Bảo tàng Đà Nẵng ra mắt Hệ thống thuyết minh đa ngữ qua thiết bị di động

Thứ ba, 08/01/2019 17:05 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 8/1, Bảo tàng Đà Nẵng đã tổ chức Hội nghị "Gặp gỡ đối tác năm 2019, ra mắt Hệ thống thuyết minh đa ngữ qua thiết bị di động, Ngân hàng dữ liệu di sản văn hóa Đà Nẵng và Bộ nhận diện Bảo tàng Đà Nẵng".

Chương trình nhằm quảng bá, xúc tiến, giới thiệu điểm tham quan Bảo tàng Đà Nẵng và một số ứng dụng mới tại Bảo tàng đến với công chúng và các cơ quan và đơn vị kinh doanh du lịch. Theo đó, tháng 10/2016, Sở KH-CN Đà Nẵng ban hành Quyết định phê duyệt đề tài Khoa học và Công nghệ cấp TP “Nghiên cứu xây dựng hệ thống thuyết minh đa ngữ qua thiết bị di động tại Bảo tàng Đà Nẵng” do Đại học Đà Nẵng chủ trì và Bảo tàng Đà Nẵng phối hợp thực hiện với mục tiêu ứng dụng CNTT để hỗ trợ hoạt động thuyết minh các nội dung, tư liệu, hiện vật đang được trưng bày tại Bảo tàng.

Báo Công luận
 

“Hệ thống thuyết minh đa ngữ qua thiết bị di động là phương cách giúp cho du khách có thể tìm hiểu thông tin về nội dung trưng bày của Bảo tàng thông qua việc sử dụng thiết bị điện thoại di động thông minh để quét mã QR Code được gắn cho hiện vât!” - ông Huỳnh Đình Quốc Thiện - Giám đốc Bảo tàng Đà Nẵng cho biết. Có nghĩa là du khách có nhu cầu tìm hiểu chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh kết nối wifi (miễn phí tại Bảo tàng), tải ứng dụng này trên App Store hoặc Google Play về máy và tiến hành quét mã QR Code thì có thể nghe giới thiệu về nội dung của 600 tư liệu, hiện vật đang được trưng bày tại Bảo tàng. Với hệ thống này có thể hỗ trợ cho rất nhiều đối tượng khách tham quan cùng một lúc có thể nghe nội dung trưng bày của Bảo tàng.  

Đồng thời, để thuận lợi cho công tác truyền thông quảng bá và xây dựng thương hiệu, Bảo tàng Đà Nẵng đã thiết kế logo mới, thể hiện ý nghĩa trọn vẹn của thương hiệu Bảo tàng Đà Nẵng, góp phần tạo dựng hình ảnh mới của Bảo tàng.

Logo Bảo tàng Đà Nẵng được thiết kế với đường nét hiện đại, độc đáo và mạnh mẽ, với bố cục bên ngoài là hình tròn tượng trưng cho trời, giữa là lỗ hình vuông tượng trưng cho đất. Sự hòa quyện của Trời ngoài, Đất trong tượng trưng cho sự sinh sôi, phát triển và thịnh vượng. Các đường nét, mảng khối gắn kết nhau như vòng xoay của bánh xe lịch sử, mang ý nghĩa cho các giai đoạn lịch sử Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng qua các thời kỳ.

Trung tâm logo là hình ảnh cách điệu về Di tích Quốc gia đặc biệt Thành Điện Hải. Hình ảnh chủ đạo ở trung tâm logo được cách điệu logic với các chữ cái: D - N- M, từ ba chữ cái đầu tiên của tên gọi Bảo tàng theo tiếng Anh là Da Nang Museum, mang ý nghĩa cho thương hiệu Bảo tàng Đà Nẵng.

Màu sắc chủ đạo trong logo là màu đỏ đô và màu vàng cam - gam màu biểu trưng cho những khía cạnh mang giá trị lịch sử, văn hóa. Tất cả những hình ảnh, họa tiết trong logo của Bảo tàng Đà Nẵng biểu trưng cho tinh thần đoàn kết, sáng tạo, đổi mới và chuyên nghiệp.

Báo Công luận
 

Đặc biệt trong dịp này, Bảo tàng Đà Nẵng cũng tổ chức ra mắt và đi vào hoạt động Trạm vệ tinh Ngân hàng dữ liệu văn hóa phi vật thể (VHPVT) các dân tộc Việt Nam tại Bảo tàng Đà Nẵng để phục vụ công chúng, lấy tên gọi là “Ngân hàng dữ liệu di sản văn hóa Đà Nẵng”

Trạm vệ tinh Ngân hàng dữ liệu VHPVT các dân tộc Việt Nam là dự án nằm trong chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa thực hiện nhiệm vụ sưu tầm, ghi chép di sản VHPVT của địa phương, tổ chức biên tập thành sản phẩm lưu trữ tại Trạm để giới thiệu đến công chúng; phục vụ công tác nghiên cứu, học tập, trao đổi văn hóa…; đồng thời, chuyển dữ liệu về Ngân hàng dữ liệu của Bộ VHTTDL, kết nối và tiếp nhận sản phẩm của Ngân hàng dữ liệu nhằm trao đổi dữ liệu, thông tin tạo hệ thống thông suốt.

Năm 2011, Trạm vệ tinh Ngân hàng dữ liệu VHPVT các dân tộc Việt Nam được thành lập trực thuộc Trung tâm Quản lý di sản văn hóa TP. Đà Nẵng (thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Đà Nẵng) và bắt đầu tiến hành thu thập toàn bộ tư liệu về di sản VHPVT trên địa bàn TP. Đà Nẵng và sưu tầm các di sản VHPVT các dân tộc Việt Nam.

Nay Trạm này được ra mắt và đi vào hoạt động tại Bảo tàng Đà Nẵng với tên gọi “Ngân hàng dữ liệu di sản văn hóa Đà Nẵng”. Trong giai đoạn đầu, Bảo tàng Đà Nẵng sẽ đưa vào lưu trữ trong hệ thống Ngân hàng về các di sản VHPVT; giai đoạn tiếp theo sẽ cập nhật và lưu trữ các di sản văn hóa vật thể tại TP. Đà Nẵng.

Hiện nay, Ngân hàng dữ liệu di sản văn hóa Đà Nẵng lưu trữ 3.368 tư liệu về VHPVT của TP. Đà Nẵng, gồm: 248 tư liệu ghi chép ở dạng bài viết; 3.043 tư liệu hình ảnh; 64 tư liệu phim; 13 tư liệu ghi âm và sưu tầm một số tư liệu di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc Việt Nam. Sau khi ra mắt, Ngân hàng dữ liệu di sản văn hóa Đà Nẵng chính thức phục vụ công chúng tại Bảo tàng Đà Nẵng vào các ngày thứ 3 và thứ 5 hàng tuần…

PV

ngoclanh

Tin khác

Chuyện người cán bộ công an nặng lòng với kỷ vật chiến tranh

Chuyện người cán bộ công an nặng lòng với kỷ vật chiến tranh

(NB&CL) Hàng ngàn hiện vật quý giá về một thời “mưa bom bão đạn” đã được Thượng tá công an Đào Hà dày công sưu tầm, lưu giữ. Nhưng Đào Hà không dành bộ sưu tập đó cho riêng mình, ông mong muốn chúng mang đến những giá trị văn hóa, lịch sử cho cộng đồng.

Đời sống văn hóa
Trải nghiệm chợ phiên vùng cao giữa Thủ đô dịp nghỉ lễ

Trải nghiệm chợ phiên vùng cao giữa Thủ đô dịp nghỉ lễ

(CLO) Du khách có cơ hội được trải nghiệm những nét văn hóa đặc trưng của một chợ phiên vùng cao ngay tại thủ đô Hà Nội trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay.

Đời sống văn hóa
Khánh thành nhà hát tỉnh Ninh Bình với tổng mức đầu tư 245 tỷ đồng

Khánh thành nhà hát tỉnh Ninh Bình với tổng mức đầu tư 245 tỷ đồng

(CLO) Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới (2014-2024), UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức lễ khánh thành Nhà hát tỉnh Ninh Bình.

Đời sống văn hóa
Việt Nam - Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới

Việt Nam - Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới

(CLO) Triển lãm ảnh “Việt Nam - Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới” trưng bày 70 hình ảnh, tư liệu quý hiếm về 2 sự kiện lịch sử nổi bật của dân tộc ta trong thế kỷ XX.

Đời sống văn hóa
Hơn 300 hiện vật về Chiến thắng Điện Biên Phủ trưng bày tại Bảo tàng Hồ Chí Minh

Hơn 300 hiện vật về Chiến thắng Điện Biên Phủ trưng bày tại Bảo tàng Hồ Chí Minh

(CLO) Chiều 26/4, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Hà Nội đã diễn ra triển lãm "Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt", với hơn 300 ảnh, tài liệu, hiện vật được trưng bày giúp công chúng hiểu rõ hơn về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của của cuộc chiến 56 ngày đêm của ông cha ta.

Đời sống văn hóa