Bạo lực học đường nhìn từ góc độ tâm lý

Thứ ba, 02/04/2019 17:48 PM - 0 Trả lời

(CLO) Vụ nữ sinh lớp 9 trường THCS Phù Ủng bị đánh hội đồng đã gây rất bức xúc trong dư luận. Để hiểu rõ vấn đề này nhìn theo góc độ tâm lý P.V báo Nhà báo và Công luận đã có cuộc trao đổi với chuyên gia tâm lý Nguyễn Xuân Tuấn Anh - GĐ TT Giáo dục đặc biệt tỉnh Hải Dương.

Gian nan dậy trẻ có tâm lý

Gian nan dậy trẻ có tâm lý "đặc biệt"

Là một chuyên gia tâm lý hàng ngày tiếp xúc với rất nhiều học sinh đặc biệt, ông có gặp nhiều trường hợp như vụ nữ sinh lớp 9 tại trường THCS Phù Ủng không?

Trung bình hàng tháng, Trung tâm giáo dục đặc biệt Hải Dương ngoài việc can thiệp, hỗ trợ những bạn có nhu cầu giáo dục đặc biệt như Autism (hội chứng tự kỷ), ADHD (tăng động giảm chú ý)… thì còn đánh giá và tham vấn học đường dành cho những bạn học sinh trong trường học từ tiểu học đến THPT. Trong số đó, trường hợp học sinh bị đánh hội đồng diễn ra không chỉ ở trường THCS mà ở các trường THCS, THPT đều có.

Theo tôi đây là một hiện tượng rất đáng báo động. Tại Trung tâm giáo dục đặc biệt Hải Dương số học sinh đến tư vấn do bạo lực học đường ngày càng gia tăng. Mỗi trường hợp là một câu chuyện đau lòng và mức độ ngày càng bị biến tướng đến không ngờ.

Từ sự việc nữ sinh lớp 9 trường THCS Phù Ủng, xã hội cần có cái nhìn nghiêm túc về bạo lực học đường bởi những hậu quả khôn lường của nó.

Mọi người cần hiểu bạo lực học đường ở đây không chỉ đơn giản là đánh đập về mặt thể xác; mà nên hiểu theo nghĩa rộng hơn là về mặt tinh thần như cô lập, chỉ trích, body shaming (miệt thị ngoại hình), bị ép buộc theo những gì mình không muốn làm….

Những em này khi đến tham vấn tại trung tâm thường có một biểu hiện chung là trở nên chai lỳ, ít nói, kết quả học tập giảm sút, và cũng không muốn chia sẻ với gia đình.

Sau một thời gian dài như vậy mà không có sự phát hiện và giáo dục, chữa trị kịp thời trẻ sẽ rất dễ rơi vào tự kỷ. Khi đó, việc chữa trị càng trở nên khó khăn.

Ông có thể cho biết một số trường hợp cụ thể ?

Tôi từng tham vấn cho một học sinh lớp 7, bố mẹ em có thắc mắc: “Các học kỳ trước, con học hành rất tốt, nhưng đến học kỳ II năm lớp 6 kết quả của con kém đi trông thấy và đến năm lớp 7 con hoàn toàn buông xuôi; Lúc nào cũng có cảm giác như buồn ngủ, không tập trung, phản ứng với cô giáo và bố mẹ. Hầu như gia đình bất lực trong việc dạy con gái”.

Sau khi tìm hiểu ra nguyên nhân thì bạn nữ này đã bị một nhóm bạn bắt nạt trong một khoảng thời gian khá dài.

Bạn ấy có biểu hiện của stress nặng, trở nên thu mình và không còn thiết tha với việc tương tác xã hội, dễ cáu bẳn với những người xung quanh.

Với trường hợp này điều trước tiên chính từ phía gia đình nên thay đổi cách cư xử với con cái.

Khi đó bạn học sinh đang 14 tuổi, lứa tuổi rất dễ bị khủng hoảng tâm lý nếu không có định hướng đúng đắn từ người lớn.

Qua tìm hiểu tôi được biết, học sinh này đã bị áp lực từ chính sự kỳ vọng của bố mẹ. Do đó, em không thể tâm sự với ai khi có chuyện xảy ra, luôn sống thu mình.

Đối với các bạn học sinh đánh hội đồng em, tôi cũng tìm hiểu và phân tích cho các bạn hiểu về việc gây tổn thương người khác là như thế nào, tác hại của việc làm các bạn ấy gây ra.

Sau đó, các bạn đánh hội đồng bạn học sinh lớp 7 đã xin lỗi bạn bị bạo hành, bố mẹ em cũng kiềm chế bớt đi sự quan tâm quá mức, để đặt áp lực con. 

Và sau 3 tháng điều trị, em này đã hòa nhập lại với bạn bè và tâm sự nhiều hơn với bố mẹ. Một thời gian không phải ngắn để hàn gắn những tổn thương do bạo lực học đường gây lên.

Qua ví dụ trên đây để thấy được những đối tượng bị bạo lực học đường có nhiều điểm xuất phát khác nhau: Hoặc là từ gia đình hoàn cảnh (bố mẹ bỏ nhau, mà trường hợp em Y ở THPT Phù Ủng cũng là một ví dụ khi bố và ông nội mắc bệnh tâm thần, mẹ thì bận rộn); hoặc là có những vấn đề về khuyết tật (Khuyết tật trí tuệ: IQ dưới 70; khuyết tật học tập: Khó viết, khó làm toán, khó đọc…) hoặc có những vấn đề về hình thể… Nhưng điểm chung của các đối tượng bị bạo lực học đường đa phần là yếu đuối, dễ tổn thương hơn các bạn cùng trang lứa. Do vậy các em dễ trở thành nạn nhân của bạo lực học đường.

Theo ông nguyên nhân của vấn nạn bạo lực học đường hiện nay xuất phát từ đâu?

Bạo lực học đường là một căn bệnh xã hội, nó xuất hiện, hình thành theo quá trình với nhiều tác động bên ngoài và do nhiều nguyên nhân gây lên. Một trong số đó là việc sử dụng các chất kích thích như ma túy và lạm dụng rượu. Học sinh, nhân viên nhà trường bị say có xu hướng mất kiểm soát các ức chế của họ và thường hành động một cách phi lý.

Một nguyên nhân khác của bạo lực học đường là vấn đề về nhân cách. Sự nhút nhát, thiếu tự tin có thể khiến học sinh cảm thấy lạc lõng giữa các bạn cùng lứa, do đó dẫn  đến việc học sinh đó nổi loạn hoặc cố gắng để gây chú ý bằng mọi cách với mọi người xung quanh. Việc đó có thể được biểu hiện là việc bắt nạt người khác hay đánh nhau có tính hội đồng.

Đi sâu vào vấn đề nhân cách, thì có thể thấy nguyên nhân sâu xa của bạo lực học đường phát sinh từ những sự thiếu sót tâm lý được hình thành trong môi trường giáo dục gia đình. Những cảm xúc như: Lo lắng, hận thù, mặc cảm, giận dữ và những cảm xúc tiêu cực khác gây ra hành vi bạo lực, đều ảnh hưởng đến quá trình phát triển tâm sinh lý của trẻ. Hay trẻ thường xuyên tiếp xúc với bạo hành trong gia đình như việc bố mẹ thường xuyên có những lời nói làm tổn thương con cái, không tôn trọng, chửi mắng khi con làm sai, thường xuyên bảo con kém cỏi, không công nhận sự cố gắng của con.

Hoặc có sự bất hòa giữa các thành viên trong gia đình, thể hiện ở những gia đình có tồn tại bạo lực, cha mẹ thường xuyên cãi cọ, có những hành vi, lời lẽ không tốt trước mặt con cái. Ngoài ra, trong những ngôi nhà mà cha mẹ, người giám hộ thể hiện hành vi bạo lực, trẻ em thường áp dụng bạo lực như một cách để khẳng định uy quyền như cách người lớn vẫn dùng roi vọt để đánh con để khẳng định họ là bố mẹ của con trẻ.

Một nguyên nhân khác của bạo lực học đường không thể không kể đến là những hình ảnh bạo lực được truyền tải tràn lan trên mạng xã hội. Tác động của các chương trình truyền hình và trò chơi video bạo lực có ảnh hưởng rất lớn đến các em. Trẻ em, thanh thiếu niên thường mô phỏng các nhân vật truyền hình yêu thích trong các bộ phim hành động. Theo đó, nó có những ảnh hưởng phần nào đến hành vi bạo lực của trẻ trong đời sống.

Thêm vào đó, hệ thống luật pháp ở nhiều khu vực - đặc biệt là các nước chưa phát triển vẫn chưa có các điều luật cụ thể về bạo lực học đường. Bởi ở bất cứ môi trường nào cũng cần phải có nội quy, quy định để định hướng con người sống tốt hơn. Khi có điều luật cụ thể về bạo lực học đường sẽ giúp ích cho việc định hướng hành vi ứng xử lành mạnh trong môi trường giáo dục, giúp hạn chế tối đa bạo lực học đường và biến nó thành nội quy, nếp sống đẹp, văn minh ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, giúp trẻ hình thành nhân cách tốt, tự tin bước vào đời.

Dư luận quan tâm là 5 học sinh đánh hội đồng bạn sẽ bị xử lý như thế nào  và cách xử lý sao cho thỏa đáng có tính răn đe, đặc biệt là không tái diễn những vụ việc tương tự như vậy. Quan điểm của ông về vấn đề này?

Nếu đứng dưới góc độ của Luật pháp, thì việc đưa vụ việc này ra khởi tố không phải là sai. Tuy nhiên, khi chúng ta đi từ nguyên nhân vấn đề thì sự việc này cần một giải pháp giải quyết hậu quả hơn là việc đứng ra pháp luật xem ai đúng ai sai.

Đứng trên góc độ của nhà Tâm lý giáo dục, các em ở lứa tuổi 14 còn chưa nhận thức được đầy đủ về hậu quả của việc mình làm đối với người khác; Các em đang là nạn nhân của việc thiếu trách nhiệm, thiếu sự quan tâm trong việc giáo dưỡng của gia đình, nhà trường;

Các em cũng có thể là hệ quả của những phương tiện truyền thông ví dụ như những clip bạo lực, phim ảnh, trò chơi có thiên hướng bạo lực; hoặc bị ảnh hưởng bởi người khác xung quanh….

Vì vậy, nếu chúng ta đưa ra khởi tố hoặc đưa các em vào trường giáo dưỡng rất có thể ảnh hưởng đến tương lai sau này của các em.

Việc giáo dục trẻ em nên cần định hướng thay vì cưỡng chế. Có nhiều biện pháp trừng phạt để các em hiểu được nỗi đau của mình gây ra cho bạn khác và hiểu tác hại nghiêm trọng của bạo lực học đường để tránh nhưng để giúp các em không được lặp lại những tình trạng như vậy trong tương lai thì cần sự định hướng, một giải pháp rõ ràng từ các cơ quan chức năng, ban ngành.

Về cách xử lý của nhà trường thông qua phản ánh trên báo chí vừa qua là chưa thỏa đáng. Theo như cách hiệu trưởng và giáo viên chủ nhiệm lớp phát biểu thì họ vẫn coi nhẹ vấn đề này khi cho rằng, nữ sinh Y bị đánh hội đồng là do em này quá hiền và có “kỹ năng giao tiếp không tốt”. Đây chỉ là cách nhà trường né tránh trách nhiệm và không muốn sự việc bị lan rộng.

Tuy nhiên, sự thật thì em Y bị bạo hành học đường trong khoảng thời gian khá dài, và hành động đánh đập, lột đồ, quay clip em Y là hành vi đỉnh điểm bùng phát sau cái chuỗi thời gian bị bắt nạt vừa rồi.

Vì hành vi xấu được lặp đi lặp lại nhiều lần, mức độ lần sau tăng tiến hơn so với mức độ trước  để thỏa mãn  tâm lý của những người thực hiện bạo lực.

Từ đó nhận thấy, công tác quản lý; sự liên lạc, kết nối của nhà trường và gia đình chưa thực sự được tốt.

Giáo viên  đóng một vai trò quan trọng trong việc quan sát, phát hiện những thay đổi bất thường của con trẻ trên lớp để trao đổi với phụ huynh; Bản thân phụ huynh cũng cần có những trao đổi với giáo viên để biết thêm tình hình của con mình thì có lẽ vụ việc trên sẽ không xảy ra.

Theo ông giải pháp căn cơ để giải quyết vấn đề bạo lực học đường hiện nay?

Quan điểm của riêng cá nhân tôi thì cần có thêm nhiều nghiên cứu và các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên, hiệu trưởng về vấn đề quản lý bạo lực học đường. Theo đó, nội quy nhà trường cần rõ ràng, thực tế hơn, xử phạt nghiêm đối với những hành vi bạo lực diễn ra tại trường học.

Nhà trường và gia đình cần liên lạc chặt chẽ hơn và sát sao với con em mình để có ngăn chặn kịp thời với những hành vi sai lệch đạo đức, không chuẩn mực trong môi trường giáo dục.

Từ đó, cũng nên đưa việc giảng dạy, chia sẻ về bạo lực học đường để các em có thể nhận thức được hành vi này sẽ gây tổn hại đến người khác là như thế nào.

Nhưng trên tất cả, là người đã trực tiếp tư vấn hàng ngàn vụ bạo lực học đường tôi thấy yếu tố gia đình rất quan trọng trong việc định hướng con cái có một nếp sống văn minh và ứng xử tốt.

Bố mẹ phải làm gương, không sử dụng hành vi bạo lực; dùng lời nói thô tục; công nhận thành quả của con, hướng dẫn và cùng con phát triển và trải nghiệm cuộc sống.

Cảm ơn ông về những chia sẻ !

Lương Minh (Thực hiện)

Tin khác

Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức Hội thảo 'Dinh dưỡng trong học đường'

Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức Hội thảo "Dinh dưỡng trong học đường"

Hội thảo "Dinh dưỡng trong học đường" do Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam phối hợp cùng Công ty Ajinomoto Việt Nam tổ chức.

Giáo dục
Bài 1: Mua danh ba vạn hay bán danh…ba đồng?

Bài 1: Mua danh ba vạn hay bán danh…ba đồng?

(CLO) Hiện nay, nhiều người được gắn với danh xưng giáo sư, tiến sĩ tuy nhiên lại chưa được nhà nước công nhận mà do một vài tổ chức nước ngoài phong tặng. Điều này đang gây ra tranh cãi, liệu giá trị của những danh xưng này đến đâu?

Giáo dục
Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam - Angola

Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam - Angola

(CLO) Chuyến thăm và làm việc tại Angola của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, với tư cách đại diện Chính phủ Việt Nam, là minh chứng sinh động cho mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, là dấu mốc quan trọng và ý nghĩa đối với việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai bên.

Giáo dục
Thanh Hóa: Hàng trăm phụ huynh tập trung phản đối sáp nhập trường học

Thanh Hóa: Hàng trăm phụ huynh tập trung phản đối sáp nhập trường học

(CLO) Chiều 27/3, hàng trăm phụ huynh Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc (huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa) đã không cho con em mình đi học, đồng thời kéo tới trường để phản đối khi hay tin huyện có thông báo việc sáp nhập trường.

Giáo dục
Hưng Yên: Hơn 1 nghìn học sinh tham gia ngày hội tư vấn hướng nghiệp và giới thiệu việc làm

Hưng Yên: Hơn 1 nghìn học sinh tham gia ngày hội tư vấn hướng nghiệp và giới thiệu việc làm

(CLO) Ngày 27/3, tại Trường THPT Phù Cừ (Phù Cừ), Tỉnh đoàn, Hội LHTN Việt Nam tỉnh Hưng Yên, Hội Sinh viên Việt Nam tỉnh Hưng Yên tổ chức Ngày hội tư vấn hướng nghiệp và giới thiệu việc làm cho thanh, thiếu niên. Ngày hội thu hút hơn 1 nghìn học sinh các trường THPT trên địa bàn tỉnh tham gia.

Giáo dục