(CLO) Dạo gần đây, không ít vụ bạo lực học đường diễn ra khắp nơi, khiến dư luận xôn xao. Trong khi đó, nhiều học sinh cho biết đã từng trải qua cảm giác bị bắt nạt một lần, nhưng hiếm khi chia sẻ với gia đình, nhà trường.
“Thể xác ở đây nhưng tâm trí không ít lần… nhảy cầu”
Hiện nay, tình trạng bạo lực học đường đã và đang khiến nhiều người cảm thấy lo ngại. Nhiều vụ bắt nạt bằng vũ lực cũng như lời nói liên tiếp diễn ra, khiến không ít trẻ lựa chọn những quyết định dại dột, để lại những ảnh hưởng không mấy tốt đẹp đến tương lai bản thân, gia đình, xã hội. Những sự việc này, vốn dĩ xuất phát từ những mâu thuẫn, lí do nhỏ nhặt của tuổi đang phát triển.
Trước đó, vụ một học sinh nam đánh bạn dã man tại Trường THCS Rạng Đông khiến dư luận bức xúc. Ảnh cắt từ video
Trao đổi với phóng viên, em M.H. (14 tuổi, ngụ Hải Dương) cho biết, H. nhận thức được bản thân bị bắt nạt cách đây 1 năm. Thời điểm đó, hậu quả để lại là tâm lý của em trở nên tệ hơn, H. thành một cô bé lúc nào cũng tự ti, sợ hãi.
“Tôi không bị đánh đập, nhưng lại bị một nhóm bạn nữ trong lớp dùng lời nói để hành hạ. Các bạn còn ghi xấu trên bàn học, cửa sổ. Mỗi khi đến lớp, nhìn thấy những lời chửi bới viết khắp trên bản khiến tôi bật khóc ngay tại đó. Đó là những ngày tháng sợ hãi nhất đối với tôi. Tôi sợ việc phải đi học, nhìn mặt những người đã bắt nạt mình”, H. kể.
Không dừng lại ở đó, cô gái 16 tuổi còn từng bị bạn nhốt trong phòng học khi đang trực nhật, đến lúc mở cửa chạy ùa ra thì tiếp tục bị các bạn đổ nước lên người.
“Các bạn nói chỉ đùa thôi, nhưng tôi lại không thấy vui chút nào. Tôi có nói chuyện với giáo viên chủ nhiệm nhưng cô không giải quyết, mà còn trách ngược lại vì tôi làm gì đó thì các bạn mới làm như vậy”, cô gái bộc bạch.
Từng là lớp trưởng, H. đành xin từ chức, một phần vì mệt mỏi, phần vì khá thất vọng về phản ứng của cô chủ nhiệm khi em bị bắt nạt.
Dù bằng lời nói hay vũ lực, không học sinh đều trải qua ít nhất một lần bị bắt nạt, cô lập. Ảnh minh họa
“Lúc đó đi học về, tôi chỉ biết chạy ùa lên phòng rồi khóc. Sau một thời gian thì tôi và các bạn làm hòa, trở lại bình thường nhưng những ký ức đó làm sao quên được. Lúc nào tôi cũng sợ hãi, cảm nhận câu chuyện mình bị bạo lực học đường sẽ tái diễn”, H. nói.
Đồng cảm với M.H., nữ sinh B.H. (18 tuổi, ngụ Hà Nội) chia sẻ rằng khi vừa lên lớp 9, H. phải chuyển trường nên sợ bản thân sẽ khó kết bạn. Vì là người sống hướng nội, ít nói, sợ giao tiếp, sau một thời gian, H. vô tình bị cô lập và tiếp tục nghe có người bàn tán về mình.
“Ban đầu các bạn nói sau lưng nhưng về sau nói trước mặt tôi luôn. Sau khi chuyển trường khoảng 1 tuần, cộng thêm việc nhiều lúc không hiểu làm sai điều gì, cứ bị mẹ la mắng nên tâm lý hơi bất ổn. Tôi có nói chuyện với mẹ cũng như giáo viên chủ nhiệm nhưng lại không có tác dụng gì”, H. tâm sự.
Từ đó, H. dần sợ tới trường, tan học cũng không muốn về nhà. “Cả hai chỗ đó như địa ngục vậy” – H. thốt lên. Khoảng 1 tháng sau, H. bắt đầu bộc phát, trở nên chống đối lại gia đình và bỏ học. Thấy vậy, gia đình H. cho phép em quay lại trường cũ học, nhưng “bóng ma” tâm lý lại chưa thôi ám ảnh H., khiến em một lần nữa thu mình với những thứ xung quanh, không có bạn bè thân thiết đến cuối năm cấp 3. Hiện tại, H. đã bắt đầu những tháng đầu tiên của cánh cửa đại học, song câu chuyện lúc trước tiếp tục khiến em không thể kết bạn với ai.
Ngoài ra, em H.N. (13 tuổi, ngụ Hải Dương) cũng chung hoàn cảnh của hai trường hợp trên.
“Các bạn tìm được địa chỉ Facebook của tôi, sau đó không ngừng bình luận mỉa mai. Đau khổ nhất là những lần các bạn thả sâu, phá đồ dùng học tập, hất nước, châm chọc ngoại hình. Nhớ có lần tôi bật khóc trong tiết Ngữ Văn, giáo viên cứ vờ như không nhìn thấy gì. Thật sự đã có một thời gian tâm lý tôi rất tồi tệ, chỉ thấy chán nản và từng có ý định tự tử”, N. nói.
Cần sự quan tâm, giúp đỡ
Khảo sát 30 giáo viên (GV), 189 HS tại các trường THPT ngoài công lập ở TP.HCM từ tháng 10/2021 đến tháng 4/2022, theo SV Lê Hoàng Phúc (Trường ĐH Sư phạm TP. HCM), về các yếu tố chủ quan trong giải quyết vấn đề khi bị bắt nạt học đường, thì “Lạc quan về các vấn đề bản thân gặp phải trong cuộc sống” và “Thường xuyên chia sẻ với cha mẹ và người thân” có điểm trung bình thấp nhất (lần lượt là 2.35/4 và 1.76/4).
Ngoài tự trang bị kiến thức giáo dục, kỹ năng sống, các em cũng cần sự đồng hành, sẻ chia từ gia đình, nhà trường. Ảnh minh họa
Nghiên cứu cho thấy rằng, ít học sinh xây dựng được những cảm xúc tích cực trong quá trình đương đầu với vấn đề , cùng với sự khó khăn trong việc chia sẻ, giao tiếp với gia đình, người thân để hỗ trợ các em giải quyết các vấn đề nạn bạo lực tinh thần trên mạng xã hội.
Ở yếu tố khách quan, cụ thể là yếu tố gia đình và nhà trường, “Gia đình luôn cảm thông với các vấn đề gặp phải” và “Nhà trường thường tổ chức hướng dẫn các kỹ năng giải quyết vấn đề” là hai biểu hiện có ĐTB cao nhất lần lượt là 1.85/4 và 2.33/4. Đồng thời, “Cha mẹ thường đánh / la mắng khi làm điều sai” và “Kịp thời khai báo với nhà trường khi bị bạo lực tinh thần trên mạng xã hội”có ĐTB thấp nhất lần lượt là 1.64/4 và 1.7/4.
Điều này đã cho thấy yếu tố gia đình là yếu tố ít có sự tác động đến biện pháp ứng phó của học sinh trung học phổ thông khi bị bạo lực tinh thần trên mạng xã hội, gia đình đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nên thái độ-nhận thức và suy nghĩ của các em học sinh, tuy nhiên, đứng trước những biến động về bạo lực tinh thần trên mạng xã hội thì yếu tố gia đình vẫn chưa thể đồng hành, hỗ trợ và tác động đến các em.
Từ số liệu trên, ta có thể thấy, sự kết nối giữa các em học sinh và gia đình (nói chung), và phụ huynh (cha - mẹ, nói riêng) đã không còn đạt ở mức độ kết nối tốt. Trong bài khảo sát, một số học sinh còn cho rằng cha mẹ chẳng những không thể giúp đỡ con cái mà còn làm tăng thêm những biến động, tổn thương về mặt tâm lý cho các em trong quá trình đương đầu với những khó khăn bằng những hành vi như (la mắng, làm quá vấn đề, đổ lỗi cho con cái,…). Nhà trường là yếu tố khách quan có ảnh hưởng nhưng nằm ở mức “lưỡng lự”.
Từ đó cho thấy, sự tác động của nhà trường thông qua các bài giảng về kỹ năng sống, kỹ năng đương đầu, ứng phó với tình huống cuộc sống đã có sự ảnh hưởng đến nhận thức, thái độ, hành vi của các em học sinh, song mức độ ảnh hưởng vẫn chưa đạt ở mức tốt, còn nhiều những vấn đề cần nhà trường thay đổi và cải tiến để có thể ảnh hưởng được những điều tích cực nhiều hơn cho các em khi đưa ra biện pháp ứng phó khi bị bạo lực tinh thần trên mạng xã hội.
“Để phòng tránh việc bị bạo lực học đường, học sinh cần xây dựng những nguyên tắc bảo mật riêng cho chính bản thân mình khi tham gia vào các trang mạng xã hội. Việc trau dồi các kỹ năng đương đầu với khó khăn hay những tình huống bất như ý luôn là một trong những kiến thức quan trọng hàng đầu mà các em học sinh cần phải nắm rõ và nâng cao. Ngoài ra, cần chủ động trong việc kêu gọi sự hỗ trợ, trợ giúp từ phía ngoại lực như: chia sẻ những khó khăn với chuyên gia, chia sẻ những khó khăn với gia đình, hay nói với nhà trường bị bạo lực tinh thần trên mạng xã hội”, nhóm sinh viên khuyến nghị.
Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu đề xuất thêm rằng phụ huynh có thể tham gia các buổi Workshop về tâm lý trẻ, đọc các loại sách nâng cao, thấu hiểu tâm lý trẻ, đồng thời học cách lắng nghe mà không lên án hay phán xét con cái, học cách quản lý cảm xúc của mình bằng những phương pháp cân bằng như thiền, hít thở sâu, yoga,… Việc cha mẹ lắng nghe, thấu hiểu và cảm thông cho con sẽ tạo ra cơ hội giúp con cái có thể mở lòng, chia sẻ về những khó khăn con đang gặp phải cũng như cùng con chọn lựa được biện pháp ứng phó phù hợp nhất.
Đồng thời, nhà trường tăng cường các tiết dạy ngoài giờ lên lớp về những kỹ năng phòng chống bạo lực, giảng dạy và cho học sinh thực hành về các kỹ năng đương đầu với khó khăn, tình huống, tổ chức các chuyến đi ngắn hạn thực tế giúp các em nhớ lâu hơn, đồng thời nhà trường luôn luôn phải có các đội ngũ thuộc chuyên viên tham/tư vấn dành cho học sinh nhằm giúp các em có thể bộc lộ ra những khó khăn và tìm ra hướng đi phù hợp cho mình.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đồng ý giao UBND tỉnh Bắc Giang là cơ quan chủ quản thực hiện Dự án đầu tư xây dựng cầu Vân Hà, kết nối xã Vân Hà, thị xã Việt Yên, tỉnh Bắc Giang với phường Hòa Long, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
(CLO) Ngày 4/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump chia sẻ một video về cuộc không kích gần đây vào lực lượng Houthi với dòng chú thích: "Họ sẽ không bao giờ đánh chìm tàu của chúng ta nữa".
(CLO) Ngày 5/4, truyền thông nhà nước Triều Tiên đưa tin nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã trực tiếp thử nghiệm một khẩu súng bắn tỉa mới được phát triển, trong chuyến thị sát một đơn vị đặc nhiệm.
(CLO) Ngày 5/4/2025, tại Trung tâm Thông tin văn hóa Hồ Gươm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp cùng họa sỹ Bùi Văn Toản tổ chức triển lãm nghệ thuật tranh kính vỡ với chủ đề "Sáng trong ngọc kính". Triển lãm trưng bày 08 tác phẩm tranh nghệ thuật, giới thiệu chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng các vị Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam qua các thời kỳ từ năm 1945 đến nay.
(CLO) Liên minh châu Âu chuẩn bị áp mức phạt hơn 1 tỷ USD đối với nền tảng X của tỷ phú Elon Musk, do vi phạm nghiêm trọng các quy định về nội dung và thông tin sai lệch.
(CLO) Hôm 4/4, ba nhà máy hóa chất tại Nga đồng loạt gặp sự cố khẩn cấp, khiến ít nhất ba người bị thương và hai cơ sở phải ngừng hoạt động do mất điện.
(CLO) Hôm 4/4, SpaceX của Elon Musk, United Launch Alliance (ULA) và Blue Origin của Jeff Bezos đã giành được các hợp đồng phóng tên lửa từ Lực lượng Không gian Hoa Kỳ với tổng trị giá 13,5 tỷ USD.
(CLO) Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã đấu tranh làm rõ dấu hiệu vi phạm quy định về khai thác tài nguyên (cát) của Công ty Cổ phần khoáng sản Thiên An Phát và các đơn vị có liên quan, khởi tố 4 đối tượng.
(CLO) Giữa phố thị tấp nập, làng Định Công (quận Hoàng Mai, Hà Nội) vẫn giữ cho mình nét trầm mặc với nghề đậu bạc truyền thống – một trong bốn nghề tinh hoa từng làm nên tên tuổi đất Thăng Long xưa. Những người thợ nơi đây, qua bao thế hệ, vẫn miệt mài bên bàn nguội, hun đúc niềm đam mê và chung tay giữ lấy một phần hồn cốt của làng nghề Việt.
(CLO) Sáng ngày 5/4, tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Hội thảo quốc tế về “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc “Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” trong lĩnh vực đầu tư” đã khai mạc.
(CLO) Ngày 5/4, theo Sở Tài chính Hải Dương, tỉnh này đã tạm dừng chi 113,3 tỷ đồng mua sắm tài sản, trang thiết bị làm việc, nhằm tiết kiệm, chống lãng phí trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính,
(CLO) Bằng những kinh nghiệm nhiều năm "tác chiến", những cơ duyên được học hỏi từ các chuyên gia trên thế giới cùng thực tiễn đào tạo các phóng viên ảnh, nhà báo Nguyễn Tiến Anh Tuấn - Phó Ban Thư ký toà soạn, Trưởng khối nội dung Media - Báo Dân trí- đã đưa ra nhiều quan điểm, nhiều câu chuyện thực tế hữu ích xung quanh chủ đề này trong bài viết gửi báo Nhà báo và Công luận.
(CLO) Năm 2025, Bộ Xây dựng đã bố trí 69,187 tỉ đồng trong kế hoạch bảo trì hệ thống Quốc lộ năm 2025 cho tuyến Quốc lộ 3C để thực hiện việc duy tu, bảo dưỡng để bảo đảm an toàn giao thông trên tuyến.
(CLO) Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố áp thuế nhập khẩu trên diện rộng, thị trường chứng khoán toàn cầu đã lao dốc trong hai ngày liên tiếp.
Sáng 5/4, tại Trường THPT Hà Đông (quận Hà Đông, TP Hà Nội), chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp năm 2025” do Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức đã diễn ra sôi nổi, thu hút sự tham gia của gần 2.000 học sinh đến từ các trường THPT Hà Đông, THPT Ngô Thì Nhậm, THPT Văn Lang cùng đông đảo phụ huynh và thầy cô giáo.
Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng (HIU) đã đón tiếp trọng thị đoàn đại diện Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP.HCM, Viện Giáo dục Quốc tế Hoa Kỳ (IIE) và các lãnh đạo cấp cao của 20 trường đại học Hoa Kỳ, trong khuôn khổ chương trình “Hợp tác Học thuật Quốc tế Việt Nam” (IAPP Vietnam), nhân dịp kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hoa Kỳ.
(NB&CL) Dạy thêm học thêm có nguyên nhân từ việc giáo dục chạy theo điểm số, kiến thức mà không coi trọng đến hình thành năng lực, phẩm chất người học.
(CLO) Ngày 2/4, theo thông tin từ UBND thành phố Hải Dương, bài đánh giá năng lực vào lớp 6 trường THCS trọng điểm năm học 2025 - 2026 sẽ có thêm môn tiếng Anh.
(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Thanh Hoá vừa có văn bản về việc quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm trong tổ chức, hoạt động dạy thêm, học thêm (DTHT).
(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định đã ban hành Văn bản số 569/SGDĐT-QLCLGD gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố; các đơn vị trực thuộc Sở; các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên thông báo về thời gian thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2025 - 2026.
(CLO) Kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực năm nay có sự tham gia của 187 thí sinh đến từ các tỉnh, thành phố trên cả nước đã kết thúc và những thành viên xuất sắc nhất đã được lựa chọn đại diện cho Việt Nam.
(CLO) Một trong những thay đổi trong tuyển sinh đại học của năm 2024 so với các năm trước đây chính là sự tăng lên gần 20 nghìn thí sinh theo học các ngành STEM so với năm 2023 và được đánh giá là xu thế rất tích cực.
Hơn 5 nghìn cơ hội việc làm được gần 70 doanh nghiệp trong và ngoài nước mang tới Ngày hội việc làm Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (HaUI) năm 2025, phản ánh niềm tin của các doanh nghiệp vào năng lực của sinh viên HaUI, cũng như nhu cầu cấp thiết về nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay.
Chiều 29/3, tại Trụ sở Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài - Bộ Ngoại giao, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) phối hợp cùng Ban Truyền hình Đối ngoại (VTV4) - Đài Truyền hình Việt Nam chính thức ra mắt chương trình truyền hình “Tiếng Việt diệu kì”, hướng tới cộng đồng trẻ em người Việt sinh sống tại nước ngoài.