang ngày càng được củng cố khi Việt Nam đang hối hả, quyết liệt để biến mục tiêu thành hiện thực.

Góc nhìn
Hoàn thiện khung pháp lý cho tiền số, tài sản số: Cơ hội phát triển kinh tế số

Hoàn thiện khung pháp lý cho tiền số, tài sản số: Cơ hội phát triển kinh tế số

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa giao Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ khung pháp lý quản lý tài sản số, tiền kỹ thuật số ngay trong tháng 3 này. Việc có một khung pháp lý rõ ràng, đồng bộ và tiên tiến là yếu tố quyết định để phát triển tài sản số, từ đó thúc đẩy nền kinh tế số.

Góc nhìn
Xúc phạm, bôi nhọ trên mạng xã hội: Khi luật pháp và đạo đức đều bị phớt lờ!

Xúc phạm, bôi nhọ trên mạng xã hội: Khi luật pháp và đạo đức đều bị phớt lờ!

(NB&CL) Ồn ào những ngày qua là sự việc liên quan tới việc nhà thơ Nguyễn Quang Thiều lên tiếng nhờ cơ quan chức năng vào cuộc sau khi những câu thơ của ông bị xuyên tạc, bịa đặt trên mạng xã hội. Điều đáng nói là mạng xã hội đang ngày càng trở thành nơi bùng phát các hành vi xúc phạm, bôi nhọ danh dự người khác, bất chấp mức hình phạt gia tăng.

Góc nhìn