Lập Hội đồng thẩm định dự án đường sắt 183.856 tỷ đồng
(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh nối với Trung Quốc với tổng mức đầu tư 183.856 tỷ đồng.
Theo dõi báo trên:
(CLO) Thông tin về việc Huế muốn loại Lục Bộ ( tên gọi tắt của khu Lục bộ đường, công sở của 6 bộ: Lại- Hộ- Lễ - Binh - Hình - Công của triều Nguyễn, nằm ở phía đông bên ngoài Hoàng thành) ra khỏi danh sách di sản cấp một đang là chủ đề được nhiều giới quan tâm. Thực hư của câu chuyện này như thế nào, phóng viên báo điện tử Congluan.vn đã có cuộc trao đổi với ông Phan Thanh Hải - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế để làm rõ về việc này.
Thưa ông, vì sao lại xuất hiện thông tin loại Lục Bộ ra khỏi danh sách trình UNESCO?
Trước hết, tôi xin khẳng định rằng, thông tin như vậy là chưa đầy đủ và chính xác. Để giải thích vấn đề này, chúng ta cần hiểu một cách đầy đủ về vấn đề dân cư sống trong các khu vực di tích tại cố đô Huế, cả về quá trình hình thành, sự biến đổi theo thời gian và tình trạng hiện nay; vấn đề quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản đều có liên quan chặt chẽ với cuộc sống của họ. Giải quyết vấn đề này cũng là xử lý một vấn đề then chốt của mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển.
[caption id="attachment_130475" align="aligncenter" width="800"] Khoanh vùng bảo vệ khu di tích Lục Bộ[/caption]Năm 1991, để chuẩn bị cho việc đề cử quần thể di tích cố đô Huế vào Danh mục di sản thế giới của UNESCO, Trung tâm BTDTCĐ Huế (Trung tâm) đã phối hợp với các ban ngành liên quan xây dựng bộ hồ sơ khoa học và hồ sơ khoanh vùng bảo vệ cho các điểm/khu di tích. Năm 1993, quần thể di tích cố đô Huế trở thành Di sản thế giới bao gồm 16 điểm/khu di tích khác nhau. Tuy nhiên, do là lần đầu tiên làm hồ sơ di sản thế giới nên chúng ta còn rất thiếu kinh nghiệm, vì vậy, khi khoanh vùng bảo vệ di tích, một số hồ sơ chúng ta đã khoanh vùng quá rộng, trong khi đó lại chưa khoanh vùng bảo vệ và xây dựng hồ sơ cho một số di tích quan trọng khác (như đàn Xã Tắc trong Kinh thành, cung An Định bên ngoài Kinh thành…), và giữa các điểm/khu di tích lại thiếu sự liên kết chặt chẽ với nhau.
Từ thực tiễn của công tác bảo tồn và phát huy giá trị hơn 20 năm qua (kể từ năm 1993) đã nảy sinh những yêu cầu mới, đòi hỏi chúng ta phải có sự nghiên cứu, điều chỉnh cho phù hợp. Theo yêu cầu của UNESCO, chúng tôi đã xây dựng Kế hoạch quản lý tổng thể cho quần thể di tích cố đô Huế, giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn đến năm 2030. Kế hoạch này đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt (Quyết định số 1057/QĐ-UBND ngày 9/6/2015) với sự đồng thuận của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam và nhận được sự đánh giá rất cao của Ủy ban di sản thế giới thuộc UNESCO. Chúng tôi cũng đang tích cực xây dựng hồ sơ để tái đề cử cho quần thể di tích cố đô Huế, dự kiến sẽ đệ trình sau năm 2018. Trong hồ sơ tái đề cử này, chúng tôi sẽ đưa bổ sung một số di tích vào hệ thống quần thể di tích cố đô, mở rộng khoanh vùng bảo vệ một số khu di tích theo hướng coi trọng cảnh quan văn hóa và các yếu tố phong thủy nguyên gốc của di sản, tạo ra mối liên kết chặt chẽ giữa các điểm/khu di tích mà sông Hương sẽ trở thành trung tâm của trục kết nối đó.
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng dự kiến sẽ khoanh vùng lại một số điểm di tích theo hướng giới hạn lại để phù hợp với thực tiễn hiện nay, tạo điều kiện cho cuộc sống người dân và cho sự phát triển nhưng không làm ảnh hưởng đến giá trị nổi bật toàn cầu của di sản Huế.
Vậy với khu vực Lục Bộ thì sẽ như thế nào thưa ông?
Lục Bộ là gọi tắt của khu Lục bộ đường, công sở của 6 bộ: Lại- Hộ- Lễ - Binh - Hình - Công của triều Nguyễn, nằm ở phía đông bên ngoài Hoàng thành. Đầu thế kỷ XX có thêm bộ Học, bố trí ở phía đông bộ Lễ. Khu vực này rộng hơn 5,5 ha, vốn đã bị thực dân pháp đốt cháy năm 1885 trong vụ Thất thủ kinh đô; thời Thành Thái (1889-1906) cho xây dựng lại nhưng quy mô nhỏ, kiến trúc khá đơn giản. Sau năm 1945 đến năm 1975, phần lớn khu vực này bị triệt giải hoặc bị các cơ quan công quyền và dân cư chiếm cứ, xây dựng nhà cửa. Đến tháng 10 năm 2016, tại khu vực này có 249 hộ dân, 12 cơ quan, cơ sở thuộc nhà nước quản lý. Phần lớn các hộ dân tại đây đều đã xây dựng nhà cửa kiên cố và sinh sống qua vài thế hệ. Năm 1991, khi khoanh vùng bảo vệ di tích, chúng ta đã đưa toàn bộ khu vực này vào khoanh vùng bảo vệ I, Điều đó gây ra muôn vàn khó khăn cho công tác quản lý và cuộc sống của người dân trong khu vực này. Vì theo quy định của Luật Di sản văn hóa, Khu vực I là vùng lõi, là khu vực bất khả xâm phạm. Đối với di tích cấp quốc gia đặc biệt như Huế, mọi thủ tục xây dựng, sửa sang trong khu vực này phải có sự đồng ý bằng văn bản của Thủ tướng Chính phủ (hoặc Thủ tướng ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch). Chính vì vậy, lãnh đạo tỉnh đã chỉ đạo cho Trung tâm phối hợp với các ban ngành liên quan nghiên cứu và điều chỉnh khu vực bảo vệ các di tích trong Kinh thành, trong đó có khu Lục bộ.
[caption id="attachment_130477" align="alignnone" width="800"] Ông Phan Thanh Hải - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế[/caption]Vậy việc điều chỉnh này có nghĩa là chúng ta sẽ không giữ khu Lục Bộ nữa?
Không phải như vậy. Qua nghiên cứu thực tế, chúng tôi dự kiến sẽ đề xuất Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ giữ lại khu Thượng thư đường bộ Lại và bộ Công trong khu vực I (đây là 2 khu vực còn giữ được một số công trình gốc, xây dựng thời Thành Thái), toàn bộ phần còn lại sẽ chuyển thành khu vực II (vì không còn yếu tố gốc, và dân cư đã xây cất nhà cửa, sinh sống từ lâu). Cần chú ý rằng, hiện nay, toàn bộ các khu vực bên trong Kinh thành Huế đều được khoanh vùng I và II và được bảo vệ chặt chẽ bằng Luật Di sản văn hóa và các quy chế do tỉnh ban hành. Tỉnh Thừa Thiên Huế đang nghiên cứu để ban hành một bộ quy chế quản lý việc xây dựng trong Kinh thành mới phù hợp hơn. Chúng tôi đã đưa vào kế hoạch Trung hạn (2015-2020) để trùng tu một số di tích gốc tại khu vực này và dự kiến quy hoạch lại khu Lục bộ chi tiết để bảo vệ và khai thác di tích một cách hiệu quả hơn, trong đó nhấn mạnh việc tạo ra sự liên kết toàn bộ chuỗi di tích phía đông Hoàng Thành, từ Ngự Hà đến hồ Tịnh Tâm, kết nối với Lục bộ, khu Bảo tàng-Quốc Tử giám… Vì vậy, đưa phần lớn khu Lục Bộ ra khỏi khu vực I không phải là chúng ta buông lỏng việc quản lý, trái lại đây là cách giải quyết vấn đề hợp lý, hợp tình, phù hợp với thực tiễn để quản lý di tích tốt hơn đồng thời tạo điều kiện cho cuộc sống người dân. Bảo vệ di sản không phải là khóa chặt để “hóa thạch” di sản mà phải phù hợp với lợi ích của cộng đồng, được cộng đồng ủng hộ, đó là quan điểm nhất quán của UNESCO.
[caption id="attachment_130478" align="alignnone" width="800"] Một số công trình nằm trong khu di tích Lục Bộ[/caption]Tuy nhiên, việc điều chỉnh như dự kiến không hề đơn giản. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh khoanh vùng bảo vệ di tích phải được Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia đồng thuận và được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt. Sau đó, chúng ta phải bảo vệ thành công trước Ủy ban Di sản thế giới (khi Việt Nam đệ trình hồ sơ tái đề cử cho quần thể di tích cố đô Huế).
Xin cảm ơn ông!
Quang Phương (Thực hiện)
(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh nối với Trung Quốc với tổng mức đầu tư 183.856 tỷ đồng.
(CLO) Thông tin từ Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho biết, lễ trao giải thưởng “Vô lăng vàng” năm 2024 sẽ được tổ chức vào cuối tháng 12/2024.
(CLO) Để dự án xây dựng tuyến đường bộ mới Nam Định - Lạc Quần - Đường bộ ven biển hoàn thành theo đúng mục tiêu đề ra trước ngày 1/7/2025, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thành giải póng mặt bằng, cũng như nốt các phần còn tồn tại trong thời gian sớm nhất.
(CLO) Tối 22/11, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 - 22/11/2024). Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình tham dự và chia vui với nhân dân tỉnh Đắk Lắk.
(CLO) Tối 22/11, trong không khí chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11) và kỷ niệm 10 năm Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống “Việt Nam - những sắc màu Di sản” chính thức khai mạc tại Nghệ An.
(CLO) Nhận định Southampton vs Liverpool, 21h ngày 24/11 tại Ngoại hạng Anh; dự đoán tỉ số Southampton vs Liverpool cùng các chuyên gia phân tích.
(CLO) Vào thứ Sáu (22/11), thẩm phán đã hoãn vô thời hạn vụ án gồm 34 tội danh hình sự của ông Donald Trump, vốn liên quan đến việc làm sai lệch hồ sơ kinh doanh và khoản “tiền bịt miệng” ở New York.
(CLO) Với chủ đề “Làm thế nào để những tác phẩm văn học nghệ thuật đến được với công chúng?”, buổi tọa đàm do Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật (VHNT) TP.HCM tổ chức đã thu hút sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, cơ quan quản lý văn hóa và nghệ sĩ.
(CLO) Dự kiến tỉnh Hà Nam có 19 đơn vị hành chính cấp xã phải thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025. Sau sắp xếp sẽ dôi dư 143 cán bộ, công chức (cán bộ 92 người, công chức 51 người).
(CLO) Lễ hội trầm hương lần đầu tiên được tổ chức tại Festival Biển Nha Trang 2025 được kỳ vọng mang đến những trải nghiệm, hiểu biết về nghề trầm.
(CLO) Hệ thống tên lửa Oreshnik có khả năng tấn công các mục tiêu trên toàn châu Âu, Sergey Karakayev, theo Chỉ huy Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga nói với Tổng thống Vladimir Putin.
(CLO) Đội bóng của huấn luyện viên Luis Enrique có chiến thắng đậm 3-0 trước Toulouse tại vòng 12 Ligue 1 2024/25. Với kết quả này, PSG tiếp tục giành vị trí đứng đầu bảng xếp hạng giải đấu.
(CLO) Điện Kremlin hôm thứ Sáu cho biết cuộc tấn công vào Ukraine bằng tên lửa đạn đạo siêu thanh mới phát triển là một thông điệp gửi tới phương Tây rằng Nga sẽ đáp trả gay gắt bất kỳ hành động "liều lĩnh" nào của phương Tây nhằm ủng hộ Ukraine.
(CLO) Số liệu thống kê cho thấy mỗi ngày, cảng hàng không quốc tế Nội Bài có gần 15.000 lượt xe thanh toán bằng tiền mặt, tài xế phải dừng xe trước trạm thu phí đầu vào lấy thẻ và trả tiền mặt tại cửa ra, dễ dẫn tới ùn tắc cục bộ.
(CLO) Một mỏ vàng khổng lồ với trữ lượng ước tính hơn 1.000 tấn đã được phát hiện ở miền nam Trung Quốc, hãng thông tấn Xinhua đưa tin, trích dẫn nguồn tin từ cục địa chất tỉnh Hồ Nam.
(CLO) Chiều ngày 22/11, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về Hội và nâng cao chất lượng tham mưu trong công tác văn phòng của Hội Nhà báo khu vực phía Bắc.
(CLO) Tối 22/11, trong không khí chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11) và kỷ niệm 10 năm Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống “Việt Nam - những sắc màu Di sản” chính thức khai mạc tại Nghệ An.
(CLO) Với chủ đề “Làm thế nào để những tác phẩm văn học nghệ thuật đến được với công chúng?”, buổi tọa đàm do Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật (VHNT) TP.HCM tổ chức đã thu hút sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, cơ quan quản lý văn hóa và nghệ sĩ.
(CLO) Nhân Ngày di sản Văn hoá Việt Nam 23/11, hàng loạt di tích lịch sử thông báo mở cửa miễn phí đón tiếp tất cả du khách tới tham quan.
(CLO) Hàng trăm tài liệu, cổ vật có niên đại cách ngày nay hơn 2.000 năm, phản ánh sự hình thành và phát triển của nền văn hóa Đông Sơn trên đất Vĩnh Phúc.
(CLO) Lần đầu tiên, Liên hoan phim hoạt hình “Dòng khát vọng” được tổ chức nhân kỷ niệm 65 năm ngành Hoạt hình Việt Nam ra đời (9/11/1959).
(CLO) Để tiếp tục nâng cao chất lượng, đưa Giải thưởng Sách Quốc gia xứng tầm với vị thế là một giải thưởng cấp quốc gia, đồng thời tạo sự lan tỏa mạnh mẽ đến gần hơn với bạn đọc, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Điều lệ và Quy Giải thưởng mới với nhiều điểm mới. Thông tin này được đưa ra tại buổi họp báo do Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức sáng nay ngày 22/11 tại Hà Nội.
(CLO) Liên hoan nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ 3 tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau là nơi các nghệ nhân gặp gỡ, giao lưu nhằm bảo tồn, phát triển phong trào đờn ca tài tử tại mỗi địa phương.
(CLO) Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc được tổ chức định kỳ 3 năm một lần đã khẳng định là một thương hiệu quốc gia trong các liên hoan về nghệ thuật ca múa nhạc ở Việt Nam.
(CLO) Ngày 21/11, tại Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển công nghiệp văn hóa Việt Nam.
(CLO) Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM (Sở VH-TT) chỉ đạo các đơn vị phối hợp sắp xếp lại cơ sở vật chất để đảm bảo tổ chức các chương trình nghệ thuật, phục vụ chính trị và nhu cầu giải trí của người dân.