Trao đổi nghiệp vụ giữa Báo Hải Dương và Báo Quảng Ngãi
(CLO) Chiều 2/4, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Ngãi (1975 - 2025), đoàn công tác của Báo Hải Dương đã tới thăm và có buổi trao đổi nghiệp vụ với Báo Quảng Ngãi.
Theo dõi báo trên:
Con số thống kê kinh hoàng ấy vừa được báo Anh Guardian dẫn báo cáo của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) công bố hôm 10/10/2024 vừa qua. Theo đó, UNICEF từ các cuộc khảo sát được tiến hành suốt từ năm 2010-2022 tại 120 quốc gia và khu vực, thống kê cho thấy hơn 370 triệu phụ nữ và trẻ em gái trên toàn cầu, tức là cứ trong tám người sẽ có một người, từng bị cưỡng hiếp hoặc tấn công tình dục trước tuổi 18.
Thậm chí, theo UNICEF, nếu tính cả những hành vi bạo lực tình dục “gián tiếp”, như những bình luận hoặc trò đùa tình dục không mong muốn, bị ép tiếp xúc với ấn phẩm khiêu dâm, con số nạn nhân sẽ lên tới 650 triệu phụ nữ và trẻ em, tức cứ trong năm người sẽ có một người từng là nạn nhân. Điều đáng nói, vấn nạn này không chỉ tập trung riêng ở một khu vực nào mà xảy ra ở rất nhiều nơi trên thế giới. Tỉ lệ nạn nhân cao nhất được ghi nhận ở Châu Đại Dương, nơi 34% phụ nữ, tương đương 6 triệu người, từng bị xâm hại hoặc cưỡng hiếp. Hơn 79 triệu trẻ em gái và phụ nữ ở khu vực phía Nam sa mạc Sahara của châu Phi cũng đã bị cưỡng hiếp hoặc tấn công tình dục trước khi bước sang tuổi 18.
Ngày 25 tháng 11 hàng năm được Liên hợp quốc lấy là “Ngày Quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái”. Đây được coi là ngày lễ kỷ niệm mang tính quốc tế; là dịp để các các nhân, tổ chức bảo vệ quyền phụ nữ tại khắp năm châu, không phân biệt ngôn ngữ, màu da, dân tộc phát động những chiến dịch thắp sáng ngọn lửa đấu tranh xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ.
Thực trạng và những con số đau lòng này lại được tái khẳng định tại một sự kiện khác vừa diễn ra: Hội nghị Bộ trưởng toàn cầu đầu tiên về chấm dứt bạo lực đối với trẻ em được tổ chức tại Bogota, Colombia với sự tham gia của 130 quốc gia, hơn 80 Bộ trưởng cùng với các nhà lãnh đạo trẻ, các trẻ em, thanh thiếu niên - nạn nhân của tình trạng bạo lực. Theo số liệu của WHO được đưa ra tại Hội nghị, hơn một nửa số trẻ em trên toàn cầu, tức khoảng 1 tỷ em đang phải chịu nhiều hình thức bạo lực khác nhau (bạo lực học đường, bạo lực tình dục, bạo lực trên mạng…) dẫn đến những rủi ro đáng kể về sức khỏe và vi phạm quyền con người, trong đó đến 40.000 trẻ em bị giết hại mỗi năm.
Một thống kê đau lòng khác được đưa ra bởi người đứng đầu Liên hợp quốc, Tổng thư ký Antonio Guterres trong thông điệp được đưa ra nhân Ngày thế giới phòng chống mua, bán người năm nay (30/7/2024), rằng có tới… 1/3 số nạn nhân của nạn mua bán người trên thế giới là trẻ em.
Biểu tình phản đối bạo lực giới ở Manchester, Anh, ngày 29/11/2023. Ảnh: T.L
Ngày 22/7, truyền thông nước ngoài dẫn số liệu thống kê từ người đứng đầu Liên hợp quốc cho thấy, trẻ em chiếm 1/3 số nạn nhân của nạn mua bán người, bao gồm phải đối mặt với tình trạng lạm dụng kinh hoàng, ép buộc lao động, bị bán làm cô dâu, phải đi lính hay buộc phải tham gia các hoạt động phạm pháp.
Điều đáng quan ngại hơn nữa là vấn nạn bạo lực với phụ nữ và trẻ em không chỉ xảy đến tại các nước nghèo, kém phát triển mà còn xảy đến ngay tại những quốc gia phát triển, những nơi có nền văn hoá văn minh lâu đời. Nước Anh là ví dụ. Báo cáo của lực lượng hành pháp Anh công bố ngày 23/7/2024 cho thấy tình trạng bạo lực phụ nữ và trẻ em gái tại nước này đang ở mức báo động quốc gia với gần 3.000 ca mỗi ngày.
Cụ thể, cứ 12 phụ nữ ở Anh lại có một người là nạn nhân của bạo lực và con số chính xác có thể cao hơn nhiều. Con số này được cho là còn thấp hơn con số trên thực tế bởi nhiều vụ không được trình báo. So với thời kỳ 2018 - 2019, nạn bạo lực với phụ nữ và bé gái đã tăng tới 37%. Tội phạm lạm dụng tình dục và bóc lột trẻ em cũng tăng 435% từ năm 2013 tới 2022, từ hơn 20.000 ca lên gần 107.000 ca. Trong năm 2022 - 2023, cảnh sát Anh ghi nhận 3.000 vụ bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái mỗi ngày - chiếm 20% tổng số các vụ vi phạm pháp luật được báo cáo. Nhưng con số thực tế có thể gấp đôi vì nhiều phụ nữ không trình báo với cảnh sát.
Tình trạng xung đột, chiến tranh các khiến vấn nạn bạo lực với phụ nữ và trẻ em diễn ra tồi tệ hơn nữa trên phạm vi toàn cầu. Những con số được Liên hợp quốc đưa ra trong bản cáo báo cuối tháng 10 vừa qua minh chứng rõ cho điều đó. Cụ thể, hiện có khoảng 612 triệu phụ nữ và trẻ em gái trên thế giới bị ảnh hưởng bởi chiến tranh, tăng 50% so với thập kỷ trước đó. Tỷ lệ phụ nữ thiệt mạng trong các cuộc xung đột vũ trang đã tăng gấp đôi vào năm 2023 so với một năm trước đó. Trong số đó, đau lòng nhất là những phụ nữ đang mang thai.
Theo ước tính mới đây của tổ chức quốc tế CARE, 40% trường hợp mang thai tại Gaza phải đối mặt với nguy cơ tử vong cao bởi bệnh tật lây lan, nạn đói rình rập, mức độ thiếu máu cao đến mức nguy cơ băng huyết sau sinh, dịch vụ chăm sóc trước khi sinh gần như không tồn tại, ngày càng có nhiều phụ nữ sinh con bên ngoài các cơ sở y tế - trong các trại tị nạn, thậm chí trên đường phố - hơn là trong các bệnh viện.
Các trường hợp bạo lực tình dục liên quan đến xung đột cao hơn 50% và số trẻ em gái bị ảnh hưởng bởi các vi phạm nghiêm trọng trong các cuộc xung đột đã tăng 35%; cứ hai phụ nữ và trẻ em gái trong bối cảnh xung đột thì có một người phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực từ trung bình đến nghiêm trọng, 61% tổng số ca tử vong ở bà mẹ tập trung tại 35 quốc gia bị xung đột.
Còn theo UN Women, mỗi ngày có 500 phụ nữ và trẻ em gái ở các quốc gia bị ảnh hưởng bởi xung đột đã tử vong do các biến chứng liên quan đến thai kỳ và sinh nở. Tại Sudan, hầu hết các nạn nhân của bạo lực tình dục đều không thể tiếp cận dịch vụ chăm sóc y tế trong 72 giờ đầu tiên sau khi bị cưỡng hiếp, bao gồm cả biện pháp tránh thai khẩn cấp.
“Bạo lực tình dục đối với trẻ em là một vết nhơ trong lương tâm đạo đức của chúng ta… Hành vi này gây ra chấn thương sâu sắc và lâu dài, thường là bởi người mà đứa trẻ quen biết và tin tưởng, ở những nơi mà chúng đáng lẽ phải cảm thấy an toàn” - Tổng Giám đốc UNICEF Catherine Russell nhấn mạnh trước thực trạng báo động tình trạng bạo lực tình dục đối với trẻ em gái và phụ nữ.
Trước tệ nạn mua bán người, Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres cũng nhấn mạnh: “Chúng ta phải tăng cường các phản ứng bảo vệ - bao gồm các cơ chế tư pháp với trẻ em, nâng cao nhận thức, hỗ trợ trẻ em không có người đi cùng khi thực hiện các hoạt động di chuyển, chăm sóc cho những nạn nhân sống sót và giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của việc bóc lột bằng cách hỗ trợ những gia đình dễ bị tổn thương”. “Chúng ta hãy đổi mới cam kết của mình vì một tương lai mọi trẻ em đều được an toàn và tự do” - ông Guterres nhấn mạnh.
Những phụ nữ có con nhỏ chờ để được chăm sóc y tế bên ngoài Bệnh viện Nhi khoa Ý ở Port Sudan vào ngày 8/10/2024. Ảnh: T.L
Tổng thư ký Liên hợp quốc cũng từng tuyên bố: “Mỗi mất mát càng cho thấy sự cần thiết phải ngăn chặn bạo lực, bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất và nỗ lực hết mình chấm dứt các cuộc xung đột”. Phát biểu tại phiên khai mạc Khóa họp lần thứ 68 Ủy ban Địa vị phụ nữ (CSW68) - diễn đàn quan trọng nhằm thúc đẩy và bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em gái trên toàn thế giới hồi tháng 3, người đứng đầu Liên hợp quốc nhấn mạnh tác động không cân xứng của chiến tranh đối với phụ nữ và theo đánh giá của người đứng đầu Liên hợp quốc, tại các khu vực xung đột trên toàn cầu, phụ nữ và trẻ em gái đang phải chịu đựng nhiều nhất do các cuộc chiến tranh do nam giới gây ra.
Còn bà Sima Bahous, Giám đốc điều hành UN Women, trước thực trạng nhức nhối và quá đau lòng của phụ nữ, trẻ em trong các cuộc xung đột, chiến tranh hiện nay đã cảnh báo: “Nếu chúng ta không đứng lên và đòi hỏi thay đổi, hậu quả sẽ còn kéo dài”.
Nhưng từ lời nói đến hành động luôn là hành trình không hề ngắn. Đơn cử như lời kêu gọi của ông Guterres về ngừng bắn ngay lập tức và viện trợ nhân đạo cho người dân tại các khu vực xung đột. Thế cuộc tại các khu vực đang xung đột cho thấy lời kêu gọi này ngày càng trở nên bất khả thi. Và một khi tiếng súng còn nổ ra, những nỗi sợ hãi của hàng triệu phụ nữ và trẻ em gái ở Afghanistan bị tước đoạt quyền được giáo dục và tương lai; nỗi khổ sở của những người phụ nữ ở Gaza; thảm kịch nạn nhân bạo lực tình dục của những phụ nữ ở Sudan và những nơi khác… sẽ còn tiếp tục không được được lắng nghe, quan tâm, cảm thấu.
Hà Anh
(CLO) Chiều 2/4, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Ngãi (1975 - 2025), đoàn công tác của Báo Hải Dương đã tới thăm và có buổi trao đổi nghiệp vụ với Báo Quảng Ngãi.
(CLO) Ngày 2/4, Tạp chí Trẻ em Việt Nam chính thức phát động cuộc thi vẽ tranh “Ngôi nhà mơ ước” năm 2025 với chủ đề “Đô thị xanh hạnh phúc”. Tổng giá trị giải thưởng lên tới hơn 300 triệu đồng.
(CLO) UBND TP Hà Nội quyết định thành lập Tổ công tác đánh giá Hồ sơ đăng ký thực hiện 02 Dự án đầu tư xây dựng Khu nhà ở xã hội (NƠXH) Tiên Dương 1 và xây dựng Khu nhà ở xã hội Tiên Dương 2, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh.
(CLO) Phó Thủ tướng Mai Văn Chính mong muốn Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng (tỉnh Khánh Hòa) ra đời phải là khu công nghiệp thông minh, hiện đại và bền vững, hình thành các hệ sinh thái công nghiệp - đổi mới sáng tạo - đô thị - dịch vụ - công nghệ cao; đảm bảo phát triển hài hòa với cộng đồng, hạ tầng cơ sở và phát triển kinh tế tri thức cho địa phương.
(CLO) Về thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị Quảng Ninh tiếp tục chủ động triển khai các nhiệm vụ theo chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương trên tinh thần "vừa chạy vừa xếp hàng" trong công tác tinh gọn, sắp xếp bộ máy.
(CLO) Ngày 2/4, theo thông tin từ UBND thành phố Hải Dương, bài đánh giá năng lực vào lớp 6 trường THCS trọng điểm năm học 2025 - 2026 sẽ có thêm môn tiếng Anh.
(CLO) Ngày 2/4, thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường Hải Dương, Sở này vừa ban hành thông báo công khai kế hoạch, danh mục các khu đất thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất năm 2025 (đợt 1) trên địa bàn tỉnh.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn, ngày 3/4, Bắc Bộ tăng nhiệt nhẹ, sáng sớm sương mù, trưa chiều giảm mây trời nắng. Khu vực Nam Bộ nắng nóng, có nơi trên 35 độ, chiều tối có mưa rào và dông vài nơi.
(CLO) Ngày 2/4, triển lãm “Nghe vải kể chuyện” đã diễn ra tại Bảo Tàng Mỹ Thuật Việt Nam. Đây là triển lãm cá nhân lần thứ ba của họa sĩ Trần Thanh Thục, người đã dành 45 năm theo đuổi nghệ thuật hội họa trên vải cắt dán - một thể loại hiếm gặp.
(CLO) Trưng bày “Hội ngộ gốm Nam Bộ xưa - Tiền Giang 2025” giới thiệu hơn 200 hiện vật, trải đều trên các dòng gốm.
(CLO) Dù hiện nay Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật về trụ sạc xe điện mới chỉ đang là dự thảo, tuy nhiên dự kiến có hiệu lực từ 15/6, tức là khoảng hơn 2 tháng nữa. Nhiều ý kiến cho rằng thời gian áp dụng tương đối ngắn.
(CLO) Chỉ từ 30.000 đồng, bạn đã có thể sở hữu một chiếc mũ bảo hiểm bắt mắt trên vỉa hè Hà Nội. Nhưng đằng sau mức giá “hạt dẻ” ấy là những chiếc mũ mỏng manh, sẵn sàng vỡ tan khi va chạm,
(CLO) Tin từ Cục Đường sắt (Bộ Xây dựng), dự kiến sẽ có 9 dự án đường sắt quốc gia trên toàn mạng lưới được khởi công xây dựng trong giai đoạn từ nay đến năm 2030.
(CLO) Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) thông báo hệ thống công nghệ thông tin KRX dự kiến sẽ được đưa vào vận hành chính thức từ ngày 5/5/2025. Để đảm bảo quá trình chuyển đổi hệ thống diễn ra an toàn, một số bộ chỉ số chứng khoán sẽ được điều chỉnh thời điểm hiệu lực sang ngày 28/4.
(CLO) Bốn dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021–2025 được lên kế hoạch đưa vào khai thác trong dịp lễ 30/4/2025. Tuy nhiên, khối lượng thi công còn nhiều, thời tiết bất lợi đang đặt ra thách thức lớn cho các ban quản lý dự án trong việc hoàn thành đúng tiến độ.
(CLO) Sáng 02/04/2025 (ngày 5/3 âm lịch), tại Di tích quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương, UBND huyện Thạch Thất đã long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây Phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; đồng thời kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng được công nhận Bảo vật quốc gia và khai hội chùa Tây Phương năm 2025.
(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “bật đèn xanh” cho chương trình tiêm kích F-47, chiếc máy bay mà ông mô tả rằng “đáng gờm nhất từng được chế tạo”. Vậy F-47 mạnh cỡ nào, nhất là khi so sánh với so với những máy bay tàng hình mà Nga và Trung Quốc đang phát triển?
(CLO) Ngày 24/3 vừa rồi, vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Mỹ đã diễn ra tại Riyadh (Ả Rập Xê Út), nơi chứng kiến vai trò ngoại giao con thoi của Mỹ nhằm tìm kiếm tiếng nói chung giữa Nga và Ukraine.
(CLO) “Ngừng bắn” có lẽ là từ khóa được truyền thông và giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất trong những ngày gần đây. Câu hỏi được đặt ra ở đây là các bên trong cuộc xung đột sẽ kiểm soát quá trình này như thế nào?
(CLO) Việc Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng và tăng cường đầu tư vào các mỏ tại châu Phi đang làm dấy lên lo ngại ở Mỹ về nguy cơ thất thế trong cuộc đua giành khoáng sản quan trọng ở châu lục này.
(CLO) Một cuộc chiến tranh hạt nhân do AI khởi xướng nghe có vẻ giống trong phim khoa học viễn tưởng. Nhưng nhiều nhà khoa học và chính trị gia hàng đầu thế giới cho rằng không phải vậy.
(CLO) Cộng đồng quốc tế đã kỳ vọng nhiều hơn vào cuộc điện đàm thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nga so với cuộc điện đàm đầu tiên. Điều này được thúc đẩy bởi sự lạc quan trong mối quan hệ Mỹ-Nga và diễn biến các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Ukraine tại Ả Rập Xê Út.
(CLO) Trung Quốc đang nỗ lực phát triển máy bay thân rộng để cạnh tranh với Airbus và Boeing, dù kế hoạch của Bắc Kinh có thể phụ thuộc vào sự hợp tác từ các nhà quản lý và nhà cung cấp phương Tây.
(CLO) Việc tăng cường chi tiêu quốc phòng ồ ạt trên khắp châu Âu có thể đạt được những gì mà các chính phủ không làm nổi trong nhiều năm: khởi động nền kinh tế trì trệ, gieo mầm cho những đổi mới và tạo ra các ngành công nghiệp mới.
(CLO) Tư lệnh không quân Ấn Độ, Amar Preet Singh cho biết nước này cần bổ sung khoảng 400 máy bay chiến đấu để đạt quy mô 1000 chiếc. Do đó, song song với việc phát triển các tiêm kích nội địa, New Delhi sẽ mua 114 máy bay mới trong khoảng 4-5 năm tới.