Thắng Thái Lan, đội tuyển futsal nữ Việt Nam vô địch Giải futsal nữ Đông Nam Á
(CLO) Tối ngày 21/11, đội tuyển futsal nữ Việt Nam đánh bại tuyển futsal nữ Thái Lan với tỉ số 2-1 để lên ngôi vô địch giải futsal nữ Đông Nam Á 2024.
Theo dõi báo trên:
Khi được biết thông tin, vào đầu năm 2024, Hội Nhà báo Việt Nam đã phối hợp với UBND huyện Đại Từ tổ chức Lễ khởi công công trình tu bổ, tôn tạo Di tích lịch sử địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng, tôi đã rất vui mừng, phấn khởi. Đến hôm nay, hiện hữu một Di tích lịch sử Quốc gia Huỳnh Thúc Kháng với một công trình đẹp đẽ, thực sự khiến tôi - một người gắn bó cả đời với nghề báo xúc động vô cùng.
Nhận được giấy mời của Bảo tàng Báo chí Việt Nam, tôi gác lại các công việc, vội vã từ Bà Rịa - Vũng Tàu xa xôi trở về Thái Nguyên để chứng kiến khoảnh khắc lịch sử quan trọng này. Lòng tôi lại bồi hồi lật giở từng trang lịch sử, trong hoàn cảnh kháng chiến, Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng chỉ tổ chức được duy nhất một khóa học ngắn hạn. Học viên không đông, gồm hơn 40 người, là cán bộ chính trị, quân sự, báo chí của cả nước gửi về nhưng 30 giảng viên tham gia giảng dạy đều là những đồng chí lãnh đạo giàu kinh nghiệm chính trị và phong phú lý luận, thực tiễn, là những nhà hoạt động văn hóa văn nghệ có tên tuổi gồm các đồng chí: Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Quốc Việt, Trần Huy Liệu, Lê Quang Đạo, Tố Hữu, Nguyễn Thành Lê, Quang Đạm, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Huy Tưởng, Xuân Diệu, Nam Cao, Thế Lữ, Nguyễn Tuân…
Rồi từ mái trường mái nứa tranh tre giữa đại ngàn Việt Bắc này, các học viên của trường đã tỏa về muôn nẻo, có mặt ở những chiến trường ác liệt nhất, những mặt trận nóng bỏng và phức tạp nhất như các nhà báo Thép Mới, Chính Yên, Trần Kiên (Báo Nhân Dân); Mai Thanh Hải, Mai Hồ (Báo Cứu Quốc) hay đạo diễn Bành Bảo, nhà văn Hữu Mai, nhà thơ Hải Như, nhà thơ Từ Bích Hoàng (Việt Phương)…
Điều ấn tượng là, lớp học này luôn được sự quan tâm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bác đã 2 lần liền gửi thư đến lớp động viên, căn dặn các học viên. Ngày 6/7/1949, Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng làm Lễ bế mạc, Chủ tịch Hồ Chí Minh bận công việc đã gửi thư biểu dương và dặn dò nhiều bài học quý. Những dặn dò của Người với các học viên Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng qua 2 lá thư đề ngày 9/6/1949 và 6/7/1949 đã trở thành cẩm nang cho người làm báo cách mạng, là giáo trình của mọi giáo trình cho đến ngày nay...
Buổi lễ khánh thành, bàn giao công trình tu bổ, tôn tạo Di tích quốc gia Địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng hôm nay chính là sự kiện chính trị quan trọng, góp phần đưa Di tích quốc gia Địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng trở thành “địa chỉ đỏ” ý nghĩa trong toàn bộ hệ thống di tích lịch sử cách mạng về Chủ tịch Hồ Chí Minh, về Trung ương, Chính phủ, chiến khu Việt Bắc và nền báo chí cách mạng Việt Nam. Và với chúng tôi, chúng ta, các thế hệ mai sau đã có một nơi thân thương để trở về, một ngôi nhà kí ức đúng nghĩa để luôn tri ân, gìn giữ và noi theo.
Thế là nguyện vọng xác lập Di tích lịch sử Quốc gia Địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng tại nơi cách đây 75 năm đã tổ chức lớp dạy làm báo đầu tiên của báo chí cách mạng Việt Nam không chỉ của những cựu học viên Trường dạy làm báo độc đáo này, mà của cả giới báo chí, đã được thực hiện.
Cách đây hơn chục năm, khi còn giữ chức vụ tại Hội Nhà báo Việt Nam, tôi đã gặp và nói chuyện với bà Lý Thị Trung, nguyên Tổng Biên tập Báo Phụ nữ Việt Nam, là một trong ba nữ nhà báo trong số những học viên của Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng. Bà nói với tôi nguyện vọng chung của các cựu học viên về việc dựng bia kỷ niệm địa điểm của Trường tại xóm Bờ Rạ, xã Tân Thái, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Qua tìm hiểu, cả bà và tôi đều được biết phần lớn xóm Bờ Rạ ngày nào đã nằm dưới lòng Hồ Núi Cốc vì mục tiêu phát triển của tỉnh Thái Nguyên giàu truyền thống cách mạng. Vì ý nghĩa lịch sử của sự kiện, năm 2019, Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng được cấp Bằng xếp hạng Di tích lịch sử Quốc gia. Di tích do vậy được các cơ quan chức năng quyết định cho tôn tạo trên phần còn lại sát Hồ Núi Cốc thơ mộng.
Cùng với thời gian trôi nhanh, lớp người tham gia lớp học đầu tiên và duy nhất của Trường 75 năm về trước nghe nói nay chỉ còn hai - bà Lý Thị Trung năm nay 96 tuổi và ông Phạm Viết Thiệu ở tuổi 101. Nhờ nỗ lực vượt thời gian của Hội Nhà báo Việt Nam và tỉnh Thái Nguyên, công trình tu bổ, tôn tạo Di tích lịch sử Quốc gia Địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng được khánh thành nhân dịp 79 năm Cách mạng tháng 8, Quốc khánh 2/9 và đặc biệt hướng tới Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), 75 năm Ngày thành lập Hội Nhà báo Việt Nam (21/4/1950 - 21/4/2025). Một sự kiện rất có ý nghĩa, không thể vui hơn đối với các thế hệ người làm báo cách mạng.
Trường dạy làm báo được Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và chỉ đạo tổ chức thực hiện chỉ 4 năm sau Cách mạng tháng 8 thành công giữa ngổn ngang những việc đại sự cho thấy tầm nhìn và sự quan tâm đặc biệt của người đứng đầu chính quyền cách mạng. Người đã chỉ đạo xây dựng một cơ sở đào tạo các nhà báo “vừa hồng vừa chuyên” phục vụ kháng chiến và phục vụ sự nghiệp cách mạng lâu dài. Ngay việc Chủ tịch Hồ Chí Minh lấy tên cụ Huỳnh Thúc Kháng đặt cho Trường cũng rất ý nghĩa, cho thấy ý tưởng của Người muốn đào tạo ra những người làm báo giỏi chuyên môn, có những phẩm chất cao đẹp, yêu nước, thương dân, đạo đức sáng trong, hiểu sâu biết rộng như cụ Huỳnh Thúc Kháng, một người được Chủ tịch Hồ Chí Minh tin dùng…
Theo những tư liệu còn lưu giữ, 30 giảng viên của Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng thời đó đều là những nhà cách mạng trung kiên, những nhà văn hóa, nhà báo “cây đa, cây đề”, giàu kinh nghiệm chính trị, phong phú về lý luận và thực tiễn như đồng chí Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Quốc Việt, Tố Hữu, Nguyễn Thành Lê, Quang Đạm, Nguyễn Đình Thi… Họ đã truyền lại cho các học viên không chỉ nghề báo thực hành, mà cả lý luận cách mạng và đạo đức nghề nghiệp. Với tất cả những sự chăm lo đó, trên 40 học viên là những cán bộ chính trị, quân sự, báo chí cả nước gửi về, hầu hết đã trở thành những người làm báo cốt cán, thành đạt trong các cơ quan báo chí, phục vụ sự nghiệp cách mạng sau này.
Có thể nói, cùng với Nhà trưng bày di tích nơi thành lập Hội Nhà báo Việt Nam tại xóm Roòng Khoa, xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa, Thái Nguyên khánh thành năm 2010 và Bảo tàng Báo chí Việt Nam tại Hà Nội, mở cửa đón khách 6/2020, công trình Di tích lịch sử Quốc gia Địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng đi vào hoạt động trong mùa Thu tháng 8 này tại huyện Đại Từ, Thái Nguyên trở thành những địa điểm về nguồn của các thế hệ nhà báo, đánh dấu nỗ lực của Hội Nhà báo Việt Nam trong giữ gìn truyền thống, bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử của nền báo chí cách mạng do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện.
Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng là niềm tự hào của những người làm báo chí cách mạng Việt Nam. Trường ra đời tại chiến khu Việt Bắc, trong muôn vàn gian khó của cách mạng, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặc biệt quan tâm đến vị trí, vai trò của công tác báo chí và người làm báo chí. Đó là tầm nhìn xa trông rộng, thấy rõ vai trò của báo chí và quyết tâm lớn của Đảng ta trên mặt trận văn hóa tư tưởng.
Báo chí cách mạng đã trở thành một lực lượng cách mạng, một thành tố của văn hóa có sứ mệnh soi đường cho quốc dân đi. Những trang báo trong kháng chiến thực sự như những tờ hịch của cách mạng có sức cổ vũ, lay động và tập hợp lực lượng vô cùng mạnh mẽ. Báo chí cách mạng Việt Nam ra đời muộn hơn báo chí thế giới nhưng kế thừa được những tinh hoa của báo chí thế giới. Những người thầy đầu tiên đặt nền móng cho báo chí cách mạng cũng như cho trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng là những bậc đại tri thức, am hiểu văn hóa đông tây kim cổ, am hiểu báo chí phương Tây, đã từng làm báo rất sôi động hoặc làm chủ bút nhiều tờ báo.
Giữa Thủ đô gió ngàn còn nhiều thiếu thốn và lạc hậu lúc đó, Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng dù chỉ tồn tại trong 3 tháng nhưng đã nổi lên như một điểm sáng văn hóa. Có lẽ chính người Pháp cũng không thể ngờ được giá trị và sức mạnh của điểm sáng văn hóa này, nó chẳng khác gì ánh sao mai dự báo tương lai tươi sáng của dân tộc ta. Đó cũng là một đặc sắc Việt Nam.
Hôm nay trong những ngày tháng 8 này, Công trình tu bổ, tôn tạo Di tích lịch sử Quốc gia Địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng được khánh thành và bàn giao đã trở thành mốc son ý nghĩa trong dòng chảy lịch sử. Từ đây, Di tích này sẽ trở thành điểm đến của đông đảo các tầng lớp Nhân dân và du khách. Đến đây, chúng ta không chỉ hiểu hơn về ngôi trường đặc biệt này mà sẽ hiểu hơn về báo chí chiến khu Việt Bắc, về cuộc kháng chiến chống Pháp trường kỳ nhưng rất vẻ vang của dân tộc Việt Nam.
Đây cũng là điểm tham quan, học hỏi, trải nghiệm và tự hào của những người làm báo và sinh viên báo chí. Chúng ta trân trọng lịch sử, càng thấy trách nhiệm của những người làm báo hôm nay là cần tiếp tục giữ gìn, tôn tạo, cung cấp bổ sung tư liệu làm cho khu Di tích sống động hơn, là nơi sinh hoạt văn hóa, học tập, du lịch về nguồn của Nhân dân và báo giới cả nước…
Những ngày đầu tháng 4 năm 1949, theo chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tại xóm Bờ Rạ, xã Tân Thái, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, ngôi trường tranh tre nứa lá mang tên “Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng” đã chính thức khai giảng và trở thành cơ sở đào tạo báo chí đầu tiên ra đời trong khói lửa của cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp. Trong chuyến đi làm việc cùng nhà báo Chính Yên - Báo Nhân dân, là học viên của lớp, ông đã kể cho tôi nghe về nơi học nghề làm báo. Nguyện vọng của nhà báo Chính Yên là nơi đây được ghi danh và trở thành lối đi về cho những người làm báo nói chung.
Ông chia sẻ thêm rằng, khi còn làm phóng viên, cán bộ, lãnh đạo báo Bắc Thái (Thái Nguyên), đã 3 lần (năm 1990, 1994, 1996) tiếp xúc với đoàn là học viên của lớp về nguồn, từ đó, tôi càng để tâm sức hơn vào việc này. Từ năm 1979, tôi đã biết và theo dõi về việc xác minh địa danh trường Huỳnh Thúc Kháng. Suốt mấy chục năm tôi luôn mò mẫm các tư liệu, gặp gỡ các nhân vật và các đoàn công tác để tìm hiểu về địa điểm của ngôi trường. May mắn đúng dịp kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng đã đón nhận bằng Di tích lịch sử cấp Quốc gia.
Di tích lịch sử cấp Quốc gia này với 3 “báu vật” (2 bức thư của Bác Hồ và bút tích Tổng Bí thư Trường Chinh), như là cẩm nang cho những người làm báo chí cách mạng Việt Nam hôm nay. Ngày 9/8/2024, Hội Nhà báo Việt Nam và Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Thái Nguyên đồng tổ chức Chương trình khánh thành và bàn giao Công trình tu bổ, tôn tạo Di tích lịch sử quốc gia Địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng - sự kiện này có ý nghĩa rất lớn đối với cá nhân tôi, đó thực sự là “quả ngọt” cho những tâm huyết của tôi và đồng nghiệp.
Hơn nữa, sự kiện này thể hiện niềm thiết tha hướng về cội nguồn của những người làm báo Việt Nam trong thời đại hiện nay, suy nghĩ, trăn trở về nguồn cội của lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam, của các hội viên đã được kết tinh lại một ý chí chung hướng về nơi khởi nguồn cho công tác đào tạo báo chí. Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng đứng vị trí đặc biệt của quốc gia về báo chí được xây dựng khang trang như một viên gạch, một bia đá khắc vào lịch sử giáo dục truyền thống cho con cháu sau này. Và từ nay báo chí Việt Nam có thêm một chỗ đi về…
Dự án tu bổ, tôn tạo di tích Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng là quyết định kịp thời và có ý nghĩa rất lớn của Hội Nhà báo Việt Nam trong việc bảo tồn, phát huy giá trị, tầm vóc lịch sử của Di tích. Một diện mạo mới tương xứng với tầm vóc của Di tích lịch sử cấp Quốc gia được hiện hữu ở nơi đây, một dấu ấn ý nghĩa mà những người làm báo cả nước mong chờ.
Chương trình khánh thành và bàn giao Công trình tu bổ, tôn tạo Di tích lịch sử quốc gia Địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng được tổ chức vào ngày 9/8 là hoạt động đầu tiên trong chuỗi hoạt động hướng tới 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025) và 75 năm ngày thành lập Hội Nhà báo Việt Nam (21/4/1950 – 21/4/2025).
Từ đây, Di tích lịch sử quốc gia nơi tổ chức Trường dạy làm báo cách mạng đầu tiên sẽ là một phần quan trọng trong tổng thể Quy hoạch Khu Du lịch Quốc gia Hồ Núi Cốc của tỉnh Thái Nguyên. Công trình không chỉ có ý nghĩa đối với đội ngũ những người làm báo cách mạng Việt Nam, mà còn khẳng định vị trí và tầm quan trọng của tỉnh Thái Nguyên trong lịch sử báo chí nước nhà.
Chúng tôi với niềm tự hào và xúc động gắn liền với trách nhiệm trong việc phát huy hơn nữa giá trị di sản, giới thiệu một cách hiệu quả với công chúng trong và ngoài nước những nét độc đáo và đặc sắc của một ngôi trường đào tạo báo chí hình thành trong khói lửa kháng chiến. Đồng thời, tiếp nối lịch sử, những người làm báo cách mạng ngày hôm nay quyết tâm không ngừng nỗ lực, rèn luyện để bằng ngòi bút, bằng tình yêu nghề phấn đấu xứng đáng với những mong mỏi của các thế hệ đi trước.
Hà Vân – Hoà Giang (Ghi)
(CLO) Tối ngày 21/11, đội tuyển futsal nữ Việt Nam đánh bại tuyển futsal nữ Thái Lan với tỉ số 2-1 để lên ngôi vô địch giải futsal nữ Đông Nam Á 2024.
(CLO) Chiều 21/11, tại trụ sở Quốc hội Campuchia ở thủ đô Phnom Penh, ngay sau lễ đón, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao hai nước tiến hành hội đàm.
(CLO) Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, chiều 21/11, tại trụ sở Quốc hội Campuchia ở thủ đô Phnom Penh, thay mặt Nhà nước Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Samdech Khuon Sudary đã trao tặng Huân chương Công trạng hạng Đại Thập tự của Nhà nước Campuchia cho Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
(CLO) Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển được xác lập phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
(CLO) Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hàn Quốc coi Việt Nam là điểm đến chiến lược cho xây dựng các trung tâm nghiên cứu và phát triển, ứng dụng công nghệ cao.
(CLO) Công an TX Việt Yên (Bắc Giang) đã điều tra làm rõ, khởi tố 01 bị can về tội “Vi phạm quy định về khai thác tài nguyên”.
(CLO) Theo PGS.TS.BS Trịnh Thị Diệu Thường, trong bối cảnh y học hiện đại phát triển vượt bậc, xu hướng kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại ngày càng được quan tâm, mở ra hướng đi mới trong việc nâng cao hiệu quả điều trị và giảm thiểu tác dụng phụ.
(CLO) Ngày 21/11, Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ và Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, chuyển đổi số, thực hiện Đề án 06 thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị Giao ban thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm Đề án 06 của Chính phủ trên địa bàn Thành phố.
(CLO) Chiều 21/11, tại trụ sở Nghị viện Malaysia, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc hội kiến với Chủ tịch Hạ viện Malaysia Tan Sri Dato’ Johari Bin Abdul.
(CLO) Hồi 00h15' ngày 21/11/2024, tại vũ trường New MDM ở địa chỉ Lô 26D, phường Đông Khê, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng, phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy - Công an thành phố chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng Công an thành phố tiến hành kiểm tra vũ trường New MDM.
(CLO) Việt Nam và Mông Cổ cam kết đẩy mạnh hợp tác kinh tế, đặc biệt trong nông nghiệp với mục tiêu nâng kim ngạch song phương lên 500 triệu USD.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn, ngày 22/11, Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An đêm có mưa vài nơi, ngày nắng. Khu vực từ Hà Tĩnh và Quảng Bình mưa rào, cục bộ có nơi mưa to. Khu vực từ Quảng Trị đến Bình Định có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông. Các khu vực khác có mưa rào và dông.
(CLO) Ngày 21/11, Hội Nông dân tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức hội nghị Chủ tịch UBND tỉnh đối thoại với nông dân năm 2024 với chủ đề “Khơi dậy khát vọng làm giàu để phát triển đất nước phồn vinh hạnh phúc, phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”.
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 20 năm khu Phố cổ Hà Nội đón nhận Bằng Di tích lịch sử Quốc gia, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm và biểu diễn nghệ thuật đặc sắc để tôn vinh những giá trị di sản của mảnh đất Thăng Long xưa.
(CLO) Honda Vision, mẫu xe tay ga bán chạy nhất Việt Nam được làm mới ở thiết kế, gia tăng tiện ích trong khi giá bán giữ nguyên như phiên bản tiền nhiệm.
(CLO) Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã ký ban hành Chỉ thị số 12 về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
(CLO) Chiều 21/11, tại Hà Nội, đoàn công tác Ban Kiểm tra - Hội Nhà báo Việt Nam do ông Nguyễn Mạnh Tuấn làm trưởng đoàn đã có buổi kiểm tra, giám sát việc thực hiện điều lệ tại Chi hội Tạp chí Mặt trận.
(CLO) Ngày 21/11, tại Tòa nhà Hội Nhà báo Việt Nam (Hà Nội) đã diễn ra buổi Họp báo và công bố vòng chung kết Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup lần thứ 8 năm 2024.
(NB&CL) Giải Vô địch Bóng bàn Hội Nhà báo Việt Nam lần thứ 17 - Tranh cúp Sao Vàng 2024 sẽ diễn ra từ ngày 01 đến ngày 03 tháng 12 năm 2024 tại Nhà thi đấu Cầu Giấy tới đây. Giải đấu hứa hẹn những trận đấu hấp dẫn, những màn tranh tài đỉnh cao xen lẫn sự cổ vũ nhiệt thành từ khán giả… hứa hẹn sẽ tạo nên bầu không khí sôi nổi, thực sự là ngày hội thể thao của người làm báo.
(CLO) UBND TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk vừa quyết định ban hành Thể lệ giải báo chí viết về TP Buôn Ma Thuột. Đây là lần đầu tiên UBND TP Buôn Ma Thuột phối hợp Hội Nhà báo tỉnh Đắk Lắk tổ chức Giải.
(CLO) Ngày 19/11, chào mừng kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Hội Nhà báo TP HCM phối hợp với Tạp chí Giáo dục TP HCM tổ chức Lễ trao giải báo chí viết về giáo dục TP HCM lần thứ 2 năm 2024, với chủ đề “Vì sự nghiệp phát triển giáo dục TP HCM”.
(CLO) Chiều 18/11, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với UBND TP Hà Nội tổ chức lễ công bố Giải Vô địch Bóng bàn Hội Nhà báo Việt Nam lần thứ 17 - Tranh cúp Sao Vàng 2024.
(CLO) Ngày 15/11, Hội Nhà báo tỉnh Tuyên Quang (đơn vị Thường trực Cụm thi đua Hội Nhà báo các tỉnh miền núi Tây Bắc năm 2024) đăng cai tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm thi đua Hội Nhà báo các tỉnh miền núi Tây Bắc năm 2024 và triển khai công tác thi đua, khen thưởng năm 2025.
(CLO) Theo đề nghị của UBND thành phố Uông Bí, Hội Nhà báo tỉnh Quảng Ninh là đơn vị đồng tổ chức giải Chạy "YEN TU Heritage 2024 - Chạm vào vùng di sản".
(CLO) Ngày 14/11, Chi bộ, chi đoàn văn phòng, các ban, Hội Cựu chiến binh thuộc Cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với đoàn cán bộ, hội viên Hội Cựu chiến binh Thông tấn xã Việt Nam đến tham quan, học tập truyền thống tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.
(NB&CL) Giải Bóng bàn Hội Nhà báo Việt Nam luôn là sự kiện thể thao đặc biệt đối với người làm báo đam mê bóng bàn trong cả nước, uy tín và thương hiệu của giải đã được khẳng định sau 16 lần tổ chức. Năm nay với tên gọi mới, Giải Vô địch Bóng bàn Hội Nhà báo Việt Nam lần thứ 17 - Tranh Cúp Sao Vàng năm 2024 hứa hẹn nhiều hấp dẫn và bất ngờ.