Khách mua xe côn tay Honda Winner X được ưu đãi khủng
(CLO) Honda Việt Nam áp dụng đợt ưu đãi mạnh tay dành cho người tiêu dùng mua mẫu xe côn tay trong khoảng thời gian từ ngày 1/4 đến hết 30/6/2025.
Theo dõi báo trên:
Nếu trước kia, lạm phát thường chỉ được coi là vấn đề thường trực, thường xảy đến ở các quốc gia nghèo đói hoặc đang phát triển, thì giờ đây, điều trớ trêu là trong cơn bùng phát bão giá 2022 này, những nước đang ghi nhận tỷ lệ lạm phát cao nhất phần đa là các quốc gia phát triển vốn nổi tiếng là có nền kinh tế mạnh.
Lạm phát tại Mỹ vào tháng 5 vừa qua đã tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng lớn nhất kể từ tháng 12/1981. Trong đó, chi phí nhà ở, xăng và thực phẩm được coi là có sự gia tăng khủng khiếp nhất.
Châu Âu - khu vực ghi nhận tình trạng lạm phát tồi tệ nhất hiện nay.
Châu Âu - khu vực được xem là phụ thuộc nhiều vào dầu mỏ và khí đốt của Nga- cũng chứng kiến mức gia tăng lạm phát đáng quan ngại. Đức - nền kinh tế vẫn được nhìn nhận là lớn nhất EU đang chứng kiến mức lạm phát mà các cơ quan thống kê nước này cho là cao nhất trong vòng 50 năm qua.
Theo số liệu do Cơ quan Thống kê liên bang Đức (Destatis) mới công bố, tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế số một châu Âu đã chạm mốc 7,9% trong tháng 5/2022. “Đây là mức cao nhất kể từ khi nước Đức thống nhất” - Chủ tịch của Destatis, ông Georg Thiel cho biết.
Anh - quốc gia không kém phần phát triển cũng đang chứng kiến mức lạm phát được cho là cao nhất trong vòng 40 năm qua. Theo số liệu từ Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh, lạm phát tại Anh tháng 5 là 9,1%, cao nhất trong nhóm G7 và là mức lạm phát cao nhất kể từ tháng 3/1982.
Pháp - quốc gia láng giềng của Anh, tháng 6 vừa qua cũng được ghi nhận là có mức lạm phát của Pháp cao nhất kể từ năm 1991, giá tiêu dùng tại Pháp đã tăng 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo thống kê được công bố ngày 29/6, lạm phát tại Tây Ban Nha đã tăng lên mức cao nhất trong 37 năm qua, ở mức 2 con số. Ngày 1/7, Cơ quan thống kê quốc gia Italy (ISTAT) cho biết, tỷ lệ lạm phát trong tháng 6/2022 tại Italy đã tăng 8% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng cao nhất kể từ khi Italy gia nhập đồng tiền chung euro năm 1999.
Tại châu Mỹ La tinh, lạm phát cũng khiến không ít quốc gia điêu đứng. Ngày 30/6, Ngân hàng Trung ương Brazil (BCB) chính thức thừa nhận lạm phát tại nền kinh tế lớn nhất Mỹ Latinh sẽ vượt “trần” mục tiêu do Chính phủ đặt ra trong năm thứ hai liên tiếp. Trong tháng 5 vừa qua, lạm phát của Brazil đã tăng lên mức 11,73%, và dự báo tỷ lệ này sẽ tăng lên 8,8% trong cả năm 2022.
Tại châu Á, tình hình cũng không khả quan hơn. Ngày 29/6, Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BOK) cho biết lạm phát nước này trong tháng 6 dự báo tăng cao nhất trong 10 năm qua. Tháng 5 vừa qua, chỉ số giá tiêu dùng của Hàn Quốc đã tăng 5,4% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng nhanh nhất trong gần 14 năm. Tại Ấn Độ, lạm phát giá tiêu dùng lên tới 7,79% vào tháng 4, mức cao nhất trong 8 năm qua.
“Khi triển vọng kinh tế còn mờ mịt, không ai biết lạm phát sẽ tăng cao thế nào và kéo dài bao lâu” - đó là nhận định đậm màu thở than của Jack Leslie, kinh tế gia cấp cao tại Viện Chính sách Resolution Foundation về tình hình lạm phát tại Anh.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, dự đoán ảm đạm ấy có lẽ sẽ không chỉ đúng với nền kinh tế Anh mà cả nền kinh tế toàn cầu. Nhà kinh tế trưởng khu vực châu Âu tại công ty nghiên cứu kinh tế quốc tế Capital Economics, Andrew Kenningham, nhận định 2022 sẽ là một năm lạm phát đình trệ thuật ngữ mô tả sự kết hợp giữa giá cả tăng cao và tăng trưởng thấp) tại khu vực Eurozone.
Để đối phó với lạm phát, nhiều quốc gia đã có những giải pháp của riêng mình. Tại Malaysia, nơi lạm phát lương thực đang ở mức 5,2%, cao nhất trong 11 năm, Chính phủ Malaysia sẽ mở một gói hỗ trợ cao nhất trong lịch sử nước này, tương đương với 70 tỷ ringgit để kiềm chế giá xăng, dầu, khí đốt hóa lỏng cũng như giá dầu ăn, bột mì và điện.
Thái Lan vừa cho biết sẽ tập trung vào việc kìm giá nhiêu liệu và lương thực - hai yếu tố chính khiến lạm phát của Thái Lan đang ở mức cao nhất trong 14 năm, vượt mốc 7% vào tháng 5. Indonesia đã tăng trợ cấp năng lượng lên 24 tỷ USD để kiềm chế giá năng lượng. Nhật Bản cũng đã thành lập một lực lượng đặc nhiệm của chính phủ để giải quyết lạm phát, trong đó tập trung làm việc kìm giá lúa mì, phân bón, thức ăn chăn nuôi và năng lượng.
Tại châu Âu, hồi tháng 5, Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) và những ngân hàng trung ương khác của châu Âu đã phải tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát dù đối mặt với nguy cơ suy thoái kinh tế. Mỹ vừa tuyên bố sẽ dỡ bỏ thuế nhập khẩu nhằm vào hàng hoá Trung Quốc nhằm kìm hãm đà tăng của lạm phát…
Tuy nhiên, đó hiển nhiên không là những giải pháp căn cơ nhất. Theo ông Indermit Gill - Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB), lạm phát toàn cầu có thể tăng cao hơn hiện tại nếu xung đột kéo dài hoặc các lệnh trừng phạt bổ sung đối với Nga được áp đặt. Rõ ràng, một trong những yếu tố cơ bản đang nằm ở đó…
Hà Trang
(CLO) Honda Việt Nam áp dụng đợt ưu đãi mạnh tay dành cho người tiêu dùng mua mẫu xe côn tay trong khoảng thời gian từ ngày 1/4 đến hết 30/6/2025.
(CLO) Nâng cấp xe hơi đôi khi không phải là quyết định khôn ngoan khi có thể tốn hàng nghìn đô mà không đem lại hiệu quả lâu dài, từ mâm xe, hệ thống xả đến chip hiệu suất.
(CLO) Mực nước sông Hồng và sông Đà đang xuống thấp, tại cầu Văn Lang và Trung Hà (nối Phú Thọ với Hà Nội) đã lộ rõ móng trụ cầu trên những bãi cát ở giữa dòng sông.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 2/4, Bắc Bộ trưa và chiều hửng nắng. Nam Bộ tiếp tục có mưa trái mùa, mưa dông chủ yếu xuất hiện vào chiều tối.
(CLO) Công nghệ AI của OpenAI đang tạo ra cơn sốt hình ảnh theo phong cách Ghibli, nhưng đồng thời cũng đe dọa ngành công nghiệp sáng tạo.
(CLO) Trong bối cảnh tình hình chính trị và toàn cầu ngày càng bất ổn, nhiều công dân Mỹ đang chọn cách sở hữu hộ chiếu thứ hai như một biện pháp đảm bảo trước những rủi ro trong tương lai.
(CLO) Ban Quản lý dự án chuyên ngành Giao thông và Dân dụng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu xây lắp, thuộc Dự án "Đường nối vào cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (từ QL56 đến nút giao Vũng Vằn)".
(CLO) Hoả hoạn bùng lên ở căn nhà trên đường Mạc Vân, phường Xóm Củi, quận 8, TP HCM vào rạng sáng khiến 3 người tử vong.
(CLO) Các ứng cử viên Đảng Cộng hòa được khẳng định đã giành chiến thắng trong hai cuộc bầu cử đặc biệt tại Florida vào thứ Ba, giúp Đảng Cộng hòa nới rộng khoảng cách với Đảng Dân chủ tại Hạ viện Mỹ.
(CLO) Nhận định Man City vs Leicester, 01h45 ngày 3/4 tại Ngoại hạng Anh; dự đoán tỉ số Man City vs Leicester cùng các chuyên gia phân tích.
(CLO) Nhận định Liverpool vs Everton, 2h ngày 3/4 tại Ngoại hạng Anh; dự đoán tỉ số Liverpool vs Everton cùng các chuyên gia phân tích.
(CLO) Xe tự hành Curiosity của NASA đã phát hiện các phân tử hữu cơ lớn nhất từng thấy trên Sao Hỏa, cho thấy hóa học hữu cơ phức tạp có thể đã xảy ra trong quá khứ hành tinh này - một yếu tố quan trọng cho sự sống.
(CLO) Thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hoá cho biết, Phòng Cảnh sát hình sự đã điều tra, làm rõ, bắt giữ Nguyễn Văn Hà, sinh năm 1983, trú tại thôn Thanh Trung, xã Thanh Kỳ, huyện Như Thanh là đối tượng đã trộm cắp 2 con trâu của người dân.
(CLO) Nghệ sĩ Hoài Linh sẽ tái xuất trong năm 2025 với "Làm giàu với ma 2" . Anh tiếp tục đồng hành cùng Tuấn Trần, Diệp Bảo Ngọc sau doanh thu 128 tỷ đồng của phần đầu.
(CLO) Mới đây, tờ Travel Off Path (Mỹ) đã dành nhiều lời tán dương cho Cát Bà, mô tả hòn đảo là "thiên đường chưa được khai phá" và "viên ngọc độc nhất và chưa bị đô thị hóa của Việt Nam".
(CLO) Sau Đại học Columbia và Đại học Pennsylvania, đến lượt Đại học Harvard là mục tiêu mới nhất trong chiến dịch rà soát các trường đại học danh tiếng của Mỹ.
(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “bật đèn xanh” cho chương trình tiêm kích F-47, chiếc máy bay mà ông mô tả rằng “đáng gờm nhất từng được chế tạo”. Vậy F-47 mạnh cỡ nào, nhất là khi so sánh với so với những máy bay tàng hình mà Nga và Trung Quốc đang phát triển?
(CLO) Ngày 24/3 vừa rồi, vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Mỹ đã diễn ra tại Riyadh (Ả Rập Xê Út), nơi chứng kiến vai trò ngoại giao con thoi của Mỹ nhằm tìm kiếm tiếng nói chung giữa Nga và Ukraine.
(CLO) “Ngừng bắn” có lẽ là từ khóa được truyền thông và giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất trong những ngày gần đây. Câu hỏi được đặt ra ở đây là các bên trong cuộc xung đột sẽ kiểm soát quá trình này như thế nào?
(CLO) Việc Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng và tăng cường đầu tư vào các mỏ tại châu Phi đang làm dấy lên lo ngại ở Mỹ về nguy cơ thất thế trong cuộc đua giành khoáng sản quan trọng ở châu lục này.
(CLO) Một cuộc chiến tranh hạt nhân do AI khởi xướng nghe có vẻ giống trong phim khoa học viễn tưởng. Nhưng nhiều nhà khoa học và chính trị gia hàng đầu thế giới cho rằng không phải vậy.
(CLO) Cộng đồng quốc tế đã kỳ vọng nhiều hơn vào cuộc điện đàm thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nga so với cuộc điện đàm đầu tiên. Điều này được thúc đẩy bởi sự lạc quan trong mối quan hệ Mỹ-Nga và diễn biến các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Ukraine tại Ả Rập Xê Út.
(CLO) Trung Quốc đang nỗ lực phát triển máy bay thân rộng để cạnh tranh với Airbus và Boeing, dù kế hoạch của Bắc Kinh có thể phụ thuộc vào sự hợp tác từ các nhà quản lý và nhà cung cấp phương Tây.
(CLO) Việc tăng cường chi tiêu quốc phòng ồ ạt trên khắp châu Âu có thể đạt được những gì mà các chính phủ không làm nổi trong nhiều năm: khởi động nền kinh tế trì trệ, gieo mầm cho những đổi mới và tạo ra các ngành công nghiệp mới.
(CLO) Tư lệnh không quân Ấn Độ, Amar Preet Singh cho biết nước này cần bổ sung khoảng 400 máy bay chiến đấu để đạt quy mô 1000 chiếc. Do đó, song song với việc phát triển các tiêm kích nội địa, New Delhi sẽ mua 114 máy bay mới trong khoảng 4-5 năm tới.