(CLO) Nền văn hóa của người Mông rất đa dạng, phong phú, thể hiện ở tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập cùng sự phát triển về đời sống kinh tế, nhiều giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào Mông đứng trước nguy cơ mai một.
Trên địa bàn tỉnh Hà Giang, người dân tộc Mông chiếm trên 34% dân số toàn tỉnh, gồm 4 nhánh: Mông trắng, Mông xanh, Mông đen và Mông hoa, sống chủ yếu ở các huyện: Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ và một số huyện phía Tây. Nền văn hóa của người Mông rất đa dạng, phong phú, thể hiện ở tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Người Mông nổi tiếng với truyền thống canh tác nương đá, trồng lúa, ngô và các loại hoa màu khác. Sản xuất thủ công của đồng bào Mông đạt đến trình độ khá cao như dệt, đan lát, làm đồ gỗ, rèn đúc.
Trang phục truyền thống của phụ nữ Mông rất độc đáo. Một bộ nữ phục bao gồm váy, áo cánh, áo xẻ ngực có yếm lửng, thắt lưng, khăn quấn đầu, xà cạp... Váy thường là hình nón cụt, xếp nếp xoè rộng, cũng có khi là váy ống, khi mặc xếp ở hai bên hông.
Nhà của người Mông làm bằng đất, có 3 gian, gian giữa đặt bàn thờ tổ tiên. Các cửa chính và cửa phụ đều mở về phía trong.
Văn hoá truyền thống người Mông là một kho tàng hết sức phong phú với những phong tục tập quán, lễ nghi, tín ngưỡng. Các dòng họ người Mông có cách thờ cúng tổ tiên không giống nhau.
Một số lễ cúng chính như cúng ma cửa (xia mình), ma lớn mụ (đa trung) với số lượng, nội dung các bài cúng, bài trí, sắp xếp nơi cúng, nơi ăn uống đa dạng.
Văn học nghệ thuật Mông thể hiện tâm lý, ý thức của cộng đồng, các vấn đề về tự nhiên, xã hội và lịch sử. Nổi bật trong đó là những khúc hát về tình yêu, được thể hiện bằng khèn, sáo, đèn môi, kèn lá. Hoa văn trang trí trên váy là các hình bướm, rắn, hoa, răng bừa, mắt chim, chân lợn... màu sắc hài hoà. Tất cả là những tài sản vô giá của cộng đồng người Mông được lưu giữ từ lâu đời.
Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập cùng sự phát triển về đời sống kinh tế làm cho một số đồng bào dân tộc Mông có xu hướng đánh mất đi bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Do sự du nhập, tác động của một vài tôn giáo không chính thống, một bộ phận đồng bào người Mông đã tin theo tín ngưỡng mới, bỏ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, dẫn đến nhiều phong tục, tập quán, nét đẹp văn hóa đang đứng trước nguy cơ bị mai một.
Bên cạnh đó, trong cộng đồng người Mông vẫn tồn tại nhiều hủ tục lạc hậu như: Người chết chưa đưa vào áo quan khi làm tang ma, giết mổ nhiều gia súc, truyền thống tổ chức đám tang dài ngày; tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vẫn xảy ra; một số nghi lễ trong cúng bái còn rườm rà là gây lãng phí, tốn kém, ảnh hưởng đến môi trường sống, sức khỏe của người dân.
Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mông
Xác định văn hóa là thế mạnh để Hà Giang phát triển du lịch “ngành kinh tế mũi nhọn” giúp cho bà con thoát nghèo, đồng thời bảo tồn văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc. Hà Giang đã có nhiều chủ trương, giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc. Đối với dân tộc Mông Hà Giang, trên cở sở Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025, cụ thể là dự án "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch", Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang đã ban hành Đề án số 09 về “Bảo tồn, khôi phục, phát huy giá trị văn hóa đặc trưng của dân tộc Mông trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2030”.
Theo đó, cơ quan quản lý nhà nước các cấp đã xây dựng kế hoạch chi tiết phục dựng, bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể của đồng bào Mông trước nguy cơ mai một như: Lễ hội Gầu Tào (huyện Yên Minh, Đồng Văn), nghề dệt Lanh (huyện Quản Bạ), tri thức canh tác hốc đá của cư dân Cao nguyên đá Hà Giang (tại các huyện Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh, Quản Bạ). Đồng thời, mở các lớp truyền dạy kỹ thuật chế tác khèn, kỹ năng thổi và múa khèn Mông tại các huyện: Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Xín Mần...
Một số di sản văn hóa phi vật thể đã được lập hồ sơ đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, như: Lễ hội Gầu Tào; Nghệ thuật Khèn Mông; Dệt lanh, thêu hoa văn xã Lùng Tám (huyện Quản Bạ).
Cùng với đó, tổ chức tuyên truyền cho bà con người Mông hiểu được cần phải tiếp tục giữ nhà ở trình tường, trang phục và tiếng nói; phải thờ cúng tổ tiên, không theo đạo trái pháp luật, không mê tín dị đoan, không tổ chức cúng ma khi nhà có người bị ốm đau; đón Tết của người Mông trùng với Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam; đưa người chết cho vào quan tài và làm tang ma không quá 48 tiếng và không mổ quá nhiều gia súc; tổ chức thực hiện tốt việc quy hoạch nghĩa trang nhân dân và vận động người Mông chôn cất đúng nơi quy định.
Đồng thời, bảo tồn, khôi phục văn hóa dân tộc Mông gắn với phát triển du lịch thông qua các “Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông”. Tổ chức dạy múa cho các cháu trong trường học, dùng nhạc cụ Mông và lồng ghép tuyên truyền về việc cần phải xóa bỏ những hủ tục, phong tục lạc hậu để các cháu nhận thức, về tuyên truyền với với những người thân trong gia đình, dòng họ. Bằng nhiều hình thức tuyên truyền, quảng bá sẽ tổ chức giới thiệu các món ăn của người Mông đến nhân dân và khách du lịch biết đến nhiều hơn. Nếu làm được như vậy, công tác bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc nói chung và dân tộc Mông nói riêng sẽ ngày càng tiến bộ và văn minh trong thời gian tới.
Việc bảo tồn, khôi phục và phát huy giá trị đặc trưng văn hóa dân tộc Mông đã trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở nhằm khôi phục, bảo tồn các giá trị văn hóa tốt đẹp có nguy cơ mai một, thất truyền. Không những vậy, một số nét văn hóa đặc trưng dân tộc Mông được bảo tồn, coi trọng đã tác động lớn đến hệ tư tưởng, góp phần nâng cao nhận thức của đồng bào Mông trong việc giữ gìn và bảo tồn bản sắc văn hóa; đồng thời là động lực thúc đẩy các phong trào thi đua yêu nước, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị tại địa phương.
(CLO) Ngày 22/11, Hội môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) đã công bố Bộ Quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp mới nhằm nâng cao uy tín, chất lượng và trách nhiệm của môi giới.
(CLO) Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND ngày 22/11/2024 về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
(CLO) Tỉnh Lai Châu cam kết tạo mọi thuận lợi để hỗ trợ các doanh nghiệp khai thác du lịch với mục tiêu "doanh nghiệp phát tài - Lai Châu phát triển''.
(CLO) Ngày 22/11, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông và lãnh đạo các sở, ngành thành phố đi kiểm tra tiến độ thi công và thực hiện Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá.
(CLO) UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 6015/QĐ-UBND về việc phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thông khu vực tiếp cận Bệnh viện Phụ sản Trung ương cơ sở 2, Bệnh viện Nhi Trung ương cơ sở 2, huyện Quốc Oai.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn, ngày 23/11, Bắc Bộ có mưa vài nơi, trưa chiều trời nắng. Khu vực Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông. Các khu vực khác có mưa rào và dông vài nơi; riêng khu vực Tây Nguyên ngày 23/11 có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông.
(CLO) Chiều ngày 22/11, Hội Nhà báo tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức Hội thảo nghiệp vụ báo chí “Nâng cao chất lượng thông tin thời sự trên báo chí địa phương”.
(CLO) Bản tin Nóng 18h: Đề xuất áp thuế theo hàm lượng đường với nước ngọt; Hàng không tăng thêm 3.000 chuyến bay, bổ sung lượng vé Tết; Bước đầu xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt tại phố Tây Sơn…
(CLO) Ngày 22/11, Báo Giáo dục và Thời đại đã tổ chức trao giải cuộc thi viết Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường. Cuộc thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị thường trực.
(CLO) Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người dân và tổ chức như chuyển mục đích sử dụng đất; chia tách, hợp thửa... nếu phù hợp quy định thì vẫn được thực hiện theo quy định.
(CLO) Ngày 22/11, Công an huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) cho biết, vừa phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công an TP Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công Chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 06 đối tượng, thu giữ trên 2.200kg pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan.
(CLO) Ngày 22/11, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) vừa ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can 4 đối tượng về tội Tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép.
(CLO) Sáng 22/11, tại khu nghỉ dưỡng Hoiana (huyện Duy Xuyên), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức họp báo công bố việc đăng cai Hội nghị Quốc tế về Du lịch Nông thôn lần đầu tiên của UN Tourism (tổ chức du lịch thế giới), diễn ra vào năm 2024 tại Quảng Nam.
(CLO) Những trích đoạn từ cuốn hồi ký sắp xuất bản của cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel đề cập đến mọi thứ, từ cuộc xung đột ở Ukraine cho đến Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
(CLO) Ngày 22/11, Thủ tướng Viktor Orban cho biết ông sẽ mời Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đến thăm Hungary, đồng thời đảm bảo rằng lệnh bắt giữ ông Netanyahu của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) sẽ "không được thực hiện".
(CLO) Để tiếp tục nâng cao chất lượng, đưa Giải thưởng Sách Quốc gia xứng tầm với vị thế là một giải thưởng cấp quốc gia, đồng thời tạo sự lan tỏa mạnh mẽ đến gần hơn với bạn đọc, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Điều lệ và Quy Giải thưởng mới với nhiều điểm mới. Thông tin này được đưa ra tại buổi họp báo do Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức sáng nay ngày 22/11 tại Hà Nội.
(CLO) Liên hoan nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ 3 tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau là nơi các nghệ nhân gặp gỡ, giao lưu nhằm bảo tồn, phát triển phong trào đờn ca tài tử tại mỗi địa phương.
(CLO) Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc được tổ chức định kỳ 3 năm một lần đã khẳng định là một thương hiệu quốc gia trong các liên hoan về nghệ thuật ca múa nhạc ở Việt Nam.
(CLO) Ngày 21/11, tại Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển công nghiệp văn hóa Việt Nam.
(CLO) Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM (Sở VH-TT) chỉ đạo các đơn vị phối hợp sắp xếp lại cơ sở vật chất để đảm bảo tổ chức các chương trình nghệ thuật, phục vụ chính trị và nhu cầu giải trí của người dân.
(CLO) Trưng bày “Câu chuyện từ những huy hiệu phản chiến” mang đến cho công chúng cái nhìn chân thực về “cuộc chiến” trong lòng nước Mỹ để phản đối cuộc chiến tranh ở Việt Nam.
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 20 năm khu Phố cổ Hà Nội đón nhận Bằng Di tích lịch sử Quốc gia, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm và biểu diễn nghệ thuật đặc sắc để tôn vinh những giá trị di sản của mảnh đất Thăng Long xưa.