(CLO) Trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội năm 2024, chiều ngày 12/11, tại Hà Nội, Hội Kiến trúc sư Việt Nam đã tổ chức Hội thảo “Truyền thống từ góc nhìn kiến trúc đương đại”.
Phát biểu khai mạc và đề dẫn Hội thảo, TS. Kiến trúc sư Nguyễn Quốc Tuân (Hội Kiến trúc sư Việt Nam) cho biết, sự kiện hôm nay diễn ra với 3 phần chính gồm: Bảo tồn các giá trị kiến trúc truyền thống (nhận diện, khảo cứu, khảo sát, chọn lọc các giá trị, công trình tiêu biểu qua các thời kỳ); Khai thác, phát huy giá trị kiến trúc truyền thống trong kiến trúc Việt Nam đương đại; Đổi mới trong phát triển kiến trúc Việt Nam.
Hệ giá trị truyền thống Việt Nam vô cùng phong phú, đặc sắc. Việc nghiên cứu, nhận diện, đánh giá, bảo tồn các giá trị kiến trúc truyền thống Việt Nam là yêu cầu cấp thiết. Công việc này vừa là trách nhiệm vừa là nghĩa vụ của chúng ta, để không ngừng duy trì, củng cố, phát huy bản sắc dân tộc trong phát triển đô thị và kiến trúc.
“Đất nước ta không có các di tích kiến trúc đồ sộ, nhưng lại có nhiều di tích phong phú đa dạng về loại hình, thể hiện truyền thống, bản sắc văn hóa của các dân tộc Việt Nam. Di tích kiến trúc là những bằng chứng vật chất và tinh thần về truyền thống lịch sử, văn hóa, phản ánh đời sống, cách ứng xử của con người với thiên nhiên, với xã hội”, TS. Kiến trúc sư Nguyễn Quốc Tuân nhấn mạnh.
Theo các chuyên gia, kiến trúc truyền thống là sản phẩm văn hóa vật chất biểu hiện rõ nét các yếu tố được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, được tạo dựng theo tập quán, kinh nghiệm nhiều đời theo cách kế thừa biện chứng. Việc tiếp nối nghiên cứu, từ nhận diện, đánh giá, bảo tồn các giá trị kiến trúc truyền thống Việt Nam, tới phát huy những giá trị ấy trong phát triển kiến trúc Việt Nam đương đại, đặt trong bối cảnh phát triển - hội nhập là hết sức cần thiết.
Đánh giá tổng quan về kiến trúc cổ truyền Việt Nam, ThS. Kiến trúc sư Nguyễn Thị Hương Mai (Viện Bảo tồn di tích) cho rằng, Việt Nam là quốc gia đa dân tộc và cũng đa dạng về vùng miền, môi trường tự nhiên. Quá trình hình thành và phát triển kiến trúc cổ truyền Việt Nam gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của ông cha ta. Đó là một giai đoạn lịch sử dài hàng nghìn năm đấu tranh, chống chọi với thiên nhiên và giặc ngoại xâm để tồn tại và xây dựng, gìn giữ bản sắc văn hóa, văn minh của dân tộc.
Trên thực tế, kiến trúc cổ truyền ở Việt Nam rất phong phú, đa dạng về loại hình, từ kiến trúc cung đình, kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng đến các công trình kiến trúc công cộng, dân gian truyền thống nhưng không có sự khác biệt nhiều về kết cấu.
“Hình thành và phát triển trong một thời gian dài, gắn với các triều đại phong kiến ở Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX, kiến trúc cổ truyền Việt Nam tương đối ổn định về hình thái, cấu trúc, phương thức tạo dựng và hình thức biểu hiện. Từ đó, tạo nên những đặc điểm, sắc thái riêng tương ứng với các vùng miền, các loại hình từ kiến trúc cung đình, kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng đến các công trình kiến trúc công cộng, dân gian truyền thống. Những đặc điểm và sắc thái của kiến trúc cổ truyền đã được hình thành trên cơ sở nền văn hóa dân tộc và chính những đặc điểm, sắc thái ấy lại góp phần tạo lập bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam”, KTS Nguyễn Thị Hương Mai nói thêm.
Theo KTS Hương Mai, việc bảo tồn di sản kiến trúc không thể hiểu theo nghĩa cứng là “đóng hộp” - bảo tàng hóa để bảo vệ nguyên trạng như với di tích. Trong thực tiễn trùng tu di tích cũng có những lúc phải phát lộ (bớt đi), tái định vị (bố trí lại) hay bổ khuyết, phục dựng (thêm vào). Cần khoanh vùng kiểm soát để bảo vệ di sản, nhưng không phải là tuyệt đối cấm phát triển, mà chỉ hạn chế, kiểm soát, chọn lọc và điều tiết kịch bản phát triển phù hợp.
Các chuyên gia cũng cho rằng, việc lựa chọn những phương pháp và công cụ thích bảo tồn, phát huy giá trị nhóm các di sản kiến trúc là hết sức cần thiết, đặc biệt là đối với các di sản kiến trúc nằm trong cấu trúc đô thị hiện đại, ở giai đoạn phát triển đô thị và kinh tế - xã hội. Vì vậy, cần có những nghiên cứu, đánh giá cụ thể để lựa chọn giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị các di sản kiến trúc hiệu quả, phù hợp thực tiễn…
Xuyên suốt hội thảo, các chuyên gia, kiến trúc sư cùng trình bày tham luận để đưa ra những dữ liệu quan trọng về tính truyền thống trong kiến trúc Việt Nam qua các thời kỳ; các giá trị và đặc trưng; kinh nghiệm khai thác giá trị truyền thống trong kiến trúc đương đại và gợi mở những hướng đi trong tương lai… nhằm tiếp tục khai thác và phát triển các giá trị văn hóa và kiến trúc bản địa trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
(CLO) Người dân Hàn Quốc và cộng đồng quốc tế đều ngỡ ngàng khi Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol ban bố thiết quân luật ở nước này vào nửa đêm 3/12. Tuy nhiên, đất nước này đã có lịch sử dài về thiết quân luật và chế độ quân sự.
(CLO) Ngày 3/12, Israel cảnh báo sẽ tấn công nhắm vào cả nhà nước Lebanon nếu thỏa thuận ngừng bắn với Hezbollah sụp đổ, sau ngày đẫm máu nhất kể từ khi lệnh ngừng bắn được ký kết vào tuần trước.
(CLO) Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng đề nghị các đơn vị liên quan quyết tâm, phấn đấu thi công các hạng mục cầu Quảng Đà, biểu tượng hữu nghị của hai địa phương Quảng Nam - Đà Nẵng, xong trước ngày 15/3 và tiến hành thông xe kỹ thuật vào ngày 29/3/2025.
(CLO) Sáng 4/12, Cơ quan CSĐT Công an TP Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình) cho biết, đang tạm giữ hình sự đối tượng Đặng Thanh Tùng (SN 1982, trú tại tổ 5, phường Thịnh Lang, TP Hòa Bình) về hành vi "Giết người".
(CLO) Thời gian gần đây, ông Vũ Văn Sữa – Chủ tịch UBND thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên đã ký nhiều gói thầu cho Công ty TNHH Xây dựng Minh Dũng HH và Công ty TNHH Thiết kế và Xây dựng Bảo Hân trúng với giá trị hàng chục tỷ đồng có dấu hiệu 'bất thường' về năng lực, kinh nghiệm?
(CLO) Xuất khẩu vũ khí Nga giảm 92% so với năm 2021, doanh thu có thể dưới 1 tỷ USD năm 2024, khi ngành công nghiệp quốc phòng đối mặt áp lực lãi suất kỷ lục.
(CLO) Bất chấp cái lạnh giá của mùa đông, hàng trăm người biểu tình đã tập trung bên ngoài Toà nhà Quốc hội Hàn Quốc vào đêm 3/12, bày tỏ sự bàng hoàng trước quyết định thiết quân luật của Tổng thống Yoon Suk Yeol - điều lần đầu tiên xảy ra ở nước này sau hơn 4 thập kỷ.
(CLO) Dòng căn hộ dưới 3 tỷ đồng tại TP HCM đang dần biến mất, như phân khúc căn hộ từ dưới 2 tỷ đồng đã không còn xuất hiện từ năm 2023, hay căn hộ dưới 1 tỷ đồng không còn xuất hiện từ năm 2020.
(CLO) Bạo lực leo thang tại Syria đã gây lo ngại sâu sắc cho cộng đồng quốc tế, khi lực lượng nổi dậy tiếp tục giao tranh với quân đội chính quyền ở tỉnh Hama sau khi chiếm được thành phố Aleppo.
(CLO) OpenAI cân nhắc đưa quảng cáo vào ChatGPT miễn phí để tăng lợi nhuận, mặc dù công ty lo ngại về ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng. Quảng cáo có thể xuất hiện trong tương lai.
(CLO) Chuyển ảnh thành video sống động chỉ trong vài phút nhờ công nghệ AI. Tạo những khoảnh khắc đáng nhớ thành video ấn tượng trên điện thoại hoặc máy tính dễ dàng.
(CLO) Hôm thứ Ba, Tổng thư ký NATO Mark Rutte đã né tránh câu hỏi về khả năng Ukraine gia nhập liên minh quân sự này, nhấn mạnh rằng ưu tiên hiện tại là cung cấp thêm vũ khí để Ukraine tự bảo vệ mình và có vị thế tốt trong các cuộc đàm phán hòa bình với Nga.
(CLO) CTCP Thép Nam Kim (Mã: NKG) tăng cường vay nợ ngắn hạn thêm gần 30%, tương đương 1.369 tỷ đồng. Công ty còn dự kiến huy động thêm 1.579 tỷ đồng từ phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.
(CLO) Sở Tài nguyên và Môi trường TP. HCM vừa có văn bản gửi chủ tịch UBND TP. HCM về việc đảm bảo quỹ đất ở, nhà ở tái định cư khi thu hồi đất thực hiện các dự án.
(CLO) Hôm thứ Ba, Nhà Trắng bày tỏ sự "nhẹ nhõm" khi Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol quyết định rút lại lệnh thiết quân luật mà ông đã ban hành trước đó.
(CLO) Triển lãm nghệ thuật “Họa Cam Thảnh Cảm” với mong muốn mang sắc màu hy vọng đến với những cuộc đời bất hạnh của nạn nhân chất độc màu da cam/dioxin.
(CLO) Chợ hoa xuân “Trên bến dưới thuyền” Tết Ất Tỵ mang đến một không gian đầy sắc màu và hương vị Tết đặc trưng trên tuyến đường Tạ Quang Bửu và khu vực kênh Tàu Hủ.
(CLO) Cánh đồng hoa cải ở thôn Chi Đông, chi Nam, Gia Lâm (thuộc xã Lệ Chi, Gia Lâm, Hà Nội) nằm ven dòng sông Đuống, cách Hà Nội khoảng 30 km đang vào vụ trổ bông nở vàng rực rỡ khiến ai đi qua cũng mê mẩn, cuốn hút.
(CLO) Chương trình khai mạc Festival Hoa Đà Lạt 2024 sẽ có sự tham gia của các ca sĩ nổi tiếng như: Hồ Ngọc Hà, Hồ Quỳnh Hương, Văn Mai Hương... với việc sử dụng hình ảnh chủ đạo là hoa dã quỳ giúp khắc sâu hình ảnh thành phố của lễ hội.
(CLO) Tỉnh Bắc Giang vừa ban hành quy định về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với tiền công đức, tiền tài trợ tại các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn tỉnh.
(CLO) Chiều 02/12, tại Hà Nội đã diễn ra buổi họp báo ra mắt vở nhạc kịch broadway đầu tiên của Việt Nam mang tên “Giấc mơ Chí Phèo” được cảm tác từ truyện ngắn của nhà văn Nam Cao.