“Bão giá”: Áp lực không chỉ riêng ngành xăng dầu

Thứ năm, 07/04/2022 09:46 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Sau 2 năm đối mặt với đại dịch COVID-19, các doanh nghiệp một lần nữa phải đối mặt với tình trạng “bão giá” leo thang. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình hồi phục của mọi ngành nghề trong nền kinh tế và đè nặng lên công tác kiềm chế lạm phát.

Mặc dù không phải là đối tác thương mại lớn với Việt Nam, thế nhưng, xung đột vũ trang giữa Nga và Ukraine đã ảnh hưởng khá nặng nề tới tiến trình phục hồi kinh tế Việt Nam. Một trong những tác động lớn nhất chính là việc khiến cho nhiều mặt hàng tăng giá không ngừng.

bao gia ap luc khong chi rieng nganh xang dau hinh 1

Lạm phát đang tăng nhanh, ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân.

Áp lực không chỉ riêng ngành xăng dầu

Xăng dầu là một trong những mặt hàng có tốc độ tăng phi mã nhất. Đã có thời điểm, giá xăng trong nước tiệm cận mức 30.000 đồng/lít, mức giá cao chưa từng có.

Tương tự, các sản phẩm nhiên liệu khác như gas, than đá cũng liên tục phá “đỉnh” liên tục. Riêng mặt hàng gas đã có lần thứ 3 tăng giá liên tiếp trong năm 2022.

Không chỉ các mặt hàng nhiên liệu, nhiều mặt hàng, ngành nghề khác cũng đang phải chịu áp lực tăng giá do tác động của sự xung đột giữa Nga và Ukraine.

Đơn cử, Nga và Ukraine là hai trong số các quốc gia xuất khẩu bột mỳ lớn nhất thế giới, nên bột mỳ tại Việt Nam đang bị đội giá chóng mặt, tăng 10% - 15% chỉ trong 1 tháng.

Cụ thể, trong tháng 4/2022, giá bột mì Cái Lân đã tăng lên mức 453.200 đồng/bao 25kg. Giá bột mì 3 bông hồng chạm mốc 437.750 đồng/bao 25kg; giá bột mì SSB Uniflour 900.000 đồng/bao 25kg; bột mì bánh ngọc Uniflour có giá 550.000 đồng/bao 25kg, bột mì bông lan Uniflour 550.000 đồng/25kg.

Tương tự, một số loại phân bón cũng đang tăng giá rất mạnh. Hiện tại, giá phân bón lập đỉnh, cao nhất trong khoảng 50 năm trở lại đây. So với cùng kỳ năm 2021, giá bán phân bón DAP tăng phi mã lên tới 46%; phân bón MAP tăng 44%; Kali tăng 102%.

Ông Nguyễn Trí Ngọc - Phó Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam cho biết: Thị trường phân bón vốn chịu ảnh hưởng nặng nề do đại dịch COVID-19 kéo dài làm thiếu hụt nguồn cung, đứt gãy chuỗi cung ứng, nay lại lao đao do căng thẳng Nga - Ukraine khiến thị trường phân bón thế giới suy giảm nguồn cung và tăng giá.

“Mặt hàng phân bón DAP, MAP mới tự chủ được một phần, trong khi có những loại phân bón phải nhập khẩu hoàn toàn như Kali. Thời điểm nhập khẩu Kali vào đúng kỳ xung đột vũ trang giữa Nga - Ukraine trong khi Việt Nam lại nhập khẩu chủ yếu từ hai quốc gia này, giá Kali có thời điểm tăng đến hơn 100%”, ông Ngọc nêu thực tế.

Theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Phân bón, việc giá cả tăng tác động đến nền kinh tế nói chung và sản xuất nông nghiệp là rất rõ ràng, khiến sản phẩm nông nghiệp khi hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới càng trở nên khó khăn hơn.

Có thể thấy rằng, sau 2 năm đối mặt với đại dịch COVID-19, các doanh nghiệp một lần nữa phải đối mặt với tình trạng “bão giá” leo thang, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình hồi phục của mọi ngành nghề trong nền kinh tế và đè nặng lên công tác kiềm chế lạm phát.

“Bão giá” liệu có đáng lo ngại?

Mặc dù nhiều mặt hàng đang phải đối mặt với áp lực tăng giá, thế nhưng, chỉ số CPI trong tháng 3/2022 chỉ tăng 0,7%. Tính chung quý I/2022, CPI tăng 1,92% so với cùng kỳ năm trước, lạm phát cơ bản tăng 0,81%. Nhìn chung, chỉ số lạm phát trong quý I/2022 tương đối thấp.

Ông Nguyễn Trung Tiến - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho rằng chỉ số giá CPI năm 2022 sẽ có xu hướng tăng trong những tháng tiếp theo, mức độ tăng phụ thuộc vào giá thế giới cũng như mức độ điều hành của Chính phủ.

Theo ông Tiến, kinh tế thế giới đang phục hồi, nhu cầu nguyên, vật liệu tăng cao trong khi nguồn cung hiện tại đang đứt gãy khiến giá hàng hóa quốc tế tháng tới đây tăng mạnh, gây áp lực lạm phát cao ở nhiều nước, kể cả nền kinh tế hàng đầu như Mỹ, Nhật, châu Âu là những đối tác lớn của Việt Nam.

“Do đó, lạm phát 4% có thể đạt được nhưng khẳng định đây là công việc khó. Mong rằng Chính phủ cũng như Ngân hàng Nhà nước điều hành linh hoạt, với kinh nghiệm những năm trước, cần có quyết tâm lớn thì mới đạt được mục tiêu”, ông Tiến nhấn mạnh.

Nhìn nhận theo cách khác, TS. Lê Xuân Nghĩa - chuyên gia kinh tế cho rằng, giá nhiên, vật liệu tăng phi mã sẽ tác động rất lớn tới các quốc gia phát triển, trong khi các nước đang phát triển như Việt Nam hay khu vực châu Á, thì tác động không quá lớn.

Phân tích rõ hơn về điều này, TS. Lê Xuân Nghĩa nói: Với các mặt hàng lương thực, thực phẩm, dù giá phân bón có tăng, song không phải áp lực lớn với Việt Nam bởi chúng ta chủ động được các yếu tố căn bản.

Về giá xăng dầu, dự báo mức đỉnh là 140 USD/thùng và không tăng thêm bởi nhiều yếu tố, như: nhu cầu giảm khi mùa đông qua, xung đột Nga - Ukraine đã dịu lại, hành động quyết liệt của các nước OPEC.

Nguồn cung xăng dầu thế giới có thể sẽ ổn định, nhiều chuyên gia dự báo giá xăng dầu có thể chỉ nằm trong khoảng 100-110 USD/thùng, không thể cao như hiện nay. Như vậy, giảm bớt được căng thẳng đối với dự trữ xăng dầu toàn cầu.

Đối với an ninh năng lượng, ông Nghĩa cho rằng, nhập siêu xăng dầu năm ngoái khoảng 7 tỷ USD, năm nay dự báo là khoảng 9-10 tỷ USD, con số cũng không phải quá lớn.

“Nói cách khác, chúng ta có lượng xăng dầu trong nước cung cấp ra thị trường để hạn chế bớt được tác động từ bên ngoài. Rất tiếc là nhà máy Nghi Sơn, chiếm 25% lượng cung xăng dầu cả nước, gặp trục trặc vì họ phụ thuộc vào nguyên liệu thành phẩm, nếu không tác động của giá xăng dầu quốc tế tới Việt Nam sẽ không quá lớn”, ông Nghĩa nói.

bao gia ap luc khong chi rieng nganh xang dau hinh 2

Lạm phát cũng đem lại một số lợi ích

Tình trạng “bão giá” đang xuất hiện trên quy mô toàn cầu. Đơn cử, CPI của Mỹ trong tháng 2 vừa qua tăng ,9%, Anh tăng 6,22%, Đức tăng 5,1%, Ý tăng 5,7%. Tại khu vực ASEAN, Malaysia, Indonesia tăng khoảng 2%, Thái Lan cao hơn, tăng 5,3%.

Bên cạnh các yếu tố tiêu cực, thì tình trạng “bão giá” cũng đem lại một số lợi ích đối với riêng Việt Nam. Bởi, Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu nông sản, và nhiều sản phẩm được chế biến từ nông nghiệp, thậm chí là cả việc xuất khẩu từ dầu thô.

Đồng tình với quan điểm này, TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng: “Chúng ta không phải lo rằng tỷ giá hối đoái sẽ kích hoạt thêm giá nhiên liệu từ bên ngoài vào. Chúng ta cũng không lo rằng lạm phát cung tiền trong nước sẽ kích hoạt thêm lạm phát chi phí đẩy. Tôi tin rằng nếu Chính phủ điều hành tốt, truyền thông làm tốt công tác tâm lý, mục tiêu mà Quốc hội đặt ra là kiểm soát lạm phát dưới 4% hoàn toàn có thể đạt được. Chúng tôi dự báo lạm phát của Việt Nam năm 2022 sẽ là khoảng 3,8% - 3,9%”.

Ông Đặng Công Khôi - Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết: Với diễn biến CPI của quý 1 vừa qua, các bộ, cơ quan đều thống nhất nhận định việc kiểm soát CPI bình quân cả năm 2021 ở mức khoảng 4% hiện vẫn trong tầm kiểm soát của Chính phủ, của Ban Chỉ đạo điều hành giá. Tuy nhiên, công tác điều hành giá linh hoạt nhưng phải rất thận trọng và tuyệt đối không được lơ là, chủ quan.

Định Trần

Bình Luận

Tin khác

Giá xăng tăng lên 24.810 đồng/lít từ 15h chiều nay

Giá xăng tăng lên 24.810 đồng/lít từ 15h chiều nay

(CLO) Từ 15h ngày 28/3, giá xăng E5 RON 92 được điều chỉnh tăng 410 đồng, còn xăng RON 95 tăng 530 đồng/lít.

Thị trường - Doanh nghiệp
Đại hội đồng cổ đông năm 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công

Đại hội đồng cổ đông năm 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công

(CLO) Sáng 28/3/2024, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX đã diễn ra tại Hà Nội. Với sự đồng thuận và nhất trí cao, Đại hội đã thông qua toàn bộ các báo cáo, tờ trình và nhiều nội dung quan trọng khác.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thị trường bất động sản sôi sục đón chờ Lễ kick-off dự án Meyhomes Capital Phú Quốc

Thị trường bất động sản sôi sục đón chờ Lễ kick-off dự án Meyhomes Capital Phú Quốc

(CLO) Ngày 2/4 tới đây sẽ diễn ra Lễ kick-off dự án Meyhomes Capital Phú Quốc với sự quy tụ của hơn 500 chiến binh toàn quốc, mở khóa chiến dịch bùng nổ thị trường của những dòng sản phẩm đắt giá tại đô thị biển đáng sống hàng đầu đảo ngọc.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhiều nhà sản xuất “đứng ngồi không yên” sau vụ sập cầu ở Mỹ

Nhiều nhà sản xuất “đứng ngồi không yên” sau vụ sập cầu ở Mỹ

(CLO) Cú đâm của tàu container khổng lồ làm cầu Francis Scott Key ở thành phố Baltimore (Mỹ) sập xuống lòng sông, cảng của thành phố này đã phải đóng cửa, khiến hàng triệu tấn than, hàng trăm ô tô và việc vận chuyển gỗ, thạch cao bị mắc kẹt.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nam A Bank được moody’s nâng bậc xếp hạng, dự kiến tăng vốn mạnh mẽ

Nam A Bank được moody’s nâng bậc xếp hạng, dự kiến tăng vốn mạnh mẽ

(CLO) Nam A Bank (mã chứng khoán NAB - HoSE) vừa được Tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới Moody’s nâng bậc đánh giá tín nhiệm nhiều chỉ số xếp hạng quan trọng.

Thị trường - Doanh nghiệp