Báo Nhật: Lượng lao động xuất khẩu Việt Nam giảm mạnh do đại dịch COVID-19

Thứ tư, 02/06/2021 15:00 PM - 0 Trả lời

(CLO) Nhật Bản, quốc gia chủ yếu tiếp nhận những lao động nhập cư Việt Nam, đã đóng cửa biên giới với người nước ngoài kể từ giữa tháng 1 năm nay khiến tỷ lệ lao động Việt Nam nhập cư tại nước ngoài sụt giảm nghiêm trọng.

Nhiều người Việt Nam di cư theo diện thực tập sinh kỹ năng sang Nhật Bản với mức lương cao hơn các nước châu Á khác. Ảnh: Ken Kobayashi.

Nhiều người Việt Nam di cư theo diện thực tập sinh kỹ năng sang Nhật Bản với mức lương cao hơn các nước châu Á khác. Ảnh: Ken Kobayashi.

Chính phủ Việt Nam đã có kế hoạch đưa 500.000 lao động ra nước ngoài trong vòng 5 năm đến năm 2025, nhưng các nhà phân tích hiện cho rằng con số đó là quá cao giữa bổi cảnh COVID-19 diễn biến phức tạp.

Trong 3 tháng đầu năm nay, có khoảng 10.000 lao động Việt Nam đến Đài Loan và khoảng 18.000 lao động sang Nhật Bản, theo số liệu của Hiệp hội Cung ứng Nhân lực Việt Nam.

Nhật Bản đã cấm nhập cảnh đối với tất cả các công dân nước ngoài không cư trú kể từ giữa tháng 1 khi nước này phải đối mặt với một làn sóng nhiễm COVID-19 khác. Điều này sẽ có tác động đến Chương trình Đào tạo Thực tập sinh Kỹ thuật mang lại cơ hội việc làm cho công dân nước ngoài tại một quốc gia đang đối mặt với tình trạng thiếu lao động trầm trọng, một phần do dân số già.

Việt Nam là nhà cung cấp thực tập sinh kỹ năng lớn nhất tại Nhật Bản. Hiện nay, khoảng 200.000 người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại đây với tư cách là thực tập sinh kỹ thuật trong nhiều lĩnh vực, bao gồm nông nghiệp, xây dựng và sản xuất.

Chương trình cũng được thiết kế để chuyển giao kỹ năng cho các nước đang phát triển nhưng trên thực tế, nhiều công ty Nhật Bản coi thực tập sinh nước ngoài chỉ đơn giản là lao động giá rẻ.

Các hạn chế nhập cảnh của Nhật Bản cũng ảnh hưởng đến thu nhập của các công ty đưa thực tập sinh kỹ năng Việt Nam sang nước này và ngày càng có nhiều tổ chức như vậy tạm ngừng kinh doanh tại đây.

Hanoi Link Service trước đây chủ yếu đưa lao động sang Nhật Bản nhưng Chủ tịch Tô Tiến Nghĩa cho biết gần đây công ty đang nghĩ đến việc tập trung sang các nước khác. Nhật Bản đã từng là một điểm đến hấp dẫn với mức lương cao hơn ở đó. Trong khi một công nhân Việt Nam tại Nhật Bản kiếm được trung bình từ 1.200 đến 1.400 USD/tháng thì những người ở Đài Loan chỉ kiếm được từ 700 đến 800 USD/tháng.

Tuy nhiên, ngay cả trước khi đại dịch xảy ra, Việt Nam đã phải vật lộn để đưa lao động sang Nhật Bản theo chương trình thị thực mới cho lao động có tay nghề cụ thể được triển khai vào tháng 4 năm 2019 cho 14 lĩnh vực đang đối mặt với tình trạng thiếu lao động. Điều này là do Việt Nam đã chậm tiến hành các bài kiểm tra kỹ năng và ngôn ngữ theo yêu cầu của Nhật Bản. Những người lao động tương lai của Việt Nam đã tụt hậu hơn so với nhiều quốc gia châu Á khác, bao gồm cả Philippines – quốc gia đã bắt đầu các cuộc kiểm tra tương tự như trên từ hai năm trước.

Nhưng ngay cả khi đại dịch xảy ra vào năm 2020 khi số lượng lao động nhập cư Việt Nam đã giảm một nửa xuống còn khoảng 38.000 người, thì Nhật Bản vẫn là quốc gia tiếp nhận nhiều lao động người Việt nhất trong khu vực. Bên cạnh đó, Đài Loan đã tiếp nhận 34.000 lao động nhập cư người Việt và 1.300 lao động Hàn Quốc trong năm đó.

Tiếp sau Nhật Bản, Đài Loan đã cấm tất cả công dân nước ngoài không cư trú vào ngày 19 tháng 5 do tình trạng nhiễm COVID-19 đang gia tăng chóng mặt. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Việt Nam có kế hoạch đưa 90.000 lao động ra nước ngoài vào năm 2021 - tăng gần 10.000 lao động so với năm trước - nhưng xu hướng đưa những người lao động nước nhà sang nước ngoài có khả năng vẫn sẽ giảm trong thời gian tới.

Khi số lượng lao động nhập cư của Việt Nam tiếp tục giảm, nền kinh tế của đất nước cũng đang bị ảnh hưởng. Theo báo chí trong nước, khoảng 600.000 người Việt Nam làm việc ở nước ngoài, với lượng tiền gửi về từ lao động nhập cư đạt ít nhất 4 tỷ USD mỗi năm. Và tất nhiên, con số này sẽ giảm khi lực lượng lao động sang nước ngoài bị tụt giảm.

Huy Hoàng

Tin khác

Điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 các quận trên địa bàn Hà Nội

Điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 các quận trên địa bàn Hà Nội

(CLO) UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành các Quyết định về việc điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của các quận trên địa bàn Thành phố: Ba Đình, Tây Hồ, Cầu Giấy, Đống Đa, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Long Biên, Hà Đông.

Bất động sản
Vào hè, thợ sửa điều hoà đắt “sô”, bỏ túi bạc triệu mỗi ngày

Vào hè, thợ sửa điều hoà đắt “sô”, bỏ túi bạc triệu mỗi ngày

(CLO) Dù làm việc dưới thời tiết nắng nóng cùng cường độ công việc cao nhưng thợ lắp điều hòa phấn khởi bởi có thể “cá kiếm” hàng triệu đồng mỗi ngày.

Thị trường - Doanh nghiệp
Đồng euro chạm mức thấp lịch sử trong giao dịch SWIFT

Đồng euro chạm mức thấp lịch sử trong giao dịch SWIFT

(CLO) Dữ liệu giao dịch do dịch vụ tài chính toàn cầu tổng hợp cho thấy tỷ trọng của đồng euro trong các hoạt động thanh toán xuyên biên giới toàn cầu thông qua hệ thống SWIFT vào tháng trước đã giảm xuống mức thấp nhất mọi thời đại.

Thị trường - Doanh nghiệp
BĐS bật tăng giá, người mua nhanh chóng “chốt đơn” để không bỏ lỡ ưu đãi tốt

BĐS bật tăng giá, người mua nhanh chóng “chốt đơn” để không bỏ lỡ ưu đãi tốt

(CLO) Tâm lý sợ bỏ lỡ thời điểm tốt để mua vào đã khiến nhiều người mua nhanh chóng “chốt đơn” ngay khi tìm được các sản phẩm có giá trị, ưu đãi thực, có lợi cho dòng tiền đến từ chủ đầu tư uy tín.

Bất động sản
Ngày 22/4, Ngân hàng Nhà nước sẽ đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC

Ngày 22/4, Ngân hàng Nhà nước sẽ đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC

(CLO) Chiều 19/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có thông báo về việc đấu thầu vàng miếng.

Thị trường - Doanh nghiệp