Sóc Trăng: Nâng cao chất lượng thông tin thời sự trên báo chí địa phương
(CLO) Chiều ngày 22/11, Hội Nhà báo tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức Hội thảo nghiệp vụ báo chí “Nâng cao chất lượng thông tin thời sự trên báo chí địa phương”.
Theo dõi báo trên:
+ Trong những năm qua, một trong những thông điệp được ông cũng như nhiều đồng chí lãnh đạo báo chí thường xuyên nhấn mạnh đó là việc báo chí phải buộc mình đổi mới. Vì sao đổi mới báo chí ngày càng trở nên cấp bách đến thế, thưa ông?
- Nhà báo Lê Quốc Minh: Xã hội đang đổi mới từng ngày, môi trường báo chí cũng đổi thay, công nghệ làm báo thay đổi, đặc biệt là công chúng báo chí đang thay đổi thói quen “tiêu dùng thông tin”. Nếu báo chí không thay đổi thì làm sao theo kịp với sự chuyển động của xã hội, làm sao nắm bắt được độc giả, khán thính giả? Trong thời đại công nghệ như vũ bão hiện nay, đi chậm là bị tụt hậu rồi chứ đừng nói là đứng yên. Trong nhiều năm qua, chúng tôi đã giới thiệu rất nhiều xu hướng báo chí trên thế giới, đặc biệt là đã biên dịch các nghiên cứu, báo cáo về đổi mới sáng tạo trong báo chí để các cơ quan Báo chí Việt Nam tham khảo. Các nghiên cứu đều khẳng định rằng nếu báo chí không đổi mới sáng tạo, thậm chí phải đổi mới liên tục, thì mới có thể vượt qua những khó khăn hiện nay và giành cơ hội để phát triển.
+ Báo chí thế giới thời gian gần đây đang đề cập tới cái gọi là “cuộc cách mạng số lần thứ ba”, một kỷ nguyên mới của Internet đang hình thành bởi sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo (AI). Điều này đồng nghĩa với việc kỷ nguyên mới của báo chí cũng lại sẽ bắt đầu. Đòi hỏi báo chí phải đổi mới mạnh mẽ hơn trong bối cảnh kinh tế báo chí ngày càng nan giải, điều này liệu có đẩy báo chí vào thế quá khó không thưa ông?
- Nhà báo Lê Quốc Minh: Hàng trăm năm qua, chúng ta đã quen với cách làm báo truyền thống, nhưng thực tế đang thay đổi, và thay đổi một cách nhanh chóng, đòi hỏi báo chí cũng phải đổi thay theo. Chỉ cách đây không lâu, những cách thức tác nghiệp cũ vẫn chứng tỏ hiệu quả. Nhưng sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, các nền tảng mạng xã hội, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo và trí tuệ nhân tạo tạo sinh (generative AI) trong thời gian gần đây đã tác động sâu sắc đến hoạt động của các cơ quan báo chí. Bây giờ không có công nghệ thì không thể hoạt động hiệu quả, không thể cạnh tranh được.
Chưa bao giờ báo chí đứng trước nhiều thách thức như hiện nay, nhưng cũng chưa bao giờ có nhiều cơ hội như hiện nay. Trước đây một cơ quan báo chí chỉ phải cạnh tranh với vài trăm, vài ngàn tờ báo, kênh phát thanh - truyền hình, giờ đây họ bị hàng tỷ kênh nội dung trên Internet thu hút người dùng. Trước đây, một nhà báo có thể độc quyền tiếp cận nguồn tin riêng, bây giờ không dễ để có những nội dung độc quyền như thế.
Trước đây, một bài viết hay tùy thuộc vào năng lực của phóng viên, biên tập viên, giờ đây, họ có thể được hỗ trợ bằng công nghệ để giảm bớt sức lao động của mình. Trước đây, chúng ta không có cách nào nắm bắt chính xác nhu cầu và thói quen của độc giả, một bài viết phục vụ cho cả triệu người. Giờ đây chúng ta có thể biết từng độc giả đọc gì trên báo của mình, đọc bài này rồi thì họ thường chuyển sang mục nào, thậm chí một nội dung có thể được tự động tạo ra các phiên bản khác nhau, phục vụ nhiều đối tượng độc giả khác nhau.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng nhiều tòa soạn đang quá “háo hức” với cơn sốt trí tuệ nhân tạo đang nóng bỏng trong giới công nghệ thế giới mà chưa thực sự hiểu về nó và cũng chưa được chuẩn bị sẵn sàng. Biết cách sử dụng công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo, thì hoạt động của tòa soạn sẽ hiệu quả hơn, tiết kiệm hơn. Ngược lại, sử dụng AI không đúng lúc, đúng khâu trong quy trình sản xuất có thể khiến độc giả mất niềm tin vì nội dung không chuẩn xác, gây tốn kém, chưa kể là có khả năng vi phạm các vấn đề về đạo đức hoặc về bảo vệ bản quyền.
+ Trong việc đổi mới, áp dụng công nghệ, ngoài tiềm lực tài chính thì quan trọng không kém là sự quyết tâm và nhận thức. “Key word” để các tòa soạn hóa giải vấn đề này liệu có phải là tâm thức chủ động, mạnh dạn thử nghiệm để tìm ra hướng đi phù hợp và sự quyết liệt đi đến tận cùng trong quyết tâm đổi mới hay không, thưa ông?
- Nhà báo Lê Quốc Minh: Chúng tôi đã khẳng định nhiều lần rằng chuyển đổi số không phải là chuyện đầu tư công nghệ, không phải chuyện kinh phí nhiều hay ít, mà quan trọng là thay đổi về tư duy, từ tư duy của người đứng đầu cho đến toàn bộ hệ thống. Có những tòa soạn trên thế giới còn chỉ định cả “đại sứ chuyển đổi số” để tinh thần của lãnh đạo lan tỏa đến mọi ngõ ngách, mọi phòng ban. Nhiều cơ quan báo chí địa phương ở Việt Nam có kinh phí hạn hẹp nhưng thời gian qua chuyển đổi số rất thành công, trong khi có những cơ quan với tiềm lực mạnh hơn thì lại dậm chân tại chỗ.
Chúng tôi nhìn thấy những lãnh đạo báo chí rất quyết liệt chỉ đạo, tăng cường đào tạo và giao lưu học hỏi các cơ quan khác, và họ thực sự tạo ra sự chuyển biến rõ rệt. Xin đơn cử một số ví dụ rất cụ thể của Báo Nghệ An, Báo Hải Dương, Báo Đăk Nông... Đặc biệt, chỉ trong một thời gian ngắn, Báo Đăk Nông đã có sự thăng tiến vượt bậc, nhiều tháng đứng đầu các cơ quan báo Đảng về lượng truy cập trên báo điện tử. Và xin khẳng định lại rằng chuyển đổi số là một quá trình lâu dài, theo từng chu kỳ. Không phải đầu tư xong một loại công nghệ, một số thiết bị là hoàn thành chuyển đổi số mà phải chuẩn bị cho một vòng chuyển đổi mới.
+ Liên quan tới việc phải không ngừng đổi mới để sáng tạo, ông từng cho rằng: bây giờ là thời buổi chấp nhận rủi ro để thử nghiệm. Ông có thể nói rõ hơn về khía cạnh “chấp nhận rủi ro”?
- Nhà báo Lê Quốc Minh: Trong các nghiên cứu về báo chí hiện đại thì chúng tôi thấy có một điểm mà các cơ quan báo chí nước ngoài đang chú trọng là “tư duy sản phẩm.” Một số nhà nghiên cứu thậm chí nhấn mạnh rằng “tư duy sản phẩm” là yếu tố sống còn cho báo chí trong kỷ nguyên số.
Rất nhiều cơ quan báo chí bị cuốn vào guồng quay hằng ngày, hàng tuần, hằng tháng. Họ vẫn ra những số báo in như thế, những chương trình phát thanh - truyền hình như thế, vẫn cập nhật hằng trăm tin bài trên báo điện tử mỗi ngày. Nhưng không có sự khác biệt, không có bản sắc rõ rệt, vì thế khó cạnh tranh giữa một rừng thông tin trên Internet và mạng xã hội. Nhưng nếu không thoát được “vùng an toàn” của mỗi đơn vị, mỗi cá nhân thì không thể nào có đột phá. Mà không phải ý tưởng sáng tạo nào cũng mang lại kết quả như mong muốn, vậy nên phải có chút mạo hiểm, phải chấp nhận rủi ro, thậm chí chấp nhận có thể mắc sai lầm. Quan trọng là biết rút ra kinh nghiệm từ những sai lầm mắc phải. Người ta nói rằng thành công là quan trọng, nhưng sai lầm cũng mang lại những bài học tốt.
Trong cuộc sống, trong thương trường, những gì tốt đẹp, hay ho thì chắc chắn đã có người làm rồi, thậm chí nhiều người tranh đua để hưởng miếng bánh ngon, những thứ màu mỡ. Nhưng nếu mạnh dạn khai phá những vùng đất mới, đến những nơi chưa ai đặt chân tới, thì có thể tìm thấy những thứ quý giá. Trong báo chí cũng vậy, người dùng mong muốn trải nghiệm những thứ khác biệt, có bản sắc chứ không phải loại nội dung mà họ có thể đọc được bất kỳ đâu hoặc những thứ họ đã quá quen thuộc.
+ Nói tới câu chuyện đổi mới và mạnh dạn thử nghiệm, tôi lại nhớ tới hiện tượng hiếm gặp trong làng báo Việt Nam những năm qua: số Báo Nhân Dân đặc biệt bản in ngày 7/5/2024 đã tạo ra “cơn sốt” trên khắp các diễn đàn mạng xã hội, được độc giả, đặc biệt là độc giả Gen Z săn lùng ráo riết để rồi hàng nghìn bản phụ san tái hiện toàn cảnh “Chiến dịch Điện Biên Phủ” áp dụng công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR) buộc phải được in thêm. Thành công bất ngờ này cho thấy báo giấy không phải không còn sức thu hút mà bởi cách tuyên truyền hiện chưa đủ sức hấp dẫn, sự đổi mới “chưa tới”. Như vậy, rõ ràng, Báo chí Cách mạng muốn giữ vững vị thế, phải tiếp tục đổi mới, từ cách thức thông tin, cách viết tới mô hình quản lý tòa soạn, số hóa báo chí... phải vậy không, thưa ông?
- Nhà báo Lê Quốc Minh: Chúng ta nói nhiều đến đổi mới sáng tạo trong báo chí nhưng cần thừa nhận một cách chân thành với nhau rằng có rất ít đổi mới sáng tạo mang tính đột phá trong Báo chí Việt Nam.
Nhiều cơ quan báo chí mới chỉ nỗ lực cải tiến, cải thiện những gì họ đang làm chứ chưa có nhiều sản phẩm mới theo phương châm “đổi mới sáng tạo mang tính phá hủy” (distruptive innovation) của báo chí thế giới. Chẳng có sự đổi mới nào là dễ cả, và đổi mới sáng tạo thì không bó hẹp ở bất kỳ lĩnh vực nào. Chúng ta đang ở trong kỷ nguyên số, nên nói đến đổi mới sáng tạo thì đa số sẽ nghĩ đến các sản phẩm digital. Điều này cũng là dễ hiểu. Nhưng kết hợp digital với nền tảng truyền thống như báo in thì không nhiều người nghĩ tới.
Thực ra với báo chí thế giới thì ngay cả báo in cũng rất sáng tạo, nhất là trong lĩnh vực quảng cáo trên báo in. Trong cuốn “Đổi mới sáng tạo trong báo chí – Báo cáo toàn cầu” mà chúng tôi biên dịch thường niên, luôn có phần dành cho báo in, và ở đó chúng ta thấy rất nhiều ví dụ vô cùng thú vị. Cũng từ một sáng tạo trong cuốn báo cáo năm 2023 của báo Bild mà Báo Nhân Dân tạo ra bức tranh panorama với độ dài kỷ lục 3,21m. Nhân kỷ niệm 50 năm Tháp truyền hình Berlin, tờ báo của Đức in bức hình dài tới 2,35m. Thấy ý tưởng này rất hay, chúng tôi bèn quyết định in bức tranh ở Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ trên số báo ra ngày 7/5.
Nhưng Báo Nhân Dân còn đi xa hơn ý tưởng của báo Bild khi tích hợp QR Code để người dùng có thể đọc thông tin mở rộng và thiết kế ứng dụng mobile để biến những hình ảnh tĩnh thành hình ảnh động. Chưa hết, chúng tôi còn làm bức tranh panorama khổ lớn và dựng thành triển lãm ngay cạnh gốc đa tại tòa soạn Báo Nhân Dân ở cạnh Hồ Gươm và một triển lãm tương tự tại Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ. Chỉ trong 1 tuần đã có khoảng 30.000 người đến tham quan ở 2 địa điểm. Còn bức tranh trên báo in thì đã tạo ra cơn sốt chưa từng thấy, nhiều bạn trẻ đăng lên mạng xã hội và có hàng triệu lượt xem, bình luận. Sau lượt đầu tiên in khoảng 185.000 bản, chúng tôi đã huy động kinh phí xã hội hóa để in thêm 100.000 bản và tặng miễn phí trên toàn quốc.
Hình ảnh người dân, đặc biệt là các bạn trẻ xếp hàng dài để nhận bức tranh cho thấy rằng một tờ báo in chính thống và truyền thống như Báo Nhân Dân vẫn có thể tạo ra sức hút với người trẻ, một vấn đề lịch sử tưởng chừng khô khan nhưng nếu có cách thể hiện sáng tạo thì vẫn có thể được xã hội quan tâm và đón nhận.
+ Yêu cầu tăng cường sức cạnh tranh thông tin, sức hấp dẫn của Báo chí Cách mạng càng trở nên cấp thiết khi nền báo chí nước ta tròn 100 năm tuổi. Chất cách mạng trong các cơ quan báo chí, nếu chúng ta không giữ thì sẽ mất dần. Hơn thế, việc thực hiện cho được sứ mệnh của Báo chí Cách mạng Việt Nam, như ông từng nhấn mạnh, không chỉ là câu chuyện sống còn của riêng cơ quan báo chí mà còn là việc đưa được tiếng nói của Đảng, Nhà nước một cách chính xác, công bằng, cân bằng đến mọi người dân trong nước và thế giới. Báo chí Việt Nam sẽ gìn giữ và phát huy chất cách mạng đó bằng cách nào thưa ông?
- Nhà báo Lê Quốc Minh: Chất cách mạng mà để mất thì còn gọi gì là Báo chí Cách mạng Việt Nam. Xin khẳng định lại rằng sứ mệnh của Báo chí Cách mạng Việt Nam chưa hề và sẽ không hề thay đổi: đó là phụng sự Tổ quốc, phụng sự Nhân dân, là tuyên truyền hiệu quả đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, là diễn đàn của Nhân dân, là cung cấp thông tin hữu ích và tri thức cho người dân.
Cách làm báo có thể thay đổi, công nghệ làm báo có thể thay đổi, hình thức thể hiện cũng có thể thay đổi, nhưng sứ mệnh của Báo chí Việt Nam thì không bao giờ đổi thay. Nhưng rốt cục phải nói đến hiệu quả. Đường lối giữ vững, phẩm chất cách mạng được duy trì, nhưng thông tin không đến được với công chúng thì nghĩa là không hoàn thành nhiệm vụ.
Do vậy, chúng tôi khuyến nghị các cơ quan báo chí trong khi trau dồi tính Đảng, tính định hướng, kiên định với sứ mệnh của Báo chí Cách mạng thì cũng phải cập nhật cách thức làm báo hiện đại, tận dụng công nghệ tân tiến, liên tục đào tạo bồi dưỡng các kỹ năng mới cho đội ngũ của mình, đổi mới sáng tạo liên tục để thu hút người dùng mới và giữ chân những độc giả, khán thính giả đang đến với mình, tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, cách thức hoạt động chuyên nghiệp và luôn lấy người dùng làm trung tâm. Báo chí Cách mạng thì từ người lãnh đạo đến đội ngũ nhân viên cũng phải có tư duy cách mạng, không ngừng tiến bước.
+ Xin trân trọng cảm ơn ông!
(CLO) Chiều ngày 22/11, Hội Nhà báo tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức Hội thảo nghiệp vụ báo chí “Nâng cao chất lượng thông tin thời sự trên báo chí địa phương”.
(CLO) Chiều ngày 22/11, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về Hội và nâng cao chất lượng tham mưu trong công tác văn phòng của Hội Nhà báo khu vực phía Bắc.
(CLO) Chương trình được giảng dạy bởi các nhà báo giàu kinh nghiệm cũng như chuyên gia từ Google, nhằm trang bị cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên kỹ năng báo chí kỹ thuật số để sử dụng hiệu quả trong công việc.
(CLO) Ngày 22/11, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị Báo chí chất lượng cao trong bối cảnh chuyển đổi số đáp ứng yêu cầu mới của Điều lệ Giải báo chí quốc gia và tuyên truyền nhiệm vụ phát triển bền vững khu vực phía Bắc.
(CLO) Chiều 21/11, tại Hà Nội, đoàn công tác Ban Kiểm tra - Hội Nhà báo Việt Nam do ông Nguyễn Mạnh Tuấn làm trưởng đoàn đã có buổi kiểm tra, giám sát việc thực hiện điều lệ tại Chi hội Tạp chí Mặt trận.
(CLO) Ngày 21/11, tại Tòa nhà Hội Nhà báo Việt Nam (Hà Nội) đã diễn ra buổi Họp báo và công bố vòng chung kết Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup lần thứ 8 năm 2024.