(NB&CL) Vụ việc một học sinh Trường THPT An Phúc, huyện Hải Hậu (Nam Định) bị bạn học cùng trường đâm tử vong chiều 9/5 vừa qua chỉ là một trong những sự vụ bạo lực học đường gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng xảy ra gần đây.
Bạo lực học đường ngày càng trở thành chuyện lớn và như nhìn nhận của chuyên gia giáo dục - ThS. Bùi Khánh Nguyên, “ngăn chặn và hạn chế bạo lực học đường không thể là việc làm một sớm một chiều của riêng lẻ một ai, mà phải là sự bắt tay triệt để, tận tâm từ nhiều phía”.
Ngày 9/5, Trường THPT An Phúc đã có báo cáo gửi các cơ quan quản lý về sự việc một học sinh lớp 11 tử vong trên đường đi từ trường về nhà. Theo nhiều thông tin, do mâu thuẫn từ trước trên mạng xã hội, sáng 8/5, tại Trường THPT An Phúc, N.P.C (sinh năm 2005, học sinh lớp 12C6) đã dùng tay tát Đ.H.A.P (sinh năm 2006, trú tại xã Hải Ninh, huyện Hải Hậu, học sinh lớp 11B6) là bạn học cùng trường. Đến khoảng 17 giờ cùng ngày, N.P.C được bạn học chở về nhà. Khi C đi đến địa phận xóm 4, xã Hải Phong, huyện Hải Hậu, thì bị Đ.H.A.P cùng nhóm bạn 4 người, đều là học sinh Trường THPT An Phúc chặn lại đánh. Bị đánh, C đã lấy một thanh kim loại tự chế dài khoảng 13cm, đầu được mài nhọn để chống trả. Hậu quả làm Đ.H.A.P bị đâm vào vùng ngực, tử vong trên đường đi cấp cứu.
Điều đau xót là bi kịch học đường tại trường An Phúc chỉ là một vụ việc mới nhất trong những vụ bạo lực học đường diễn tiến theo chiều hướng ngày càng nghiêm trọng. Chỉ cần với từ khóa “học sinh tử vong tại trường”, không khó để nhận diện những sự vụ bi kịch tương tự đã xảy ra. Đơn cử như vụ ngày 7/4/2023, một nam sinh lớp 9 bị đâm tử vong ngay trong sân trường; một học sinh lớp 9 đâm bạn tử vong nghi mâu thuẫn tình cảm tại Sóc Trăng…
Theo số liệu mới nhất của Bộ GD&ĐT cho thấy trong một năm học, cả nước xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học. Trung bình, cứ 5.200 học sinh lại có một vụ đánh nhau, cứ hơn 11.000 học sinh có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau, cứ 9 trường có một trường có học sinh đánh nhau. Nghiêm trọng hơn, đối tượng phạm tội ngày càng có xu hướng trẻ hóa, mức độ phạm tội ngày càng nghiêm trọng, hành vi bạo lực cũng ngày càng đa dạng hơn.
Theo các chuyên gia tâm lý, giáo dục, hệ lụy gây nên bởi bạo lực học đường là khôn lường và khó có thể đong đếm. Đó không chỉ là bi kịch mất đi những sinh mạng ở tuổi còn xanh mà còn là những hệ quả khó có thể bù đắp được về mặt tinh thần.
Như nhìn nhận của Tiến sĩ, Bác sĩ Đỗ Minh Loan - Trưởng khoa Sức khỏe vị thành niên, Bệnh viện Nhi Trung ương: “Các tác hại liên quan đến cơ thể thì chúng ta có thể thấy ví dụ như bầm tím, gãy xương, chấn thương sọ não hay nặng hơn có thể tử vong. Ngoài các tổn thương về cơ thể, chúng tôi thấy hậu quả nặng nề và lâu dài hơn đó là các tổn thương về tinh thần. Có những trẻ từ chối không muốn đến trường nữa, nặng hơn có thể gây ra các rối loạn tâm thần, ví dụ các trường hợp trầm cảm, thậm chí có những bạn đã tự tử”.
Cũng theo bác sĩ Đỗ Minh Loan, những nạn nhân của bạo lực học đường có thể có xu hướng bạo lực người khác bởi học cách sử dụng bạo lực trong việc giải quyết vấn đề. Những vết tím bầm rồi cũng sẽ phai nhưng vết thương tâm lý thì chưa biết bao giờ mới có thể lành lặn. Chuyên gia tâm lý Hồ Lâm Giang cũng cho rằng, một trong những nỗi ám ảnh của các em là bị cô lập, bị kỳ thị, và đặc biệt là việc bị dọa đánh hội đồng là một ám ảnh và tạo khủng hoảng tinh thần rất lớn.
Nhiều trường hợp học sinh giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực là vấn đề đáng báo động. Thực trạng là nghiêm trọng, hệ lụy là rõ ràng và khôn lường. Vấn đề lớn nhất còn lại được đặt ra vẫn là câu hỏi không hề mới: Làm sao để giảm thiểu bạo lực học đường?
Một câu hỏi không hề mới và cho tới nay vẫn chưa có được lời giải thoả đáng, cũng đủ cho thấy sự nan giải, phức tạp của vấn đề bạo lực học đường. Để có giải pháp thì phải nhìn nhận rõ nguyên nhân. Chuyên gia tâm lý Hồ Lâm Giang cho rằng bạo lực học đường nảy sinh có nhiều nguyên nhân, bao gồm cả yếu tố về tâm lý lứa tuổi. Lứa tuổi học sinh thích thể hiện, hiếu thắng, bốc đồng nên dễ nảy sinh những hành vi thiếu kiểm soát.
“Yếu tố thực sự theo tôi đến từ nhận thức về bạo lực, sự thấu hiểu – đồng cảm của các em học sinh với nhau, sự bức bối, căng thẳng từ cuộc sống, học tập đến ảnh hưởng của các phim hành động, của sự bức bối do lối sống, sinh hoạt. Đặc biệt là sự thiếu quan tâm, yêu thương, dạy dỗ từ người lớn….” - Chuyên gia tâm lý Hồ Lâm Giang cho biết.
Là một người làm giáo dục, tiếp xúc hằng ngày với các em, thầy Huỳnh Thanh Phú - Trường THPT Nguyễn Du (quận 10, TP.HCM) từng cho rằng những vụ bạo lực học đường gần đây có tính chất càng tàn bạo, phản ánh một số vấn đề đáng lo ngại. Thứ nhất, tình trạng “sống ảo”, anh hùng bàn phím; muốn chứng tỏ mình thông qua những clip bạo lực. Thứ hai, là sự vô cảm, thiếu tình thương, của giới trẻ; khi biết thương yêu đoàn kết thì các em không thể hành xử cay nghiệt, gây thương tích cho bạn hoặc thờ ơ trước sự việc. Thứ ba, đây là hồi chuông báo động để ngành giáo dục cần nhìn lại giáo trình giảng dạy trong suốt thời gian dài đã luôn tập trung vào việc dạy chữ mà thiếu dạy làm người, hay nói cách khác là dạy kỹ năng sống cho các em.
Quan điểm của thầy Huỳnh Thanh Phú có lẽ không khác với góc nhìn của chuyên gia giáo dục ThS. Bùi Khánh Nguyên. Theo ông, “ngăn chặn và hạn chế bạo lực học đường không thể là việc làm một sớm một chiều của riêng lẻ một ai, mà phải là sự bắt tay triệt để, tận tâm từ nhiều phía”.
Ở đây, ngoài khía cạnh “từ nhiều phía”, nghĩa là sự vào cuộc đồng loạt của cả gia đình, nhà trường và xã hội, thiết nghĩ cần nhấn mạnh tới hai chữ “tận tâm”, tận tâm hơn nữa. Bởi với một vấn nạn với quá nhiều hệ luỵ khôn lường tới thế hệ trẻ như thế này, mọi sự qua loa, nói rồi để đấy, làm cho xong, làm chưa thực sự đến cùng và quyết liệt, thì hiệu quả sẽ vẫn là con số O.
Với ngành giáo dục, câu chuyện “việc dạy chữ mà thiếu dạy làm người, hay nói cách khác là dạy kỹ năng sống cho các em” cần phải được hiện thực hoá một cách cụ thể quyết liệt hơn nữa. Việc mới đây, Bộ GD&ĐT cho biết đã và đang thực hiện 7 giải pháp phòng ngừa và đẩy lùi tình trạng bạo lực học đường, trong đó có việc chỉ đạo các cơ sở giáo dục xây dựng trường học dân chủ, an toàn, lành mạnh, thân thiện, xây dựng tình bạn đẹp, nói không với bạo lực học đường… có thể xem là những nỗ lực đáng trân trọng bước đầu.
Với các cơ quan chức năng, như nhìn nhận của ông Đinh Công Sỹ - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội là việc cần thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó quan trọng nhất là hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng chống bạo lực học đường, sửa đổi, bổ sung các quy định về chế tài xử lý đối với các hành vi lệch chuẩn trên không gian mạng; tăng cường năng lực ứng phó của các cơ quan chức năng trong việc kịp thời gỡ bỏ các thông tin xấu, thông tin độc hại trên mạng xã hội có thể gây ra các hành vi bạo lực học đường; cần xây dựng và thực hiện có hiệu quả cơ chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình và chính quyền địa phương, nhất là cơ chế chia sẻ thông tin đúng, thông tin kịp thời khi có dấu hiệu của vụ việc bạo lực học đường. Cá thể hóa trách nhiệm của các bên trong quá trình tiếp nhận, giải quyết vụ việc.
Và trong câu chuyện loại trừ bạo lực học đường, không thể thiếu sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa gia đình và nhà trường… Đặc biệt, là sự thấu hiểu, chia sẻ, gần gũi hơn nữa từ gia đình, từ những người làm cha làm mẹ. Nói như chuyên gia tâm lý Hồ Lâm Giang, trẻ em cần được dạy dỗ cách tự phòng vệ, việc không thể dùng bạo lực để bắt nạt bạn bè, việc thấu hiểu và đồng cảm với người khác - điều này cần bắt đầu từ gia đình, sau đó mới tới nhà trường và xã hội.
Hay góc nhìn của Chuyên gia tâm lý Hoàng Trung Học thiết nghĩ cũng rất đáng được quan tâm: “Các bậc phụ huynh cần chú ý giáo dục nhận thức cho con trẻ hiểu rằng, nếu chúng vung nắm đấm với bạn, đó không phải là hành động của một “anh hùng”, mà là một hành vi bạo lực đáng bị lên án.
Ngược lại, nếu chúng thụ động chấp nhận hành vi bạo lực, chúng sẽ phải chịu đựng những thương tổn không đáng có. Chúng ta không tán thành việc con cái dùng bạo lực với người khác. Chúng ta cũng không cổ xúy việc dùng bạo lực để chế ngự bạo lực, nhưng cần dạy trẻ cách ứng phó tích cực. Đó là biết tự vệ, biết lên tiếng trước bạo lực thay vì chịu trận và trở thành nạn nhân”.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn, ngày 8/4, TP HCM và khu vực Nam Bộ tiếp tục xuất hiện nắng nóng với nhiệt độ cao nhất 35-36 độ, có nơi trên 36 độ. Thời gian nắng nóng trong ngày kéo dài 12–15 giờ, dự báo nắng nóng có khả năng duy trì đến khoảng ngày 10/4.
(CLO) Nga tuyên bố sẵn sàng làm mọi cách có thể để giúp hạ nhiệt căng thẳng giữa Mỹ và Iran liên quan đến chương trình hạt nhân của Tehran, trong bối cảnh Mỹ gây áp lực buộc Iran phải ký thỏa thuận hạt nhân, nếu không sẽ đối mặt nguy cơ bị tấn công quân sự.
(CLO) Chiều 7/4, theo Phòng Cảnh sát giao thông - Công an TP Hà Nội, trong 3 ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, an toàn giao thông được bảo đảm, không xảy ra ùn tắc kéo dài.
(CLO) Hội Nhà báo Palestine cho biết số lượng nhân viên truyền thông thiệt mạng trong các cuộc tấn công của Israel vào Gaza kể từ tháng 10/2023 đã tăng lên 210 sau vụ giết hại nhà báo Helmi al-Faqawi.
(CLO) Khoảng 17.980 học sinh tại thành phố Duisburg, miền tây nước Đức đã buộc phải nghỉ học vào ngày 7/4 sau khi một loạt thư nặc danh với nội dung đe dọa cực đoan được gửi đến nhiều trường học trong khu vực.
(CLO) Lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) - Công an TP.Hà Nội đã triển khai mô hình “Vành đai an toàn đường sắt” nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trước thực trạng người dân và du khách tập trung check-in tại khu vực cà phê đường tàu.
(CLO) Mặc dù chính quyền địa phương đã “tuýt còi”, nhiều lần yêu cầu chủ cơ sở tháo dỡ công trình sai phạm, tuy nhiên cá nhân này vẫn ngó lơ không thực hiện. Mới đây, UBND xã Hải Yang, huyện Đăk Đoa (Gia Lai) đã có kế hoạch tổ chức cưỡng chế, phá dỡ toàn bộ công trình sai phạm.
(CLO) Nghị quyết 171 của Quốc hội và Nghị định 175 của Chính phủ đã bổ sung đầy đủ các phương thức tiếp cận, sử dụng đất để thực hiện dự án nhà ở thương mại, những quy định này tại Luật Đất đai 2024 chưa quy định rõ.
(CLO) Tập đoàn Đèo Cả vừa có văn bản gửi Bộ Xây dựng đề xuất đầu tư nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn Nội Bài - Bắc Ninh lên cao tốc 6 làn xe theo hình thức PPP.
(CLO) Người dân Hà Nội rộn ràng đón kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch) bằng những khoảnh khắc đáng nhớ. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương không chỉ là dịp nghỉ ngơi, mà còn là thời khắc để bên cạnh người thân, vun đắp tình yêu trong mỗi mái ấm, để từ đó dệt nên sợi dây bền chặt, gắn kết trọn vẹn cả dân tộc Việt Nam.
(CLO) UBND phường Quang Trung vừa đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu cho gói thầu xây lắp, thuộc dự án xây dựng Trường THCS Quang Trung (phường Quang Trung, TP Vinh, tỉnh Nghệ An).
(CLO) Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ, Sở này đã đón tiếp, cấp thẻ, hỗ trợ tác nghiệp cho 230 phóng viên thuộc 57 cơ quan báo chí của Trung ương và địa phương trong dịp Lễ hội Đền Hùng - Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm 2025.
(CLO) Đại úy Lê Ngọc Anh, Phó Trưởng Công an xã Yên Hồ, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh là một trong những người chiến sĩ công an điển hình, luôn tận tâm, hết lòng vì công tác bảo vệ an ninh trật tự và chăm lo đời sống của nhân dân. Với sự dũng cảm, nhiệt huyết và tận tụy trong công việc, anh đã trở thành một tấm gương sáng trong lực lượng Công an Nhân dân Việt Nam.
(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng TP Thanh Hóa vừa đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu số 9, thuộc Dự án "Mở rộng Đại lộ Đông Tây, đoạn từ Cầu Cao đến thị trấn Rừng Thông".
(CLO) Ngày 7/4, Đội CSGT An Sương (Phòng CSGT Công an TP HCM – PC08) lập biên bản xử phạt 5 trường hợp người đi bộ qua đường không đúng nơi quy định. Theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP, mỗi trường hợp vi phạm bị phạt tiền từ 150.000 đồng đến 250.000 đồng.
(CLO) Không còn đơn thuần là giải trí, những phiên livestream bóc phốt, các đoạn clip đấu tố trên mạng xã hội đang thu hút hàng trăm nghìn lượt theo dõi mỗi đêm. Nhiều người trẻ “mắc kẹt” trong những chuỗi drama (lùm xùm) liên miên mà không nhận ra sự lệch chuẩn trong cảm xúc và nhận thức đang âm thầm diễn ra. Khi mạng xã hội trở thành sân khấu thị phi, điều gì sẽ xảy ra với sức khỏe tinh thần và văn hóa tiêu dùng nội dung của cả một thế hệ?
(NB&CL) Các chuyên gia kỳ vọng, dự thảo Luật Đường sắt sửa đổi sẽ tập trung vào việc ứng dụng khoa học công nghệ, tăng cường hợp tác quốc tế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hướng tới một ngành đường sắt phát triển bền vững và hội nhập mạnh mẽ với khu vực và thế giới.
(NB&CL) Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung… đã một trong những chủ trương lớn được Đảng, Nhà nước quyết tâm hiện thực hoá từ rất lâu. Và đến nay, trong bối cảnh đất nước đang đứng trước những mục tiêu lớn: tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 – 2030, phấn đấu đến năm 2030 trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 là nước phát triển, có thu nhập cao… làm thế nào để chủ trương ấy thực sự đi vào cuộc sống, thực thi hiệu quả đang được xem là ưu tiên hàng đầu.
(NB&CL) Năm 2025 là năm đánh dấu bước tiến mới với Kết luận số 126-KL/TW và 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Đặc biệt, chủ trương sáp nhập tỉnh, xã và bỏ cấp huyện thể hiện tư duy đột phá trong cải cách hành chính.
(NB&CL) Chính sách thị thực linh hoạt là một công cụ quan trọng để tăng sức hấp dẫn của điểm đến, giúp Việt Nam cạnh tranh tốt hơn với các nước trong khu vực. Và giờ đây, sau rất nhiều mong ngóng, du lịch Việt đang đứng trước thời cơ vàng để có thể bứt phá khi Việt Nam miễn thị thực cho công dân 16 nước từ ngày 1/3/2025 đến 31/12/2025 trong khuôn khổ Chương trình kích cầu phát triển du lịch.
(NB&CL) Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN), dự kiến trình Quốc hội vào tháng 10 năm nay và thông qua vào tháng 5/2026. Đây là một trong những bước đi quan trọng trong lộ trình cải cách thuế, hướng đến mục tiêu vừa đảm bảo nguồn thu ngân sách, vừa giảm gánh nặng tài chính cho người dân và doanh nghiệp.
(NB&CL) Báo chí Cách mạng tròn 100 năm tuổi cũng là lúc đất nước chuyển động mạnh mẽ vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Trong bối cảnh ấy, như Tổng Bí thư Tô Lâm từng nhấn mạnh: “Kỷ nguyên mới đặt ra yêu cầu nhiệm vụ mới, cao hơn đối với Báo chí Cách mạng, đòi hỏi báo chí cũng phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc, xứng tầm nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại”. Trong những yêu cầu, nhiệm vụ mới ấy, chắc chắn không thể thiếu trọng trách bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng.
(NB&CL) Thời gian qua, hàng loạt vụ việc liên quan đến người nổi tiếng, KOL quảng cáo sản phẩm sai sự thật đã gây bức xúc trong dư luận. Tình trạng này không mới và vẫn tiếp tục tái diễn, đặt ra nhiều câu hỏi về tính hiệu quả của chế tài xử lý. Phóng viên đã trao đổi với luật sư Bùi Đình Ứng (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) để làm rõ hơn vấn đề này.
(NB&CL) Được cho là nhân tố then chốt đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025, để khu vực kinh tế tư nhân thực sự “cất cánh”, theo các chuyên gia, cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính sách, môi trường kinh doanh thuận lợi và sự đổi mới từ chính các doanh nghiệp.
(NB&CL) Việt Nam đang trở thành một nhân tố mới quan trọng trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu - nhận định ấy của báo chí quốc tế đang ngày càng được củng cố khi Việt Nam đang hối hả, quyết liệt để biến mục tiêu thành hiện thực.