Bán rẻ Bitcoin, chính phủ Mỹ lỡ mất hàng tỷ USD

Thứ ba, 21/12/2021 09:50 AM - 0 Trả lời

(CLO) Số Bitcoin các cơ quan chức năng Mỹ thu giữ từ các vụ án trấn áp tội phạm công nghệ cao được bán với giá rẻ hơn thị trường, tuy nhiên việc Bitcoin và các loại tiền ảo khác tăng giá khiến chính phủ nước này bỏ lỡ hàng tỷ USD.

Theo CNBC, các hoạt động trấn áp tội phạm công nghệ cao thường giúp chính phủ Mỹ thu về số lượng lớn tiền ảo. Tuy nhiên, thay vì giao cho các cơ quan quản lý chuyên nghiệp, số tiền mã hóa này đều được đem bán đấu giá với mức rẻ, thậm chí thấp hơn nhiều so với giá trên thị trường.

ban re bitcoin chinh phu my lo mat hang ty usd hinh 1

FBI thu giữ tang vật trong một vụ án liên quan đến tiền mã hóa năm 2019. Ảnh: CNBC.

Chính phủ Mỹ bán 500 Bitcoin cho Riot Blockchain với giá 5 triệu USD vào năm 2018. Số Bitcoin này hiện đáng giá hơn 23 triệu USD. Hay kể đến 30.000 Bitcoin chính phủ Mỹ thanh lý cho tỷ phú đầu tư mạo hiểm Tim Drapper với giá 19 triệu USD vào năm 2014. Giá trị của số Bitcoin khổng lồ này hiện nay lên đến 1,3 tỷ USD.

Cơ quan quản lý Mỹ cũng từng thu giữ số tiền mã hóa trị giá 56 triệu USD từ vụ án lừa đảo BitConnect. Khác với trước đây, số tiền thu lại từ hoạt động thanh lý đã được trao trả cho các nạn nhân.

Hồi tháng 11/2020, chính phủ Mỹ thu giữ số Bitcoin trị giá 1 tỷ USD liên quán đến vụ án Con đường Tơ lụa. Song tang vật hiện vẫn bị niêm phong do vụ án chưa kết thúc. Các nhà phân tích cho rằng nếu chính phủ Mỹ bán đấu giá số Bitcoin trên tại thời điểm đồng tiền mã hóa đạt đỉnh 67.000/đồng thì số tiền thu về sẽ rất lớn.

Mỹ phần lớn sử dụng các công cụ chống tội phạm cũ để đối phó với việc theo dõi và thu giữ các Bitcoin được giao dịch ẩn, vốn được lập nên để tránh sự giám sát của các cơ quan chức năng.

“Chính phủ thường đi sau các nhóm tội phạm vài bước về đổi mới và công nghệ”, Jud Welle, cựu công tố viên tội phạm mạng liên bang, cho biết.

“Hầu hết các cơ quan chức năng không được học những điều này trong quá trình đào tạo cơ bản. Có lẽ từ 3-5 năm nữa các cơ quan sẽ cập nhật một số hướng dẫn chính thức hoặc chỉnh sửa các phương pháp dạy cách truy tìm tiền mã hóa hay cách xử lý chúng khi thu giữ”, ông Jud nhận định.

Việc giải quyết chứng cứ vụ án liên quan đến tiền mã hóa thường có 3 giai đoạn chính, đầu tiên là khám xét và thu giữ, tiếp đến là thanh lý số tài sản và cuối cùng là sử dụng số tiền kiếm được từ hoạt động thanh lý tiền ảo.

Theo ông Koopan, Giám đốc đơn vị tội phạm mạng của Sở Thuế vụ Mỹ, quy đình điều tra và phá các vụ án công nghệ cao thường có sự hợp tác của nhiều cơ quan khác như Cục Điều tra Liên bang, Cơ quan Mật vụ, Cơ quan Thực thị Ma Túy...

Khi các vụ án điều tra kết thúc, Cảnh sát Tư pháp là cơ quan chịu trách nhiệm bán đấu giá các khoản tiền mã hóa bị tịch thu. Tính đến nay, đơn vị này đã thu giữ và rao bán hơn 185.000 Bitcoin. Kho lưu trữ số tiền mã hóa ước tính trị giá khoảng 8,6 tỷ USD.

Một khi vụ án được giải quyết, số tiền mã hóa sẽ được đem bán đấu giá, quy đổi thành tiền pháp định và chia cho các bang. Số tiền này thường được gửi vào Quỹ Cưỡng đoạt Tài sản Kho bạc hoặc Quỹ Cưỡng đoạt Tài sản của Bộ Tư pháp. Ông Koopman cho biết số tiền mã hóa thu giữ trong các vụ án hiện chiếm 60-70% trong Quỹ Cưỡng đoạt Kho bạc.

Tháng 7/2021, Bộ Tư pháp Mỹ giao trọng trách giám sát hoạt động thu giữ và tiêu hủy tiền mã hóa trong các vụ án hình sự cho ngân hàng Anchorage Digital có trụ sở tại San Francisco. Trước đó, nhiệm vụ này được giao cho công ty BitGo.

Khi số lượng tội phạm mạng cùng với các giao dịch tiền ảo trái phép gia tăng, kho lưu trữ tiền mã hóa của chính phủ Mỹ ngày càng phình to. Trong những năm gần đây, chính phủ Mỹ đã thu giữ được số lượng tiền điện tử khổng lồ.

“Trong năm tài chính 2019, chúng tôi thu giữ được số tiền mã hóa trị giá tương đương 700.000 USD. Năm 2020, con số này tăng lên đến 137 triệu USD. Riêng năm 2021, con số đạt mức kỷ lục 1,2 tỷ USD”, ông Koopman tiết lộ.

Hương Vũ (Theo CNBC)

Bình Luận

Tin khác

Lãi suất vẫn đang giảm

Lãi suất vẫn đang giảm

(CLO) Trong buổi họp báo quý I/2024, Ngân hàng Nhà nước cho biết, lãi suất tiền gửi và cho vay mới của các ngân hàng thương mại giảm so với cuối năm 2023.

Tài chính - Bảo hiểm
Saigontel (SGT) lợi nhuận kém khả quan, giảm lượng cổ phiếu chào bán xuống 75 triệu

Saigontel (SGT) lợi nhuận kém khả quan, giảm lượng cổ phiếu chào bán xuống 75 triệu

(CLO) CTCP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn - Saigontel (SGT) dự kiến giảm lượng chào bán cổ phiếu riêng lẻ xuống còn 75 triệu cổ phiếu.

Tài chính - Bảo hiểm
SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, SeABank công bố kế hoạch kinh doanh năm 2024 với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 5.888 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2023 và tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng.

Tài chính - Bảo hiểm
MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, ban lãnh đạo MB dự kiến tổng tài sản tăng vượt 1 triệu tỷ đồng, tăng số lượng khách hàng lên 30 triệu người.

Tài chính - Bảo hiểm
Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

(CLO) Câu hỏi được cổ đông của FPT Retail (FRT) đưa ra về kế hoạch mở rộng đến 2.500 - 3.000 nhà thuốc là dừng lại trong khi dung lượng thị trường tới gần 60.000 cửa hàng. Như vậy liệu thị phần của Long Châu có quá ít ỏi?

Tài chính - Bảo hiểm