Bạo lực cảnh sát, phân biệt chủng tộc, biểu tình tại Mỹ: Những sự giống nhau lạ kỳ

Thứ năm, 18/06/2020 15:26 PM - 0 Trả lời

(CLO) Bình tâm xem xét lại những sự kiện mới diễn ra và so sánh với những gì xảy ra trong quá khứ, chúng ta sẽ bất ngờ nhận ra sự giống nhau đến lạ kỳ giữa năm 1968 và năm 2020.

Mỹ năm 1968 và 2020 giống nhau đến lạ kỳ

Liệu những người biểu tình trên khắp các thành phố nước Mỹ sẽ tiến gần hay đi lùi với mục tiêu bình đẳng mà họ đang đấu tranh. 

Một trăm nghìn người Mỹ đã chết do một chủng virus. Thành tựu du hành vũ trụ đã thể hiện sự tài tình của người Mỹ.

Ở các thành phố trong khắp cả nước, các cuộc biểu tình gây ra bởi tình trạng bất công vì lý do chủng tộc đang phơi bày mặt tối của nước Mỹ ra cho thế giới.

Vào tháng mười một, các cử tri phải chọn giữa một ứng viên đảng Cộng hòa chạy đua trên cương lĩnh luật pháp, trật tự và một phó tổng thống mờ nhạt chạy đua cho đảng Dân chủ.

Đó là những gì đã đã xảy ra vào năm 1968. Và cũng đúng là những gì đang diễn ra năm nay 2020.

Vào năm 1968, virus là bệnh cúm còn sứ mệnh du hành không gian là Apollo 8. Nhưng sự bất công vẫn có tác động tàn phá tương tự.

Như James Baldwin viết vào đầu thập niên 60, phân biệt chủng tộc “làm suy yếu, còn không thì thậm chí phá hoại tất cả những nỗ lực của người Mỹ trong việc xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn - ở đây, ở đó hay bất cứ nơi nào."

Biểu tình tại Mỹ năm 1968. Ảnh: WZDX

Biểu tình tại Mỹ năm 1968. Ảnh: WZDX

Ngày nay hơn 350 thành phố trên khắp cả nước ngập trong bạo động sau khi George Floyd, một người đàn ông Mỹ gốc Phi không vũ trang bị một sĩ quan cảnh sát da trắng sát hại.

Trong gần chín phút gây đau đớn, làm thinh trước lời van nài của Floyd và sự báo động càng lúc càng lớn của đám đông, viên sĩ quan đã ghì ngạt anh ta đến chết.

Không nghi ngờ gì tia lửa đã nhóm lên bó củi nằm gần đó. Ngọn lửa lần này đang bùng lên với những nguyên nhân giống như rất thường thấy trong quá khứ: rằng nhiều người Mỹ gốc Phi vẫn đang sống trong những khu vực có các trường học tệ nhất, dịch vụ y tế tệ nhất và những việc làm tệ nhất; rằng những quy định áp dụng khác đối với người da đen.

Sự thật, được nhấn mạnh bởi Covid-19, rằng bất cứ khi nào người Mỹ phải chịu điều không may thì người Mỹ da đen lại chịu đau khổ nhiều nhất; cảm giác rằng cảnh sát ở đó để kiểm soát những người nghèo của một thành phố, và ... bảo vệ những khu vực ngoại ô giàu có.

Đúng vậy, một đám đông bất chợt tìm thấy tiếng nói của mình và yêu cầu được lắng nghe. Vòng luẩn quẩn của sự bất công, phản đối, bạo loạn và phản ứng bảo thủ đã lặp đi lặp lại kể từ 1968.

Không khó để kết luận rằng bạo lực cảnh sát và bất bình đẳng chủng tộc ở Mỹ đúng là một vấn đề quá gai góc để giải quyết. Nhưng tâm lý bi quan như vậy không có cơ sở. Thậm chí nó còn phản tác dụng.

Biểu tình năm 1968 cũng khiến nhiều cửa hàng bị đập phá. Ảnh: theatlantic

Biểu tình năm 1968 cũng khiến nhiều cửa hàng bị đập phá. Ảnh: theatlantic

Các nhà hoạt động xã hội thỉnh thoảng buộc tội toàn bộ hệ thống xét xử tội phạm đều là những kẻ phân biệt chủng tộc. Các liên đoàn cảnh sát bảo vệ thành viên của họ, bao gồm những kẻ mục nát.

Mới đây, một xe cảnh sát đã đâm vào những người biểu tình và các sĩ quan hành hung những người trên đường. Nhưng cả hệ thống bao gồm hàng nghìn đơn vị thực thi pháp luật và cảnh sát không phải ai cũng như nhau.

Với cứ mỗi Minneapolis, nơi một số cảnh sát hung hăng tham gia vào các khóa huấn luyện “chiến binh” và nhìn nhận mình như lực lượng chiếm cứ, lại có một Camden như ở New Jersey.

Lực lượng cảnh sát của Camden quá suy đồi đến nỗi đã bị giải thể vào năm 2013 và thành phố đã bắt đầu quá trình cải tổ. Cảnh sát trưởng của họ đã có thể cùng với những người biểu tình ôn hòa diễu hành qua hết thành phố.

Cái đích bình đẳng còn xa, nhưng ít nhất đã thấy dấu hiệu 

Giữ gìn trật tự nước Mỹ là rất khó khăn vì nước này bạo lực hơn bất kì một nước giàu nào khác và người dân sở hữu nhiều vũ khí hơn cả. Có khoảng 50 sĩ quan cảnh sát bị sát hại trong khi làm nhiệm vụ mỗi năm.

Nhưng sự sụt giảm liên tục về tỉ lệ tội phạm trong ba thập kỉ qua đã nhường chỗ cho việc thực thi pháp luật theo cách ít hiếu chiến hơn – bằng việc huấn luyện sĩ quan xoa dịu, thay vì theo đuổi việc đối đầu, và khiến họ chịu trách nhiệm bất cứ khi nào sử dụng vũ lực.

Nhiều sở cảnh sát, bao gồm Camden, đã bắt lấy cơ hội đó để thay đổi chính mình. Số khác vẫn chưa, một phần do chính phủ liên bang dưới thời tổng thống Donald Trump đã giảm áp lực buộc phải thay đổi.

Nhưng cảnh sát và công tố viên hoạt động dưới sự kiểm soát của chính quyền dân chủ địa phương. Họ có thể được tổ chức để đón nhận cải cách nếu có đủ người ủng hộ điều đó.

Bi quan cũng dẫn đến việc tự chuốc lấy thất bại. Chỉ là một bước đi ngắn từ việc nghĩ rằng nạn phân biệt chủng tộc tại Mỹ là quá sâu đến nỗi không thể vượt qua đến việc cho rằng đập phá hoặc đốt cháy đồ đạc là vì lý do chính đáng, bởi đó là cách duy nhất để thu hút sự chú ý.

Nhưng nếu các cuộc biểu tình của hôm nay rơi vào tình trạng bạo loạn dai dẳng, như vào năm 1968 sau vụ ám sát Martin Luther King, thiệt hại chúng gây ra có thể được thấy rõ nhất ở các quận tập trung nhiều người Mỹ gốc Phi.

Biểu tình Mỹ 2020. Ảnh: Getty

Biểu tình Mỹ 2020. Ảnh: Getty

Những ai có thể rời đi sẽ rời đi. Những người bị bỏ lại phía sau sẽ càng thảm hại hơn, do giá trị nhà cửa tụt dốc còn cửa hàng và nhà hàng thì biến mất. Cảnh sát có thể rút lui, dẫn đến việc gia tăng tội phạm, rồi rốt cuộc lại mang đến sự kiểm soát bạo lực hơn.

Những vết sẹo này sẽ còn mãi nhìn thấy trong hàng thập kỉ. Dọc khắp đất nước, các nhà lãnh đạo da đen, những người đã chứng kiến điều này xảy ra trước đây, đang nói với những người biểu tình không được tổn hại đến động cơ của mình.

“Cuộc biểu tình nào cũng có mục đích của nó”, thị trưởng của thành phố Atlanta, Keisha Lance Botttom phát biểu, chỉ trích hành động cố ý phá hoại ở thành phố của bà.

Những ngày vừa qua, những người biểu tình đã chú ý đến điều đó và cố gắng ngăn cản những người chỉ muốn bắt đầu châm ngòi cuộc chiến – một số trong đó là những kẻ sinh sự da trắng.

Những nhà lãnh đạo da đen cũng hiểu các cuộc bạo loạn có thể phá hỏng mục tiêu chính trị bằng cách nào đó.

Khi các vùng lân cận đang rực cháy thì phần còn lại của đất nước tập trung vào việc dập lửa.

Làm hại đến các sĩ quan cảnh sát trong các cuộc bạo động có thể khiến cho những cử tri quên đi lòng cảm thông của họ nằm ở đâu khi mọi thứ mới bắt đầu.

Khi mà bạo động trở nên quyết liệt, những người ủng hộ biểu tình có thể thấy rằng yêu cầu muốn thay đổi của mình bị nhấn chìm bởi tiếng la hét phản đối đòi thiết lập trở lại.

Bình đằng còn xa nhưng ít ra đã thấy dấu hiệu. Ảnh: nationalgeographic

Bình đằng còn xa nhưng ít ra đã thấy dấu hiệu. Ảnh: nationalgeographic

Trong cuộc bầu cử tổng thống, nỗi sợ thường đánh bại chủ nghĩa lý tưởng. Ông Trump dường như mong muốn điều này trong cuộc bầu cử vào tháng 11 tới đây.

Pháp luật và mệnh lệnh đã giúp Richard Nixon đánh bại Hubert Humphrey năm 1968.  Nó có thể có hiệu quả lần nữa. Nỗi sợ hãi về nước Mỹ loạn lạc có thể phản bội lại sự thương cảm dành cho Floyd.

Nước Mỹ càng đoàn kết thì họ càng cố gắng hơn để đảm bảo toàn bộ người dân có thể sống với những lý tưởng ban đầu.

Chính các nhà lãnh đạo của những phong trào biểu tình, cùng với các thị trưởng và cảnh sát trưởng phải gây được cảm hứng cho nước Mỹ.

Nếu các cuộc biểu tình hoàn toàn phi bạo lực, chúng sẽ mang theo một sự hứa hẹn. Không phải là những người biểu tình sẽ có mọi thứ họ muốn, hoặc tất cả những sự bất công đang kìm kẹp người Mỹ gốc Phi có thể về được điều chỉnh lại trong một lần, nhưng rằng ngày mai sẽ tốt đẹp hơn hôm nay.

Vào cuối thập kỉ, Baldwin viết về sự cần thiết phải chữa lành nước Mỹ, nước này đã bắt đầu tháo dỡ hệ thống pháp lý liên quan đến chia rẽ chủng tộc. Nó cũng đã trải qua phản ứng từ những người nghĩ rằng quyền công dân đã đi quá xa.

Nước Mỹ luôn như vậy. Sự phát triển đấu tranh với điều đối lập. Nhưng người Mỹ đã phải đối mặt với phân biệt chủng tộc trong nửa thế kỷ.

Cái chết tàn nhẫn của một người đàn ông da đen đã lôi kéo những người biểu tình thuộc mọi chủng tộc đổ ra đường, đó không chỉ là dấu hiệu cho thấy còn bao nhiêu việc đang nằm phía trước nhưng cũng chỉ ra rằng tiến tới mục tiêu là điều có thể.

Mai Bùi

Tin khác

Căng thẳng Mỹ - Nga lan ra cả ngoài không gian

Căng thẳng Mỹ - Nga lan ra cả ngoài không gian

(CLO) Ngày 24/4, Nga đã bác bỏ một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc do Mỹ soạn thảo kêu gọi các quốc gia ngăn chặn chạy đua vũ trang ngoài không gian. Động thái này cho thấy căng thẳng giữa hai cường quốc đã lan ra ngoài không gian.

Thế giới 24h
WHO: Việc sử dụng rượu và thuốc lá điện tử ở giới trẻ đáng 'báo động'

WHO: Việc sử dụng rượu và thuốc lá điện tử ở giới trẻ đáng 'báo động'

(CLO) Theo một báo cáo công bố hôm thứ Năm (25/4) của chi nhánh Châu Âu thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc sử dụng rộng rãi rượu và thuốc lá điện tử trong thanh thiếu niên là “đáng báo động”.

Thế giới 24h
Mỹ sẽ gửi vũ khí tới Ukraine qua Đức và Ba Lan

Mỹ sẽ gửi vũ khí tới Ukraine qua Đức và Ba Lan

(CLO) Trong nhiều tháng, Bộ Quốc phòng Mỹ đã chuẩn bị cho ngày Hạ viện Mỹ phê duyệt gói viện trợ mới cho Ukraine trị giá 61 tỷ USD.

Thế giới 24h
NASA sắp lắp đặt mạng 4G để chuẩn bị cho con người trên Mặt trăng

NASA sắp lắp đặt mạng 4G để chuẩn bị cho con người trên Mặt trăng

(CLO) NASA và Nokia đã hợp tác lắp đặt mạng di động trên Mặt trăng nhằm chuẩn bị cho sự hiện diện lâu dài của con người trên các hành tinh ngoài Trái đất.

Thế giới 24h
Nga tiếp tục dồn ép trên chiến trường khi Ukraine chờ viện trợ Mỹ

Nga tiếp tục dồn ép trên chiến trường khi Ukraine chờ viện trợ Mỹ

(CLO) Khi Mỹ chuẩn bị chuyển 61 tỷ USD viện trợ quân sự cho Ukraine, các báo cáo từ miền đông Ukraine tiếp tục nêu bật sự thất thế của Kiev trên chiến trường.

Thế giới 24h