(CLO) Tiếng lóng và tiếng mạng, hai luồng ngôn ngữ đang len lỏi vào đời sống thường nhật, đặt ra câu hỏi về sự biến đổi của tiếng Việt. Tiếng lóng, 'kí sinh' trong các nhóm nhỏ, nhanh chóng thay đổi. Tiếng mạng, 'đứa con' của thời đại số, lan tỏa mạnh mẽ, đặc biệt trong giới trẻ. Liệu chúng đang làm giàu hay làm suy giảm sự trong sáng của ngôn ngữ quốc gia?
Suy giảm khả năng sử dụng ngôn ngữ chuẩn
Tiếng lóng, theo PGS. TS Phạm Văn Tình, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam học, là "những từ ngữ, cách nói trong một tầng lớp hay nhóm người sử dụng với nhau" để có thể 'qua mặt' những người không trong nhóm đó. "Nó chỉ tồn tại trong một phạm vi hẹp và nhanh chóng bị thay thế khi không còn phù hợp", ông Phạm Văn Tình chia sẻ.
PGS. TS Phạm Văn Tình, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam học.
Còn tiếng mạng, một sản phẩm của thời đại công nghệ số, phát sinh từ sự phát triển của các nền tảng giao tiếp trực tuyến. Những từ ngữ mượn từ ngôn ngữ nước ngoài như 'like', 'chat', 'online' đã trở nên quen thuộc. Thậm chí, ngôn ngữ mạng còn có các ký hiệu biểu trưng như icon, emoticon - được sử dụng để thay thế cho lời nói. “Tiếng mạng dễ dàng làm mất đi sự trong sáng và sự chuẩn mực của ngôn ngữ", ông Tình nhận định.
Thực tế cho thấy, với tốc độ phát triển chóng mặt của mạng xã hội và sự giao tiếp trực tuyến, tiếng lóng và tiếng mạng đang lan rộng ra ngoài giới hạn của các nhóm nhỏ, trở thành phần không thể thiếu trong giao tiếp hàng ngày, đặc biệt là trong giới trẻ.
Các cụm từ như 'tiền bối lắm lời' (bố mẹ), 'cây ATM di động' (bố mẹ), hay những cách nói như 'gà tóc nâu' (bạn gái), 'xe trâu' (bạn trai), đều được sử dụng phổ biến. Đặc biệt, xu hướng vay mượn từ ngữ nước ngoài và cách viết sáng tạo như 'no four go' (vô tư đi) hay 'like is afternoon' (thích thì chiều) càng khiến ngôn ngữ trở nên lạ lẫm.
Bên cạnh đó, không chỉ các từ ngữ, mà những thói quen dùng ngôn ngữ 'ngẫu hứng' này cũng đang dần xâm nhập vào đời sống học đường và công sở. Trong các cuộc trò chuyện không chính thức, những từ ngữ như vậy có thể tạo ra sự vui vẻ, thư giãn, nhưng khi đưa vào các cuộc giao tiếp nghiêm túc lại gây ảnh hưởng đến tính chính thống, sự trang trọng của ngôn ngữ. Điều này vô hình trung làm suy giảm khả năng sử dụng ngôn ngữ chuẩn mực, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ đang trong quá trình hình thành và phát triển ngôn ngữ.
Từ thực tế này, PGS. TS Phạm Văn Tình cho rằng, việc sử dụng tiếng lóng và tiếng mạng quá mức sẽ dẫn đến sự thay đổi về cách thức diễn đạt, gây mất đi sự chính xác và sự trang trọng cần có trong giao tiếp. “Nếu không kiểm soát được, các ngôn ngữ ‘ngoài luồng’ này sẽ lấn át ngôn ngữ chính thống, ảnh hưởng đến việc bảo tồn bản sắc ngôn ngữ quốc gia", ông nhấn mạnh.
Trách nhiệm tuyên truyền và nâng cao nhận thức cộng đồng
Trước những tác động tiêu cực của tiếng lóng và tiếng mạng, giáo dục ngôn ngữ trở thành một giải pháp thiết yếu để bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt. Theo ông Phạm Văn Tình, tiếng lóng và tiếng mạng chỉ nên được sử dụng trong những tình huống không chính thức, mang tính giải trí. Tuy nhiên, trong các tình huống giao tiếp chính thức, việc sử dụng ngôn ngữ chuẩn mực là cần thiết để bảo vệ giá trị văn hóa của ngôn ngữ.
“Chúng ta không thể ngăn cấm hoàn toàn tiếng lóng hay tiếng mạng, nhưng cần giúp giới trẻ nhận thức được rằng đó chỉ là ngôn ngữ nhất thời. Chúng không thể thay thế ngôn ngữ chính thống, và việc lạm dụng chúng sẽ dẫn đến sự thoái hóa trong việc sử dụng ngôn ngữ", ông chia sẻ.
''Tiếng mạng' được hình thành và sử dụng, cùng với sự du nhập ồ ạt của từ ngữ nước ngoài đang có nguy cơ lấn át ngôn ngữ chuẩn mực.
Các cơ quan giáo dục, gia đình và xã hội cần có trách nhiệm trong việc giáo dục ngôn ngữ cho thế hệ trẻ, giúp họ hiểu rõ sự khác biệt giữa ngôn ngữ chính thống và ngôn ngữ ngoài luồng'. Việc này sẽ giúp họ không chỉ nâng cao khả năng giao tiếp mà còn giúp bảo tồn bản sắc ngôn ngữ và văn hóa dân tộc trong thời đại công nghệ số.
Theo ông Tình, báo chí, với chức năng cung cấp thông tin, giáo dục và phản ánh các vấn đề xã hội, đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ sự trong sáng của ngôn ngữ. Trong xã hội hiện đại, báo chí không chỉ truyền tải thông tin mà còn giúp định hướng thói quen ngôn ngữ của cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ. Việc sử dụng ngôn ngữ chuẩn mực trong các bài viết, phóng sự, và các chương trình truyền thông là một cách quan trọng để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Các cơ quan báo chí cũng có trách nhiệm tuyên truyền và nâng cao nhận thức cộng đồng về sự ảnh hưởng của tiếng lóng và tiếng mạng. Các nhà báo, phóng viên và biên tập viên cần chú trọng vào việc sử dụng ngôn ngữ chính thống trong công việc hàng ngày, đồng thời, thông qua các bài viết, họ có thể phản ánh những tác động của việc sử dụng tiếng lóng và tiếng mạng, từ đó khuyến khích cộng đồng nâng cao ý thức bảo vệ và phát triển ngôn ngữ quốc gia.
"Ngoài ra, các cơ quan báo chí cũng có thể tổ chức các cuộc thi viết, các chiến dịch tuyên truyền về ngôn ngữ, khuyến khích người dân, đặc biệt là giới trẻ, sử dụng ngôn ngữ chuẩn mực trong giao tiếp hàng ngày. Họ cũng có thể phê phán và chỉ ra những tác hại của việc lạm dụng tiếng lóng và tiếng mạng thông qua các chương trình truyền hình, bài viết và các chiến dịch xã hội", PGS.TS Tình cho biết.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, việc bảo tồn sự trong sáng và chuẩn mực của tiếng Việt trở thành một thách thức lớn. Cần có sự chung tay của các nhà ngôn ngữ học, nhà giáo dục, các phương tiện truyền thông để tìm ra giải pháp dung hòa giữa việc giữ gìn bản sắc văn hóa và sự thích ứng với những biến đổi ngôn ngữ tất yếu.
"Chỉ khi đó, tiếng Việt mới có thể tiếp tục phát triển mạnh mẽ, đồng thời giữ vững vị thế là một ngôn ngữ giàu đẹp, giàu bản sắc", ông Tình nhấn mạnh.
(CLO) Ngày 31/3, thông tin từ UBND huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) cho biết, vừa ban hành quyết định xử phạt hành chính đối với ông Trần Duy Hưng (trú tại xã Điền Mỹ) vì hành vi phá rừng trái pháp luật. Số tiền phạt được ấn định là 37,5 triệu đồng, kèm theo yêu cầu khắc phục hậu quả.
(CLO) Nhằm thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị, tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Quảng Bình đã quyết định hợp nhất Báo tỉnh và Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh. Đây là bước đi quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động báo chí, tối ưu nguồn lực và hiện đại hóa công tác truyền thông tại địa phương.
(CLO) Ngay sau phản ánh của báo Nhà báo và Công luận, Hạt Kiểm lâm Thạch Thành đã chỉ đạo các bộ phận chuyên môn, phối hợp với chính quyền địa phương xác minh, xác định đối tượng có hành vi khai thác rừng trái phép.
(CLO) Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh An Giang cho biết, đang tạm giữ hình sự đối tượng Hồ Trần Minh Có (SN:1995, trú tại khóm Vĩnh Phú, thị trấn Vĩnh Thạnh Trung, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) để tiếp tục điều tra về hành vi “Giết người”.
(CLO) Chiều 31/3, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ ra mắt Liên Chi hội Quảng cáo và Nội dung số Việt Nam (VDAA). Sự kiện đánh dấu một cột mốc quan trọng trong sự phát triển của ngành quảng cáo và nội dung số tại Việt Nam.
(CLO) Chiều 31/3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đã chủ trì cuộc làm việc trực tiếp kết hợp trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương về tình hình, kết quả thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia: Xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
(CLO) Theo quy định mới của Chính phủ, từ 31/3/2025, giảm thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng ô tô mã HS 8703.23.63 và 8703.23.57 từ 64% xuống 50% và mặt hàng ô tô mã HS 8703.24.51 từ 45% xuống 32%.
(CLO) Những phụ phẩm từ cây trồng tưởng chừng như bỏ đi, nhưng qua bàn tay của những người yêu thiên nhiên thì một lần nữa nguyên vật liệu ấy được "tái sinh" và mang lại giá trị kinh tế cao.
(CLO) Kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng chiến thắng (3,4/4/1965 - 3,4/4/2025), ngày 31/3, TP Thanh Hóa đã tổ chức lễ khánh thành khu tưởng niệm các giáo viên và học sinh đã hy sinh tại công trường đê Nam sông Mã ngày 14/6/1972, thuộc phường Nam Ngạn.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn, ngày 1/4, Nam Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa vừa, mưa to, cảnh báo ngập úng tại các vùng trũng, thấp. Khu vực Bắc Bộ trời tiếp tục rét với nhiệt độ thấp nhất phổ biến 13-16 độ.
(CLO) Chiều 31/3, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Nam tổ chức hội nghị công bố quyết định về hợp nhất Báo Hà Nam và Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh và công tác cán bộ.
(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định đã ban hành Văn bản số 569/SGDĐT-QLCLGD gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố; các đơn vị trực thuộc Sở; các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên thông báo về thời gian thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2025 - 2026.
(CLO) Ngày 31/3, Lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei tuyên bố Mỹ sẽ phải hứng chịu một đòn đáp trả mạnh mẽ nếu thực hiện lời đe dọa ném bom Iran mà Tổng thống Donald Trump đưa ra.
(CLO) Chiều 31/3, Thanh tra Chính phủ tổ chức công bố kết luận thanh tra Dự án đầu tư xây dựng mới cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Dự án đầu tư xây dựng mới cơ sở 2 của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Đáng chú ý, Thanh tra Chính phủ chuyển hồ sơ dự án Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2 sang Bộ Công an.
(CLO) Gần đây, Bộ Tài chính nhận được thông tin phản ánh trang facebook có tên “Tiếp nhận Xử lý Thu hồi và Hoàn Trả Vốn Treo” sử dụng hình ảnh và thông tin của Bộ Tài chính, tự nhận là đại diện Bộ Tài chính “thu hồi tiền” cho các nạn nhân bị lừa đảo qua mạng.
(CLO) Nhằm thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị, tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Quảng Bình đã quyết định hợp nhất Báo tỉnh và Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh. Đây là bước đi quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động báo chí, tối ưu nguồn lực và hiện đại hóa công tác truyền thông tại địa phương.
(CLO) Chiều 31/3, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ ra mắt Liên Chi hội Quảng cáo và Nội dung số Việt Nam (VDAA). Sự kiện đánh dấu một cột mốc quan trọng trong sự phát triển của ngành quảng cáo và nội dung số tại Việt Nam.
(CLO) Đây là giải thưởng thường niên do Tạp chí Heritage của Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) tổ chức, với sự đồng hành của Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam.
(CLO) Ngày 31/3, Báo Hànộimới đã tổ chức Hội nghị cán bộ, viên chức, người lao động (CBVCNLĐ) năm 2025. Hội nghị diễn ra trong bối cảnh Báo Hànộimới đang thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo hướng nâng cao hiệu lực, hiệu quả theo chỉ đạo của Trung ương và thành phố.
(CLO) Ngày 31/3, Đài Phát thanh - Truyền hình (PTTH) Đà Nẵng long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm ngày phát sóng chương trình đầu tiên (31/3/1975 - 31/3/2025). Sự kiện này đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của cơ quan truyền thông hàng đầu thành phố.
(CLO) Những người có sức ảnh hưởng đang biến mạng xã hội thành những sân khấu phơi bày đời tư. Giới trẻ, thay vì thụ động theo dõi, đang tích cực tham gia vào những cuộc điều tra, phán xét mà không biết nhận thức và sức khỏe tinh thần đang bị bào mòn, trong khi các nền tảng mạng xã hội dường như 'vô can' trước làn sóng độc hại này.
(CLO) Không chỉ tuyên truyền phổ biến các chính sách pháp luật về môi trường, các cơ quan báo chí còn phản ánh trực diện vấn đề môi trường nhìn từ thực tế đời sống. Qua đó nắm bắt các ý kiến của người dân, chính quyền địa phương phản hồi cho cơ quan quản lý để thực hiện tốt hơn các quy định pháp luật.
(CLO) Ngày 30/3, tại TP. Hải Phòng, chương trình 'Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển' do báo Pháp luật TP. Hồ Chí Minh tổ chức đã diễn ra, mang theo những món quà thiết thực dành cho người dân vùng biển.
(CLO) Chiều 29/3, nằm trong chuỗi hoạt động Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài báo Tiền Phong lần thứ 66 - năm 2025 (Tiền Phong Marathon 2025), Ban tổ chức đã thực hiện Lễ khởi công xây dựng 10 căn nhà nhân ái tặng cựu thanh niên xung phong (TNXP) và hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
(CLO) Ngày 29/3, Báo Sài Gòn Giải Phóng (SGGP) phối hợp với các nhà tài trợ trao học bổng cho học sinh khó khăn và bàn giao công trình bổ sung cho Trường THCS Bình Khánh (huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre).