Hải Dương: Gặp mặt cựu chiến binh tham gia giải phóng miền Nam thống nhất đất nước
(CLO) Ngày 9/4, Hội Cựu chiến binh tỉnh Hải Dương tổ chức gặp mặt kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Theo dõi báo trên:
Hàng triệu thông tin, dữ liệu cá nhân (DLCN) trở thành tài sản và là mục tiêu của các tổ chức tội phạm công nghệ cao. Bộ Công an đang đề nghị xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ quyền dữ liệu cá nhân; ngăn chặn các hành vi xâm phạm dữ liệu cá nhân, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức; nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân để trình Quốc hội là một trong những ưu tiên hàng đầu trong năm 2024.
Trí tuệ nhân tạo (AI) là công nghệ hoạt động dựa trên dữ liệu. Do vậy, sự phát triển nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo thời gian gần đây đã đặt ra hàng loạt câu hỏi về tính minh bạch của dữ liệu được sử dụng để huấn luyện AI.
Chia sẻ trong một buổi tọa đàm được Viện nghiên cứu Chính sách và Phát triển truyền thông (IPS), ông Trần Hữu Nhân - Kỹ sư dữ liệu và máy học (One Mount Group) cho hay, khi dữ liệu đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế số, việc thu thập thông tin để phục vụ cho quá trình này là điều có thể hiểu được. “Tuy nhiên, các công ty, nền tảng được thu thập những dữ liệu gì? của ai? bao nhiêu là đủ? thu thập rồi dùng để làm gì? là những câu hỏi chúng ta cần phải quan tâm suy nghĩ” - ông Nhân đặt vấn đề.
Theo kỹ sư Trần Hữu Nhân, khác với các tài sản hữu hình như nhà cửa, xe cộ, không một ai có giấy tờ chứng minh được sự sở hữu của mình đối với những dữ liệu cá nhân như hình ảnh, thông tin vị trí,... Do đó, nhiều doanh nghiệp đã và đang sử dụng những công cụ như website, phần mềm, điện thoại di động nhằm thu thập dữ liệu cá nhân của người dùng trong khi họ không hay biết. Kỹ sư Trần Hữu Nhân cho rằng, trong câu chuyện bảo vệ dữ liệu cá nhân, có 2 đối tượng yếu thế cần đặc biệt được lưu tâm, đó là trẻ em và những người cao tuổi. Đây là những đối tượng không hẳn đã ý thức được việc cần bảo vệ dữ liệu riêng tư của bản thân trên môi trường mạng.
Vị chuyên gia này cũng cho rằng, thay vì chỉ tiếp cận từ góc độ đặt ra các chuẩn mực mới cho doanh nghiệp, cơ quan quản lý cần có biện pháp giáo dục để nâng cao nhận thức của người dân, những người sử dụng công nghệ số. Điều này sẽ giúp người dân hiểu trí tuệ nhân tạo là gì và ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của họ.
Ông Nhân cũng đề xuất cần sớm đưa vào nhà trường một môn học giúp các em nhỏ tiếp cận các kỹ năng số như sử dụng smartphone đúng cách, hiểu và biết cách bảo vệ dữ liệu của bản thân trên mạng.
Theo bà Nguyễn Lan Phương - Cán bộ phân tích Chính sách của “Cần xây dựng luật để bảo vệ dữ liệu cá nhân”, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong xử lý dữ liệu cá nhân sẽ tạo ra một số thách thức đối với những người làm chính sách. Đó là làm sao để tận dụng được thế mạnh của dữ liệu và AI để phát triển kinh tế nhưng vẫn đảm bảo được sự riêng tư, tự do cá nhân.
Nghị định 13 về bảo vệ dữ liệu cá nhân có hiệu lực ngày 1/7/2023 với các quy định về quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức tại Việt Nam hoặc có hoạt động tại Việt Nam liên quan đến dữ liệu cá nhân. Đây là văn bản pháp luật đầu tiên quy định 11 quyền của công dân đối với dữ liệu cá nhân gồm các quyền được biết, đồng ý, rút lại sự đồng ý, truy cập, xóa dữ liệu, quyền hạn chế xử lý dữ liệu, cung cấp dữ liệu, phản đối xử lý dữ liệu, quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện, quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại và quyền tự bảo vệ. Chính phủ cũng đã ban hành một số hành vi bị nghiêm cấm trong Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân. Các hành vi này bao gồm việc xử lý dữ liệu cá nhân trái quy định pháp luật, xử lý dữ liệu cá nhân để tạo ra thông tin, dữ liệu nhằm chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngoài ra, hành vi xử lý dữ liệu cá nhân để tạo ra thông tin, dữ liệu gây ảnh hưởng tới an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác cũng bị nghiêm cấm. Với dữ liệu cá nhân của trẻ em, việc xử lý các dữ liệu này phải có sự đồng ý của trẻ em trong trường hợp trẻ từ 7 tuổi trở lên và có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ một số trường hợp đặc biệt. |
Mỹ và châu Âu đã có những tổ chức được thành lập bởi cả Nhà nước và tư nhân nhằm đặt ra các quy định để kiểm soát hoạt động của AI và việc thu thập, sử dụng dữ liệu. Tại Việt Nam, hồi tháng 4 mới đây, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 13/2023 về bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Trong đó, dữ liệu cá nhân được hiểu là thông tin dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự trên môi trường điện tử gắn liền với một con người cụ thể hoặc giúp xác định một người cụ thể. Dữ liệu cá nhân bao gồm dữ liệu cá nhân cơ bản và dữ liệu cá nhân nhạy cảm. Dữ liệu cá nhân cơ bản gồm họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi sinh, quốc tịch, hình ảnh cá nhân, số điện thoại, số CMND, số tài khoản, số định danh cá nhân, biển số xe, mã số thuế,...
Nghị định 13/2023 về bảo vệ dữ liệu cá nhân là văn bản pháp lý đầu tiên tại Việt Nam chính thức sử dụng khái niệm dữ liệu cá nhân, quy định về nghĩa vụ bảo vệ dữ liệu cá nhân đối với các chủ thể có hoạt động thu thập, xử lý dữ liệu. Bà Nguyễn Lan Phương đánh giá, các quy định mới được ban hành đã đáp ứng được thách thức do loại công nghệ phức tạp như công nghệ trí tuệ nhân tạo đặt ra. Các doanh nghiệp cần tuân thủ những quy định của cơ quan quản lý, đồng thời tích cực áp dụng các tiêu chuẩn công nghệ mới để bảo vệ dữ liệu người dùng.
Tuy vậy, theo chuyên gia của Viện nghiên cứu IPS, sau khi Nghị định 13/2023 về bảo vệ dữ liệu cá nhân chính thức có hiệu lực vào tháng 7 năm nay, Việt Nam vẫn rất cần xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân trong tương lai gần.
Bộ Công an cho biết không chỉ thiếu chế tài xử lý mà các thuật ngữ liên quan đến bảo vệ dữ liệu cá nhân chưa thống nhất, gây khó cho công tác quản lý. Bộ Công an vừa hoàn thành dự thảo hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân để lấy ý kiến đóng góp trong 2 tháng, từ 1/3.
Dự thảo nêu, có 69 văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến bảo vệ dữ liệu cá nhân tại Việt Nam nhưng đều chưa thống nhất về khái niệm dữ liệu và bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Hiện có hơn 10 khái niệm thuật ngữ liên quan tới thông tin cá nhân được diễn giải theo các cách như “dữ liệu cá nhân”, “thông tin cá nhân”, “thông tin riêng”, “thông tin riêng tư”, “thông tin số”; “thông tin cá nhân trên môi trường mạng”, “thông tin bí mật đời tư”, “thông tin về đời sống riêng tư”, “bí mật gia đình”, “quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư”... Riêng cụm từ “thông tin cá nhân” xuất hiện ở hơn 300 văn bản quy phạm pháp luật, nhưng chỉ có 7 văn bản diễn giải hiểu là thế nào.
Để giải quyết vấn đề này, Bộ Công an đề xuất hai giải pháp. Đó là giữ nguyên để không phát sinh chi phí sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản, không làm thay đổi chính sách hiện nay. Tuy nhiên, việc này sẽ không khắc phục được các hạn chế hiện nay và gây khó khăn cho công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm về bảo vệ dữ liệu.
Cách khác, Bộ Công an đề xuất sửa đổi theo hướng áp dụng thống nhất quy định pháp luật về các thuật ngữ pháp lý liên quan dữ liệu cá nhân và bảo vệ dữ liệu cá nhân. Phương án này sẽ góp phần tạo hành lang pháp lý cho việc sử dụng dữ liệu cá nhân để phát triển kinh tế và tạo hành lang pháp lý phục vụ công tác quản lý nhà nước.
Cho rằng cần thống nhất, Bộ Công an đánh giá việc ban hành Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân là cần thiết; sẽ đáp ứng yêu cầu bảo vệ quyền dữ liệu cá nhân. “Qua đó mọi người hiểu rằng dữ liệu cá nhân đã trở thành tài sản và là mục tiêu của các tổ chức tội phạm công nghệ cao”, cơ quan này khuyến cáo.
Khánh An
(CLO) Ngày 9/4, Hội Cựu chiến binh tỉnh Hải Dương tổ chức gặp mặt kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
(CLO) Trong khuôn khổ giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9 (năm 2025) sẽ có nhiều hoạt động đối ngoại Quốc phòng. Trong đó, Quân chủng Hải quân sẽ tổ chức đưa Biên đội tàu 015, 016 tiến hành tuần tra liên hợp trên vùng biển Vịnh Bắc Bộ với Hải quân Trung Quốc từ ngày 10 - 19/4/2025.
(CLO) Trong bối cảnh quan hệ Mỹ-Ukraine chênh vênh, Howard Buffett, con trai tỷ phú Warren Buffett, mạnh mẽ cam kết viện trợ 1 tỷ USD cho Ukraine năm nay.
(CLO) Chiều nay (9/4), thị trường chứng khoán tiếp tục giảm điểm nhưng mức giảm đã chậm lại hơn nhiều so với phiên sáng. Cổ phiếu họ nhà Vin tiếp tục hỗ trợ thị trường.
(CLO) Mới đây, cựu huấn luyện viên đội tuyển Việt Nam Park Hang Seo được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Hàn Quốc (KFA).
(CLO) Vào khoảng 14 giờ 30 phút, ngày 29/3/2025, tàu cá số hiệu KG09879TS do Danh Vàng làm thuyền trưởng, trên tàu có 07 thuyền viên, đang hoạt động khai thác hải sản tại tọa độ 06026’N – 105025’E.
(CLO) Đại Cung Môn - cổng chính của Tử Cấm Thành - khu vực vua cùng các phi tần triều Nguyễn sống và làm việc bên trong Đại Nội Huế, sẽ được phục dựng sau khi khảo cổ.
(CLO) Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, kết quả khảo sát chất lượng học sinh lớp 12 năm nay sụt giảm rõ rệt so với năm trước.
(CLO) UBND huyện Bát Xát (tỉnh Lào Cai) vừa đột ngột thông báo dừng tổ chức Giải xe đạp địa hình “Đi giữa mùa hoa Đỗ Quyên” năm 2025 diễn ra vào ngày 12/4 tới tại xã Sàng Ma Sáo.
(CLO) Cục Hàng không vừa có văn bản gửi Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) yêu cầu rà soát, dự kiến áp dụng mức giá, khung giá dịch vụ chuyên ngành hàng không và phương án giá dịch vụ tại cảng hàng không quốc tế Long Thành.
(CLO) Bạn có biết chọn sai dầu có thể "giết" động cơ? Dầu diesel, nhớt cao với ZDDP, khác dầu thường thay sau 8.000 km.
(CLO) Honda Việt Nam áp dụng đợt khuyến mại dành cho người tiêu dùng mua mẫu côn tay Winner X, bên cạnh 2 mẫu xe điện ICON e: và CUV e: chính thức ra mắt thị trường.
(CLO) Tình trạng vi phạm tại các đường ngang cảnh báo tự động có cần chắn tự động liên tục xảy ra trong thời gần đây đã gây thiệt hại lớn về tài sản và uy hiếp nghiêm trọng đến an toàn giao thông đường sắt.
(CLO) Ngày 9/4, Tỉnh ủy Vĩnh Long phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) tổ chức thành công Diễn đàn Mekong lần thứ I về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số với chủ đề trọng tâm: “Truyền hình và Công nghiệp văn hóa”. Sự kiện ý nghĩa này diễn ra trong không khí hướng tới Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
(CLO) Ngày 9/4, Đoàn Ban Tuyên truyền Khu tự trị Dân tộc Choang, Quảng Tây, Trung Quốc, do ông Lê Phan - Phó Trưởng Ban Tuyên truyền kiêm Chủ nhiệm Văn phòng báo chí Quảng Tây dẫn đầu, đã có chuyến thăm và làm việc với Lãnh đạo Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV).
(CLO) Một công ty công nghệ sinh học tại Mỹ vừa tuyên bố đã hồi sinh thành công một loài sói tuyệt chủng cách đây hơn 12.000 năm.
(CLO) Không còn đơn thuần là giải trí, những phiên livestream bóc phốt, các đoạn clip đấu tố trên mạng xã hội đang thu hút hàng trăm nghìn lượt theo dõi mỗi đêm. Nhiều người trẻ “mắc kẹt” trong những chuỗi drama (lùm xùm) liên miên mà không nhận ra sự lệch chuẩn trong cảm xúc và nhận thức đang âm thầm diễn ra. Khi mạng xã hội trở thành sân khấu thị phi, điều gì sẽ xảy ra với sức khỏe tinh thần và văn hóa tiêu dùng nội dung của cả một thế hệ?
(NB&CL) Các chuyên gia kỳ vọng, dự thảo Luật Đường sắt sửa đổi sẽ tập trung vào việc ứng dụng khoa học công nghệ, tăng cường hợp tác quốc tế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hướng tới một ngành đường sắt phát triển bền vững và hội nhập mạnh mẽ với khu vực và thế giới.
(NB&CL) Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung… đã một trong những chủ trương lớn được Đảng, Nhà nước quyết tâm hiện thực hoá từ rất lâu. Và đến nay, trong bối cảnh đất nước đang đứng trước những mục tiêu lớn: tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 – 2030, phấn đấu đến năm 2030 trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 là nước phát triển, có thu nhập cao… làm thế nào để chủ trương ấy thực sự đi vào cuộc sống, thực thi hiệu quả đang được xem là ưu tiên hàng đầu.
(NB&CL) Năm 2025 là năm đánh dấu bước tiến mới với Kết luận số 126-KL/TW và 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Đặc biệt, chủ trương sáp nhập tỉnh, xã và bỏ cấp huyện thể hiện tư duy đột phá trong cải cách hành chính.
(NB&CL) Chính sách thị thực linh hoạt là một công cụ quan trọng để tăng sức hấp dẫn của điểm đến, giúp Việt Nam cạnh tranh tốt hơn với các nước trong khu vực. Và giờ đây, sau rất nhiều mong ngóng, du lịch Việt đang đứng trước thời cơ vàng để có thể bứt phá khi Việt Nam miễn thị thực cho công dân 16 nước từ ngày 1/3/2025 đến 31/12/2025 trong khuôn khổ Chương trình kích cầu phát triển du lịch.
(NB&CL) Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN), dự kiến trình Quốc hội vào tháng 10 năm nay và thông qua vào tháng 5/2026. Đây là một trong những bước đi quan trọng trong lộ trình cải cách thuế, hướng đến mục tiêu vừa đảm bảo nguồn thu ngân sách, vừa giảm gánh nặng tài chính cho người dân và doanh nghiệp.
(NB&CL) Báo chí Cách mạng tròn 100 năm tuổi cũng là lúc đất nước chuyển động mạnh mẽ vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Trong bối cảnh ấy, như Tổng Bí thư Tô Lâm từng nhấn mạnh: “Kỷ nguyên mới đặt ra yêu cầu nhiệm vụ mới, cao hơn đối với Báo chí Cách mạng, đòi hỏi báo chí cũng phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc, xứng tầm nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại”. Trong những yêu cầu, nhiệm vụ mới ấy, chắc chắn không thể thiếu trọng trách bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng.
(NB&CL) Thời gian qua, hàng loạt vụ việc liên quan đến người nổi tiếng, KOL quảng cáo sản phẩm sai sự thật đã gây bức xúc trong dư luận. Tình trạng này không mới và vẫn tiếp tục tái diễn, đặt ra nhiều câu hỏi về tính hiệu quả của chế tài xử lý. Phóng viên đã trao đổi với luật sư Bùi Đình Ứng (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) để làm rõ hơn vấn đề này.
(NB&CL) Được cho là nhân tố then chốt đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025, để khu vực kinh tế tư nhân thực sự “cất cánh”, theo các chuyên gia, cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính sách, môi trường kinh doanh thuận lợi và sự đổi mới từ chính các doanh nghiệp.
(NB&CL) Việt Nam đang trở thành một nhân tố mới quan trọng trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu - nhận định ấy của báo chí quốc tế đang ngày càng được củng cố khi Việt Nam đang hối hả, quyết liệt để biến mục tiêu thành hiện thực.