Tiếp nhận hiện vật quý về Chủ tịch Hồ Chí Minh
(CLO) Những hiện vật và tư liệu quý mà gia đình cụ Phạm Văn Công lưu giữ hơn 60 năm qua vừa được tặng lại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Theo dõi báo trên:
Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), cứ 3 người sử dụng internet trên toàn thế giới thì có 1 trẻ em và hơn 175.000 trẻ em lên mạng đầu tiên vào mỗi ngày. Tại Việt Nam, theo thống kê của UNICEP, 92% trẻ em Việt Nam có sử dụng thiết bị kết nối internet, trong đó 89% trẻ lên mạng hằng ngày. Còn theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trẻ em thường dành từ 5 đến 7 tiếng mỗi ngày cho việc sử dụng mạng xã hội.
Còn theo Cục Công nghệ thông tin và Dữ liệu tài nguyên môi trường, trẻ tiếp cận internet từ rất nhiều cách khác nhau như: Từ điện thoại di động của cá nhân (58%), máy tính ở nhà (46%), điện thoại di động của người thân (45%), ngoài quán Internet (13,5%). Riêng nhóm học sinh trong nhà trường có một số trẻ trả lời được tiếp cận Internet qua máy tính ở trường học (23,6%). Trẻ sử dụng Internet chủ yếu để học hành/nghiên cứu (83%), xem phim/ca nhạc (71,5%), xem các chương trình giải trí/đọc tin tức (71%), giao lưu, kết nối bạn bè (71%) và chơi trò chơi điện tử/trực tuyến (59%).
Những con số đó cho thấy trong thời đại công nghệ, việc trẻ em tiếp xúc với máy tính, thiết bị thông minh kết nối mạng internet là không thể tránh khỏi. Tất nhiên, cái gì cũng có hai mặt của nó, thế giới mạng cũng không là ngoại lệ. Bên cạnh là bể chứa thông tin, kiến thức, là công cụ giải trí… mạng xã hội cũng còn là một cái bẫy ẩn chứa đầy những rủi ro nhất là khi con trẻ và các bậc cha mẹ chưa thiết lập được cho con em mình tấm rào chắn bảo vệ hiệu quả.
Tại nhiều quốc gia trên thế giới, tình trạng trẻ em bị tổn thương trên không gian mạng đã đến mức đáng báo động.
Điều đáng nói là theo nhiều nghiên cứu, trẻ em là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất do không có hoặc có rất ít kiến thức và khả năng tự bảo vệ bản thân. Thậm chí tại nhiều quốc gia trên thế giới, tình trạng trẻ em bị tổn thương trên không gian mạng đã đến mức đáng báo động.
Đơn cử như tại Israel. Cách đây hơn một năm, Trung tâm Bảo vệ trẻ em trên mạng (COPB) thuộc Bộ An ninh quốc gia Israel đã đưa ra báo cáo cho biết, trong năm 2022, đường dây nóng của trung tâm này đã xử lý trên 8.100 sự vụ trên không gian mạng mà nạn nhân là trẻ em, trong đó 31% số sự vụ liên quan đến tấn công tình dục, 15% liên quan đến nguy cơ tự tử và đe dọa tính mạng và 14% vụ dọa nạt tinh thần trên Internet. Các nền tảng chủ yếu là các mạng xã hội như Instagram (28%), WhatsApp (25%) và TikTok (9%). Khoảng 25% số trẻ em được hỏi cho biết đã từng bị người lạ tiếp cận trên mạng, chủ yếu với yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân; và 43% số trẻ em từng bị gây tổn thương, chủ yếu là bằng lời nói.
Trở lại với câu chuyện trẻ em Việt và không gian mạng. Hiện chưa có những con số thống kê cụ thể về những khía cạnh tổn thương hay tác động của con trẻ bởi mạng xã hội. Tuy nhiên, với con số 92% trẻ em Việt Nam có sử dụng thiết bị kết nối internet, trong đó 89% trẻ lên mạng hàng ngày, thì tác động của internet nói chung, mạng xã hội nói riêng lên trẻ em Việt sẽ là không nhỏ.
Đặc biệt, soi chiếu vào Báo cáo Ngăn chặn hành vi gây tổn hại tại Việt Nam của ECPACT, INTERPOL và UNICEF (2022) với việc tỷ lệ trẻ em sử dụng Internet ở độ tuổi từ 12 - 17 tuổi là rất cao (91% trẻ xem video, 88% dùng mạng xã hội, 87% nhắn tin, 72% làm bài tập, 70% xem tin tức, 63% xem livestream… ít nhất 1 lần/tuần), mức độ ảnh hưởng hai chiều sẽ khá rõ rệt. Chỉ riêng tỷ lệ 1% trẻ nhận được yêu cầu gửi ảnh/video về bộ phận nhạy cảm của mình khi các em không muốn; 0,2% được đề nghị cho tiền hoặc quà để đổi lấy hình ảnh nhạy cảm; 0,3% đe dọa hoặc hăm dọa trẻ tham gia hoạt động tình dục; 1% trẻ có ảnh nhạy cảm bị chia sẻ khi chưa được phép; 2% trẻ từ 15 - 17 tuổi đã nhận tiền hoặc quà để đổi cho hình ảnh, video nhạy cảm… mà Báo cáo Ngăn chặn hành vi gây tổn hại tại Việt Nam đưa ra cũng đủ hết thảy trong chúng ta rùng mình.
Quan ngại hơn nữa là những hệ luỵ, tổn thương mà con trẻ phải đón nhận, không chỉ là những tác động từ thế giới mạng xa xôi mênh mông, mà nhiều khi còn đến từ chính những người thân thiết bên cạnh các em, thậm chí đến từ chính những bậc làm cha làm mẹ. Làn sóng nghiện câu “view” và “like” trên mạng đã khiến nhiều bậc phụ huynh đẩy cả con cái mình lên thế giới trực tuyến, biến các em trở thành công cụ "săn view" của họ.
Cách đây 4,5 năm, những sự vụ từng bị dư luận và báo chí lên án như “Người mẫu nhí bị ném đá”, “Bé gái 3 tuổi nặng 35kg”, “Bé một tuổi rưỡi uống bia”... là những ví dụ về việc con cái bị cha mẹ đưa ra làm trò "câu view, săn view" trên mạng. Hay mới đây, trong dòng chảy thông tin ồn ào, đa chiều vụ “học sinh lớp 1 không được ăn liên hoan”, nhiều ý kiến đã lên tiếng, cho rằng không biết sự việc đúng sai, thực hư thế nào, nhưng có một điều không khó để nhận ra, đó là sự tổn thương của con trẻ khi đưa em bé mới chỉ học lớp 1 trở thành tâm điểm bàn luận của thế giới mạng.
Nói như chuyên viên tâm lý Lê Thị Minh Nga, có thể đứa trẻ không nói ra, nhưng những tổn thương lặn sâu vào bên trong, nó sẽ đi theo đứa trẻ suốt cuộc đời. Thế giới mạng là ảo nhưng những hệ luỵ, tổn thương mà nó gây ra là thật, thậm chí rất dai dẳng và đau đớn. Vì thế, bảo vệ con trẻ khỏi những tổn thương bởi thế giới mạng là điều cần, rất cần trong mọi xã hội.
Trong hành trình bảo vệ ấy, sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, của rào cản pháp lý là hết sức cần thiết nhưng chưa đủ. Không thể thiếu tấm lá chắn ngay cận kề, kịp thời bên cạnh các em: Tấm lá chắn từ gia đình, cha mẹ các em. Chính tình yêu thương, trách nhiệm, cách ứng xử và cả tri thức, tầm hiểu biết, nhân cách của những người làm cha làm mẹ sẽ là tấm khiên hiệu quả giúp ngăn ngừa các em khỏi những hệ luỵ và tổn thương từ mạng xã hội. "Không có like, không có follower, nhưng mẹ con mình vẫn có nhau"- chia sẻ của một Tiktoker, người đã quyết định xóa hết những clip từng rất hút view về con mình trên mạng xã hội - có lẽ sẽ đọng lại trong mỗi bậc cha mẹ những gợi mở ý nghĩa.
Nguyễn Hà
(CLO) Những hiện vật và tư liệu quý mà gia đình cụ Phạm Văn Công lưu giữ hơn 60 năm qua vừa được tặng lại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh.
(CLO) Tối 3/4, ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường nước ngoài, Bộ Công Thương đã chia sẻ với báo chí những quan điểm của Bộ Công Thương về việc Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ban hành Sắc lệnh về thuế đối ứng áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào nước này.
(CLO) Tối ngày 3/ 4, Lễ khai mạc Giải Bóng chuyền Cúp Hùng Vương 2025 đã chính thức diễn ra tại Nhà thi đấu TDTT tỉnh Phú Thọ. Sự kiện không chỉ khởi đầu cho giải đấu bóng chuyền đỉnh cao được mong đợi, mà còn hứa hẹn cống hiến cho khán giả trên quê hương Đất Tổ và người hâm mộ cả nước những trận cầu "nảy lửa", đầy kịch tính và hấp dẫn trong những ngày tranh tài sắp tới.
(CLO) Tối ngày 3/4, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ đã tổ chức Lễ khai mạc chương trình “Sắc màu du lịch Đất Tổ” và phát động hưởng ứng chương trình kích cầu du lịch năm 2025 “Phú Thọ - Đi để yêu”.
(CLO) Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, sáng 3/4 (theo giờ địa phương), tại Thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Trưởng Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Armenia - Việt Nam Hasmik Hakobyan.
(CLO) Tối 3/4, Tổng thống nước Cộng hòa Burundi Évariste Ndayishimiye và Phu nhân đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân.
(CLO) Chiều ngày 03/4/2025, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đã ra Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, Lệnh khám xét khẩn cấp nơi ở và Quyết định tạm giữ hình sự đối với 03 đối tượng để điều tra về hành vi “Gây rối trật tự công cộng.
(CLO) Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong khẳng định, quản lý đất đai và trật tự xây dựng luôn là vấn đề “nóng”, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay. Ông yêu cầu lãnh đạo các quận, huyện, thị xã phải thể hiện trách nhiệm tối đa, không để xảy ra tình trạng “tranh tối tranh sáng” hay khoảng trống trong quản lý.
(CLO) Sau khi gây thương tích nghiêm trọng cho một nam thanh niên tại TP Vinh (Nghệ An), nhóm đối tượng nhanh chóng bỏ trốn vào các tỉnh phía Nam. Tuy nhiên, bằng biện pháp nghiệp vụ và quyết tâm truy bắt, lực lượng Cảnh sát hình sự Nghệ An đã tóm gọn toàn bộ nhóm đối tượng này.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn, ngày 4/4, nhiệt độ cao nhất ở khu vực Nam Bộ là 33-36 độ, có nơi trên 36 độ với độ ẩm tương đối thấp. Nắng nóng ở Nam Bộ và TP HCM có khả năng kéo dài trong những ngày tới, nhiệt độ thực tế ngoài trời còn có thể cao hơn dự báo khoảng 2-4 độ.
(CLO) Vì gia đình đi ngoại tỉnh làm ăn nên có gửi cháu A. cho Nay Phir nhờ chăm sóc. Tuy nhiên, người đàn ông hơn 60 tuổi này đã có hành vi đồi bại với cháu A. khi nạn nhân mới 5 tuổi.
(CLO) Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nêu rõ yêu cầu đối với các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương phải đẩy mạnh hơn nữa tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Giải ngân nhanh, nhưng phải bảo đảm chặt chẽ, đúng quy định, quy trình, không để phát sinh tiêu cực, lãng phí.
(CLO) Các kịch bản phim truyện điện ảnh có chất lượng sẽ được đầu tư chiều sâu, nhằm hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng vào năm 2030.
(CLO) Khi đang đi làm thì ông C. nhận được điện thoại của người quen báo nhà đang bị cháy. Trở về nhà, ông C. phát hiện nhà đã bị con trai đốt.
(CLO) Giới chức Hàn Quốc vừa lập kỷ lục về vụ bắt giữ ma túy lớn nhất nước này khi thu giữ khoảng 2 tấn cocain trên một tàu hàng nước ngoài neo đậu tại cảng Gangneung.
(CLO) Xuất sắc đánh bại hàng loạt đối thủ, kỳ thủ Lê Quang Liêm giành chức vô địch Giải cờ vua trực tuyến hàng đầu thế giới Titled Tuesday.
(NB&CL) Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung… đã một trong những chủ trương lớn được Đảng, Nhà nước quyết tâm hiện thực hoá từ rất lâu. Và đến nay, trong bối cảnh đất nước đang đứng trước những mục tiêu lớn: tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 – 2030, phấn đấu đến năm 2030 trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 là nước phát triển, có thu nhập cao… làm thế nào để chủ trương ấy thực sự đi vào cuộc sống, thực thi hiệu quả đang được xem là ưu tiên hàng đầu.
(NB&CL) Năm 2025 là năm đánh dấu bước tiến mới với Kết luận số 126-KL/TW và 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Đặc biệt, chủ trương sáp nhập tỉnh, xã và bỏ cấp huyện thể hiện tư duy đột phá trong cải cách hành chính.
(NB&CL) Chính sách thị thực linh hoạt là một công cụ quan trọng để tăng sức hấp dẫn của điểm đến, giúp Việt Nam cạnh tranh tốt hơn với các nước trong khu vực. Và giờ đây, sau rất nhiều mong ngóng, du lịch Việt đang đứng trước thời cơ vàng để có thể bứt phá khi Việt Nam miễn thị thực cho công dân 16 nước từ ngày 1/3/2025 đến 31/12/2025 trong khuôn khổ Chương trình kích cầu phát triển du lịch.
(NB&CL) Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN), dự kiến trình Quốc hội vào tháng 10 năm nay và thông qua vào tháng 5/2026. Đây là một trong những bước đi quan trọng trong lộ trình cải cách thuế, hướng đến mục tiêu vừa đảm bảo nguồn thu ngân sách, vừa giảm gánh nặng tài chính cho người dân và doanh nghiệp.
(NB&CL) Báo chí Cách mạng tròn 100 năm tuổi cũng là lúc đất nước chuyển động mạnh mẽ vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Trong bối cảnh ấy, như Tổng Bí thư Tô Lâm từng nhấn mạnh: “Kỷ nguyên mới đặt ra yêu cầu nhiệm vụ mới, cao hơn đối với Báo chí Cách mạng, đòi hỏi báo chí cũng phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc, xứng tầm nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại”. Trong những yêu cầu, nhiệm vụ mới ấy, chắc chắn không thể thiếu trọng trách bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng.
(NB&CL) Thời gian qua, hàng loạt vụ việc liên quan đến người nổi tiếng, KOL quảng cáo sản phẩm sai sự thật đã gây bức xúc trong dư luận. Tình trạng này không mới và vẫn tiếp tục tái diễn, đặt ra nhiều câu hỏi về tính hiệu quả của chế tài xử lý. Phóng viên đã trao đổi với luật sư Bùi Đình Ứng (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) để làm rõ hơn vấn đề này.
(NB&CL) Được cho là nhân tố then chốt đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025, để khu vực kinh tế tư nhân thực sự “cất cánh”, theo các chuyên gia, cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính sách, môi trường kinh doanh thuận lợi và sự đổi mới từ chính các doanh nghiệp.
(NB&CL) Việt Nam đang trở thành một nhân tố mới quan trọng trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu - nhận định ấy của báo chí quốc tế đang ngày càng được củng cố khi Việt Nam đang hối hả, quyết liệt để biến mục tiêu thành hiện thực.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa giao Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ khung pháp lý quản lý tài sản số, tiền kỹ thuật số ngay trong tháng 3 này. Việc có một khung pháp lý rõ ràng, đồng bộ và tiên tiến là yếu tố quyết định để phát triển tài sản số, từ đó thúc đẩy nền kinh tế số.
(NB&CL) Ồn ào những ngày qua là sự việc liên quan tới việc nhà thơ Nguyễn Quang Thiều lên tiếng nhờ cơ quan chức năng vào cuộc sau khi những câu thơ của ông bị xuyên tạc, bịa đặt trên mạng xã hội. Điều đáng nói là mạng xã hội đang ngày càng trở thành nơi bùng phát các hành vi xúc phạm, bôi nhọ danh dự người khác, bất chấp mức hình phạt gia tăng.