Báo chí Cách mạng và giá trị cốt lõi trên không gian số
Tính nhân văn, chính xác, khách quan là giá trị cốt lõi và là lý do tồn tại của báo chí. Một nền báo chí nhân văn sẽ có sức mạnh bảo vệ giá trị tốt đẹp, lợi ích tối cao, thiết thực của đất nước và nhân dân.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã đưa ra định hướng, quan điểm rõ ràng cho báo chí, đó là: “Xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”. “Nhân văn” hiểu một cách trực diện, đơn giản là việc báo chí kể những câu chuyện ý nghĩa, truyền cảm hứng, thổi bùng những giá trị tốt đẹp, hoặc tinh tế hơn, là mang đến cho mỗi câu chuyện buồn vui trong cuộc sống một góc nhìn nhân văn, đồng cảm, hướng thiện, giúp hóa giải bế tắc để tiếp tục sống tốt hơn.
Gần một trăm năm qua, Báo chí Cách mạng Việt Nam giữ vững vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần của dân tộc, đóng góp một phần không nhỏ vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Trong mọi thời điểm, báo chí cách mạng luôn là công cụ hữu hiệu để giải quyết những vấn đề gai góc của thời đại đặt ra. Chính vì lẽ đó mà nhiều nhà lãnh đạo cấp cao như Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh, Xuân Thủy, Trần Huy Liệu, Nguyễn Thị Bình, Lê Quang Đạo, Phan Anh, Nguyễn Thành Lê… là những cây bút lớn. Họ đều coi báo chí là thứ vũ khí “có sức mạnh hơn mười vạn quân”. Họ “dùng ngòi bút làm đòn xoay chế độ/mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền”, thúc đẩy phong trào đấu tranh cách mạng, làm nên những kỳ tích Điện Biên Phủ, mùa xuân 1975 cũng như công cuộc đổi mới hôm nay…
Cho đến nay Báo chí Cách mạng Việt Nam đã có một đội ngũ vô cùng hùng hậu. Ở bất cứ thời điểm nào, báo chí luôn là ngọn cờ tiên phong của cách mạng, không khoan nhượng với cái ác, hàng ngày, hàng giờ đấu tranh với mọi thói hư tật xấu, mọi âm mưu thủ đoạn xâm lược của kẻ thù từ bên ngoài; tổ chức và phát động các phong trào cách mạng của quần chúng Nhân dân; đấu tranh bảo vệ vững chắc đất đai của Tổ quốc; bảo vệ chủ quyền, biển đảo thiêng liêng; chống tham ô, tham nhũng góp phần ổn định chính trị, thúc đẩy tiến bộ xã hội, đổi mới mạnh mẽ công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế đất nước.
Phát biểu tại Diễn đàn Báo chí Toàn quốc 2024, đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ TT&TT, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đã khẳng định: Báo chí muốn phát triển thì cần không gian mới, cần lực lượng sản xuất mới, cần nguồn lực sản xuất mới, cần yếu tố sản xuất mới và cần động lực mới. Không gian mới là không gian số. Lực lượng sản xuất mới là công nghệ số. Nguồn lực sản xuất mới là nhân lực số. Yếu tố sản xuất mới là dữ liệu số. Động lực mới là đổi mới sáng tạo số. Bởi vậy, đầu tư vào công nghệ số, nhân lực số, dữ liệu số và đổi mới sáng tạo số sẽ là đầu tư vì tương lai của báo chí.
Những khó khăn và những vấn đề của báo chí gần đây không làm giảm đi vai trò của báo chí, như một số người nghĩ như vậy, mà chỉ nói nên một điều là báo chí cần phải đổi mới. Không thay đổi thì sẽ bị thay thế. Công nghệ số, Internet và truyền thông xã hội là những cú huých mạnh mẽ để đổi mới báo chí.
Việt Nam có hơn 800 cơ quan thông tấn báo chí, cơ quan truyền thông với hơn 1 triệu thông tin được phát tán lên mạng mỗi ngày. Hiện nay, không chỉ ở Việt Nam mà tại nhiều quốc gia, doanh thu quảng cáo đang chảy vào các nền tảng xuyên biên giới… đặt ra bài toán cần chuyển đổi số trong hoạt động báo chí. Ở Việt Nam, câu chuyện chuyển đổi số báo chí đã được quan tâm thúc đẩy. Tháng 4/2023, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.
Đây là cơ sở, tiền đề thể hiện sự cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong hỗ trợ các cơ quan báo chí trong cuộc chuyển đổi hết sức quan trọng từ không gian thực lên không gian số. Gần 2 thập kỷ qua, đã có nhiều dự báo về sự cáo chung của báo giấy và các nền tảng báo chí truyền thống. Dự báo này ngày càng đến gần, hay nói chính xác hơn, đang rất hiện thực. Một khi độc giả ngày càng xa rời các nền tảng báo chí truyền thống, thì chuyển đổi số là điều bắt buộc đối với các cơ quan báo chí nếu muốn tồn tại. Thực tế cho đến nay độc giả đã chuyển sang các nền tảng mới, còn các cơ quan báo chí đang phải tìm giải pháp để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của độc giả. Nếu làm được, tức thu hút được bạn đọc trên các nền tảng mới, báo chí sẽ tồn tại để có thể phát triển, thậm chí phát triển mạnh mẽ, tạo nên một nền báo chí số đa phương tiện rất hấp dẫn.
Thực tế chỉ vài năm gần đây, báo chí đã khác biệt so với hàng trăm năm trước và sẽ còn tiếp tục thay đổi triệt để về nội dung, cách chuyển tải. Do đó, các cơ quan báo chí phải chuyển đổi số mạnh mẽ và hiệu quả trên nền tảng báo chí số, đa phương tiện. Chỉ có làm tốt công tác chuyển đổi số thì mới có những sản phẩm báo chí hiện đại, giúp thu hẹp được khoảng cách giữa báo lớn và báo nhỏ mà khi còn là báo giấy không thể làm được.
Mục tiêu cơ bản của chiến lược chuyển đổi số báo chí là phát triển hệ thống báo chí Việt Nam theo hướng đa nền tảng, đa phương tiện, đa dịch vụ, đóng vai trò quan trọng trong định hướng thông tin, định hướng dư luận, phát triển sản phẩm báo chí số, thay đổi cách thức sản xuất nội dung số, truyền thông số, nâng cao chất lượng trải nghiệm của độc giả… Mục đích là để người dân, tổ chức, doanh nghiệp tiếp cận thông tin trong môi trường số theo nhu cầu cá thể hóa ở mọi lúc, mọi nơi, không hạn chế về mặt thời gian, không gian, khoảng cách. Nói một cách khái quát, phát triển thành một ngành kinh tế truyền thông số.
Mục tiêu cuối cùng của chuyển đổi là để phục vụ độc giả được tốt hơn, có nhiều độc giả hơn. Khi đó cơ quan báo chí sẽ làm tốt hơn chức năng thông tin, tuyên truyền của mình, đặc biệt sẽ làm tốt kinh tế báo chí. Nếu một tờ báo điện tử có hàng triệu người truy cập trong ngày; một thể loại báo đa phương tiện được bạn đọc tín nhiệm, đọc, nghe hàng ngày…, thì chất lượng quảng cáo trên trang này sẽ khác. Kinh tế báo chí có phát triển hay không là ở điều cốt tử này.
Hiện, Việt Nam có 128/138 cơ quan báo chí đã thực hiện loại hình báo điện tử, 168/170 tạp chí đã thực hiện tạp chí điện tử. Còn nhiều cơ quan báo chí của Việt Nam vẫn đang phân vân về việc chuyển đổi số, nhưng một số cơ quan đã chủ động chuyển đổi số báo chí.
Một số cơ quan báo chí của Việt Nam đã rất tích cực dẫn dắt, đi đầu trong chuyển đổi số báo chí bằng việc thay đổi cách thức thể hiện, tiếp cận độc giả, điển hình như: Vietnamplus, Báo điện tử Vnexpress, báo Tuổi Trẻ, Báo Thanh Niên. Với nhiều hình thức, sản phẩm báo chí sáng tạo như video 360 độ, newsgame… giúp cho độc giả có thêm nhiều trải nghiệm thông qua việc tự động hóa của trí tuệ nhân tạo AI để cá nhân hóa thông tin cho độc giả. Báo Tuổi Trẻ cũng là một trong 5 cơ quan báo chí đầu tiên của Việt Nam thực hiện thành công việc thu phí bạn đọc, tạo thêm nguồn thu chủ động cho tòa soạn.
Sự phát triển của công nghệ thông tin, nhất là sự phát triển của mạng xã hội đã đặt các nhà báo vào thế cạnh tranh thông tin theo tốc độ bão lốc. Mạng xã hội trở thành một nơi cung cấp nguồn tin ban đầu và không ít nhà báo đã “chết chìm” trong “biển thông tin” đó. Cũng chưa bao giờ, khái niệm “quyền lực thứ tư” của báo chí được nhắc đến nhiều như lúc này. Tất cả biến thành một mê cung khiến những nhà báo ngộ nhận, thiếu bản lĩnh, lạc bước trong hành trình tác nghiệp. Và vì vậy, đây là thời điểm đòi hỏi mỗi nhà báo, người tác nghiệp báo chí ở Việt Nam phải nhận thức đúng đắn, đầy đủ vị trí, vai trò của mình trong xã hội.
Báo chí cũng là lĩnh vực, ngành nghề; nhà báo cũng là người lao động, do đó phải chấp hành Luật Báo chí cùng những quy định khác của pháp luật khi hành nghề. Thượng tôn pháp luật là cách tốt nhất để các nhà báo thực hiện quyền tự do sáng tạo của mình. Ở nước ta không còn “vùng cấm” trong báo chí nhưng nhà báo không được phép sống “hai mặt”, nghĩa là những gì nhà báo viết trên trang báo phải thống nhất với nhận thức, suy nghĩ, tình cảm mà nhà báo bộc lộ trên mạng xã hội hay các kênh truyền thông đại chúng khác.
Hành trình “buộc mình đổi mới” của báo chí Việt Nam sẽ còn dài, sẽ còn không ít những thách thức, trở ngại phía trước. Và trong vòng xoáy thay đổi liên tục đó, vẫn có những giá trị bất biến đối với các cơ quan báo chí. Đòi hỏi về một nền báo chí chất lượng cao chưa bao giờ được đặt ra bức thiết như hiện nay mà ở đó, phóng viên, toà soạn đóng vai trò trung tâm, quyết định để gây dựng lòng tin cho công chúng, bạn đọc.
Không có vinh quang và hạnh phúc nào bằng khi chúng ta làm được một việc tốt, có ý nghĩa thông qua các bài báo của mình. Nó quan trọng hơn nhiều các giải thưởng báo chí mà ta gặt hái được. Mang đến niềm tin cho một cuộc đời bất hạnh, tìm được công lý cho một người oan khuất, tạo ra một sự thay đổi có ích trong một lĩnh vực nào đó hay đơn thuần chỉ là gợi nên một cảm xúc thẩm mỹ và nhân văn, giúp con người bớt u ám và thêm một chút lạc quan về cuộc sống... đó là sứ mệnh cao cả nhất của các bài báo. Chính xác, công bằng và khách quan, suy cho cùng, cũng từ lương tâm của người làm báo. Tâm sáng thì được độc giả tin yêu và lòng tin cùng sự hợp tác của bạn đọc sẽ gia cường sức mạnh cho báo chí.
Báo chí Việt Nam cần kể nhiều câu chuyện, tấm gương truyền năng lượng, cảm hứng tích cực cho người dân và cho doanh nghiệp. Kể chuyện nhiều hơn, phân tích nhiều hơn, với một tâm hồn cảm thông, chia sẻ và một cái đầu bình tĩnh, sáng suốt. Từng cơ quan, từng lãnh đạo báo, đài, từng người làm báo không được xem nhẹ, “tầm thường hóa” vai trò, chức năng, trách nhiệm lan tỏa gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến. Truyền thông về người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến là một sứ mệnh lớn lao của báo chí. Đất nước ta có vô vàn người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến, nhưng đa phần trong số đó chỉ được biết đến trong một nhóm người, một cộng đồng nhỏ. Khi được báo chí phát hiện, khích lệ, tôn vinh, những tấm gương cao quý đó có cơ hội được tỏa sáng, nhân rộng, truyền cảm hứng và động lực.
Báo chí đã đồng hành cùng đất nước trong những lúc khó khăn nhất, đóng góp to lớn sau gần 3 năm phòng, chống dịch và hồi phục nền kinh tế. Chúng ta cần phát huy vai trò mạnh mẽ hơn nữa, trách nhiệm hơn nữa, đóng góp nhiều hơn nữa vào quá trình phục hồi nhanh và phát triển bền vững. Báo chí cần cổ vũ tinh thần tự lực, tự cường, chủ động, sáng tạo, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với tích cực, chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả, hiện thực hóa khát vọng phồn vinh, hạnh phúc. Báo chí phải phát huy mạnh mẽ vai trò làm chủ của Nhân dân, để người dân thực sự là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu và là động lực phát triển.
Nhà thơ - nhà báo Trần Đăng Khoa đã từng nhận xét: “Chỉ một bước, tác giả đã đến thẳng với bạn đọc thế giới… Bây giờ thì ở đâu cũng là “chân trời” cả. Chân trời ngay dưới chân mình. Chỉ có điều, mình có đủ sức để mà bay hay không mà thôi!”.
(NB&CL) Với tổng chiều dài chính tuyến dự kiến khoảng 1.541km, tổng mức đầu tư khoảng 33 tỷ USD sở hữu quy mô chưa từng có tại Việt Nam, dự án Đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) trên trục Bắc – Nam được chính các doanh nghiệp Việt thừa nhận là “cơ hội trăm năm”. Tuy nhiên, để chớp được cơ hội này, lại là thách thức đòi hỏi doanh nghiệp Việt cần phải rất bền gan vững chí để vượt qua.
(NB&CL) Với nhiều cố gắng luật hóa các quy định cơ bản về nhà giáo, dự án Luật Nhà giáo dự kiến trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 này, đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ dư luận, được kỳ vọng sẽ khắc phục được những bất cập và kiến tạo hành lang pháp lý đột phá để phát triển đội ngũ nhà giáo trong thời gian tới. Theo các chuyên gia, nhà khoa học, nếu Luật Nhà giáo có chất lượng tốt, tính khả thi cao sẽ là động lực lớn để đưa sự nghiệp giáo dục Việt Nam lên tầm cao mới.
(NB&CL) Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo đang được các Đại biểu quan tâm bàn thảo trong chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Việc cơ quan quản lý đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo đem đến nhiều kỳ vọng, nhất là khi không ít quy định nhằm ngăn chặn quảng cáo sai sự thật trên không gian mạng đã được đề xuất. Trong đó, dư luận đặc biệt quan tâm tới 2 nội dung quy định về: quảng cáo trên không gian mạng; quyền cũng như nghĩa vụ của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo. Tuy nhiên, không ít ý kiến cho rằng, Dự thảo Luật (sửa đổi) còn một số quy định chưa thể giải quyết được thực tế vi phạm phát sinh hiện nay của hoạt động quảng cáo trên không gian mạng.
(NB&CL) Giai đoạn 2015-2021, biên chế trong đơn vị sự nghiệp công lập giảm hơn 236.000 người. Kết quả tinh giản biên chế tuy đạt mục tiêu song chưa thực sự hiệu quả. Việc tinh giản biên chế còn mang tính cơ học. Các chuyên gia cho rằng, sắp xếp, tinh giản bộ máy có vai trò quan trọng trong việc giảm sự tốn kém về tiền lương và tạo ra một hệ thống trả lương hiệu quả. Tranh luận tại nghị trường, nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng khó khăn về nguồn nhân lực hiện nay là hết sức to lớn, nên đột phá chính từ khâu này thì mới có thể gỡ được những điểm nghẽn đang cản trở sự phát triển của đất nước.
(NB&CL) Theo Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), Việt Nam là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Cho dù già hóa dân số là hệ quả tất yếu của việc mức sinh ngày càng thấp, tuổi thọ ngày càng cao, tuy nhiên, nếu không có ngay những chính sách thích ứng hiệu quả mang tầm quốc gia, thì những hệ luỵ của việc già hoá dân số là không thể lường hết được. Trên Diễn đàn Kỳ họp Quốc hội thứ 8, khoá XV vừa qua, đã có ý kiến về việc từ năm 2025 phải xây dựng khung chính sách quốc gia về phòng, chống già hóa dân số và điều chỉnh tỷ suất sinh thay thế, xem đây là vấn đề mang tính chất chiến lược.
(NB&CL) Temu là nền tảng bán lẻ trực tuyến xuyên biên giới của PDD Holdings (Trung Quốc), tập đoàn sở hữu trang thương mại điện tử Pinduoduo chuyên hàng giá rẻ. Nền tảng này ra mắt lần đầu tại Mỹ vào tháng 9/2022 và hiện bán hàng trực tiếp đến 82 quốc gia, vùng lãnh thổ. Nhiều đại biểu Quốc hội lo ngại tình trạng hàng hóa giá rẻ trên các sàn thương mại điện tử quốc tế như Temu sẽ tràn vào Việt Nam, gây ra tác động tiêu cực cho thị trường hàng hóa và ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Cơn lốc Temu đang phơi bày rõ thế khó trập trùng của hàng Việt, nhưng đây cũng là cơ hội để chúng ta nhìn nhận lại và tìm ra hướng đi mới cho sản xuất nội địa.