Bất chấp Covid-19, thị trường bảo hiểm vẫn “sống khoẻ": Duy trì tăng trưởng 2 con số

Thứ sáu, 12/03/2021 09:42 AM - 0 Trả lời

(CLO) Giữa lúc một số ngành bên bờ vực phá sản vì Covid-19 thì thị trường bảo hiểm vẫn là ngành hiếm hoi tăng trưởng 2 con số. Nhưng để giữ được đà tăng trưởng này thì việc trước mắt của ngành này là cung cấp "giá trị thực" cho khách hàng và chấm dứt "tiểu xảo".

Bài liên quan
Theo công bố mới nhất từ Bộ Tài chính, chỉ qua 2 tháng đầu năm 2021, tổng tài sản của thị trường bảo hiểm ước đạt 582.385 tỷ đồng, tăng 24,10% so với cùng kỳ năm 2020.

Theo công bố mới nhất từ Bộ Tài chính, chỉ qua 2 tháng đầu năm 2021, tổng tài sản của thị trường bảo hiểm ước đạt 582.385 tỷ đồng, tăng 24,10% so với cùng kỳ năm 2020.

Thị trường bảo hiểm đang lội ngược dòng 

Theo báo cáo mới nhất của Deloitte Việt Nam, thị trường bảo hiểm toàn cầu chịu ảnh hưởng đáng kể bởi đại dịch Covid-19 khiến chuỗi tăng trưởng ấn tượng liên tục trong suốt 10 năm qua (CAGR ~3,3%) bị đứt gãy. Ước tính, quy mô thị trường bảo hiểm toàn cầu hết năm 2020 đạt 6.1 nghìn tỷ USD (giảm 2,8% so với năm 2019). Đà giảm này chủ yếu đến từ bảo hiểm nhân thọ với mức giảm khoảng 6,0% so với năm 2019.

Thế nhưng tại Việt Nam trong khi các ngành khác lao đao vì Covid-19 thì thị trường bảo hiểm lại là sống khoẻ. Theo công bố mới nhất từ Bộ Tài chính, chỉ qua 2 tháng đầu năm 2021, tổng tài sản của thị trường bảo hiểm ước đạt 582.385 tỷ đồng, tăng 24,10% so với cùng kỳ năm 2020.

Nếu tính đến hết tháng 2, ước tính tổng tài sản của thị trưởng bảo hiểm đạt 582,3 nghìn tỷ đồng, tăng 24,10% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 100,2 nghìn tỷ đồng; các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ước đạt 422 nghìn tỷ đồng.

Cũng theo báo cáo của Bộ Tài chính, các doanh nghiệp bảo hiểm đã đầu tư trở lại nền kinh tế ước đạt 470,8 nghìn tỷ đồng, tăng 22,85% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 24,2 nghìn tỷ đồng; các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ước đạt 345,7 nghìn tỷ đồng.

Tổng doanh thu phí bảo hiểm qua 2 tháng ước đạt 26.950 tỷ đồng, tăng 11,78% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, doanh thu phí bảo hiểm lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 10,3 nghìn tỷ đồng, lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ ước đạt 16,5 nghìn tỷ đồng.

Như vậy, trong bối cảnh ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19 giữa lúc một số ngành bên bờ vực phá sản hoặc phải sống nhờ “cứu trợ” như du lịch, hàng không… thì thị trường bảo hiểm vẫn là ngành hiếm hoi tăng trưởng 2 con số.

Đánh giá về tiềm năng của thị trường bảo hiểm trong bối cảnh mới, ông Phùng Đắc Lộc - Nguyên Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (IAV) cho rằng, năm 2021, các yếu tố được xem là thuận lợi cho thị trường bảo hiểm là tình hình phòng chống Covid-19 có nhiều tích cực khả quan.

Cùng với đó, Việt Nam là nước thành công trong khống chế Covid-19, và cũng là một trong số ít quốc gia trên thế giới có tăng trưởng GDP trong năm 2020. Đây chính là “bàn đạp” tạo đà cho thị trường bảo hiểm trong năm 2021 phát triển hơn nữa.

Để đảm bảo đà tăng trưởng cho thị trường bảo hiểm, trước mắt phải quan tâm đầu tư từ những hành động cụ thể như đẩy mạnh ứng dụng cộng nghệ số vào kinh doanh bảo hiểm, chăm sóc khách hàng, giải quyết quyền lợi bảo hiểm cho đến xây dựng chiến lược thương hiệu để thị trường bảo hiểm hứng trọn thời cơ.

Cùng với đó, yếu tố tích cực thị trường bảo hiểm là xu hướng dịch chuyển dòng vốn đầu tư vào Việt Nam cũng được đánh giá làm gia tăng nhu cầu bảo hiểm. Ngoài ra, hoạt động khai thác chéo sản phẩm giữa các công ty bảo hiểm và ngân hàng cũng đang mang lại nhiều lợi thế cho thị trường bảo hiểm.

Không dừng lại ở đó, theo ông Huỳnh Hữu Khang - Tổng Giám đốc FWD Việt Nam, ước tính hiện bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam chỉ mới chiếm 10% dân số, cho thấy dư địa lớn để đầu tư vào thị trường này bất chấp bối cảnh kinh tế đang chững lại.

Điển hình, trong năm qua, bất chấp mọi nền kinh tế bị lao đao vì Covid-19 thì thị trường bảo hiểm vẫn tăng vốn điều lệ đều đều. Thậm chí, có những công ty “lội ngược dòng” từ Top 10 lên Top 1 để trở thành công ty bảo hiểm có quy mô lớn nhất Việt Nam.

Không riêng công ty này mà trong vài năm qua, mỗi năm thị trường tiếp tục ghi nhận sự tăng trưởng của thị trưởng bảo hiểm lên tới gần 30%. Nghĩa là cứ 3 năm thì “miếng bánh” của thị trường bảo hiểm lại tăng gần gấp đôi. Đặc biệt các công ty bảo hiểm đưa ra sản phẩm nhanh nhạy và phù hợp với nhu cầu của thị trường thì thị phần về tay càng lớn, ông Khang đánh giá.

Dù ở vị trí là đơn vị hưởng lợi nhờ khai thác chéo, ông Đàm Nhân Đức - Giám đốc Nghiên cứu và Phát triển của Ngân hàng TMCP Quân đội cũng thừa nhận, Việt Nam vẫn còn nhiều dư địa phát triển thị trường bảo hiểm, với tỷ lệ xâm nhập bảo hiểm của Việt Nam chỉ có khoảng ⅓ dân số so với bình quân thế giới.

Ngoài ra, thị trường bảo hiểm Việt Nam cũng được hỗ trợ bởi triển vọng kinh tế tươi sáng, ông Đức nhận định.

Trong

Trong "năm Covid-19" thứ nhất bảo hiểm sức khoẻ vươn lên dẫn đầu về doanh thu.

Những điểm đen “chặn họng” thị trường bảo hiểm

Tuy nhiên, dưới góc nhìn của đơn vị chủ quản, phía Bộ Tài chính cho rằng, bên cạnh những cơ hội và thành tựu đã đạt được thì “điểm đen” của thị trường bảo hiểm hiện nay là do Luật Kinh doanh bảo hiểm đã được ban hành cách đây 20 năm nên cơ chế chính sách có những bất cập chưa theo kịp với thực tế.

Trong đó, một số quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm hiện hành không còn thống nhất, đồng bộ với quy định mới được sửa đổi, bổ sung tại Bộ Luật Dân sự (không còn chương quy định về hợp đồng bảo hiểm). Dẫn đến khó khăn trong thực hiện, thiếu những quy định mang tính đặc thù áp dụng cho lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia bảo hiểm.

Ngoài ra, thị trường bảo hiểm cũng có những tồn tại, thể hiện là chất lượng sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm còn chưa cao như vẫn còn hiện tượng tranh giành khách hàng dưới nhiều hình thức, ở cả lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe.

Cùng với đó, giữa các kênh phân phối khác nhau (đại lý với đại lý hoặc môi giới, doanh nghiệp với doanh nghiệp, hoặc giữa các chi nhánh của cùng doanh nghiệp với nhau) chưa chuyên nghiệp, dẫn đến tình trạng xúi giục hay ép buộc tham gia bảo hiểm... 

Đồng quan điểm, TS Đinh Thế Hiển cũng cho rằng, thị trường bảo hiểm nhân thọ nói riêng và thị trường bảo hiểm nói chung đang phát triển chiều rộng chứ chưa phát triển chiều sâu, đa số khách hàng chưa thấu hiểu lợi ích thiết thực từ việc tham gia bảo hiểm.

Đặc biệt, cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm nhân thọ rất gay gắt nhưng chủ yếu các doanh nghiệp chạy đua quảng bá thương hiệu, đội ngũ tư vấn bán hàng mới tập trung vào doanh thu chứ chưa chú trọng về thông tin sản phẩm.

Hiện dân trí người Việt chưa cao, nhiều người bị mua theo quảng cáo mà không nắm được quyền lợi của mình nên khi có sự cố xảy ra sự cố thì quyền lợi của khách hàng không được đảm bảo. Vậy nên, để đảm bảo quyền lợi cho cả đôi bên thì các công ty bảo hiểm cần soạn lại hợp đồng theo hướng đơn giản hơn, vị này nêu ý kiến.

Còn theo ông Chung Bá Phương - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần TC Advisors, Covid-19 sẽ giúp người dân quan tâm nhiều hơn về sức khỏe, gia đình... Điều này sẽ dẫn đến một ngành bảo hiểm mạnh hơn nhưng không phải tất cả công ty bảo hiểm sẽ tồn tại mà chính những công ty cung cấp các sản phẩm, tư vấn và dịch vụ có giá trị cho khách hàng cũng như thích ứng với công nghệ thông tin sẽ là "người chiến thắng".

Covid-19 thì cần vắc-xin. Còn thị trường bảo hiểm thời Covid-19, hậu Covid-19 sẽ không có cách sửa chữa nhanh chóng như vắc-xin nếu các công ty bảo hiểm tiếp tục chạy theo doanh số và “tiểu xảo” với khách hàng trong các điều khoản “mập mờ”.

Để tận dụng thời cơ, trước hết phải có là một hệ thống đại lý chuyên nghiệp, bán đúng sản phẩm và dịch vụ khách hàng tốt hơn. Và quan trọng nhất, các sản phẩm bảo hiểm phải cung cấp “giá trị thực” cho khách hàng, vị này nhấn mạnh. 

Ngọc An

Tin khác

Bamboo Capital (BCG) doanh thu Quý 1 đạt 985 tỷ, lãi sau thuế tăng 10 lần

Bamboo Capital (BCG) doanh thu Quý 1 đạt 985 tỷ, lãi sau thuế tăng 10 lần

(CLO) Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) ghi nhận doanh thu Quý 1 đạt 985 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 98,1 tỷ đồng, tăng gấp 10 lần cùng kỳ.

Tài chính - Bảo hiểm
VPBank (VPB) lãi trước thuế tăng 64% so với cùng kỳ

VPBank (VPB) lãi trước thuế tăng 64% so với cùng kỳ

(CLO) Trong quý 1/2024 ghi nhận lợi nhuận trước thuế (LNTT) hợp nhất tăng gần 66% so với cuối năm 2023 và 64% so với cùng kỳ, hoàn thành 1/4 mục tiêu năm 2024.

Tài chính - Bảo hiểm
OCB tăng trưởng mạnh mẽ trong quý 1, ưu đãi lãi suất vay, chuyển đổi ngân hàng “xanh”

OCB tăng trưởng mạnh mẽ trong quý 1, ưu đãi lãi suất vay, chuyển đổi ngân hàng “xanh”

(CLO) Ngân hàng TMCP Phương Đông (Mã CK: OCB) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 1/2024, ghi nhận tăng trưởng mạnh mẽ về kết quả kinh doanh so với cùng kỳ, bên cạnh việc ưu tiên hỗ trợ lãi suất vay, triển khai chiến lược chuyển đổi ngân hàng “xanh” và đẩy mạnh số hóa.

Tài chính - Bảo hiểm
Tổng Giám đốc OCB gửi đơn từ nhiệm

Tổng Giám đốc OCB gửi đơn từ nhiệm

(CLO) Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB) vừa công bố thông tin về việc ông Nguyễn Đình Tùng gửi đơn từ nhiệm vị trí Tổng Giám đốc.

Tài chính - Bảo hiểm
Lợi nhuận quý 1 của Thuỷ điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (VSH) giảm gần về 0

Lợi nhuận quý 1 của Thuỷ điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (VSH) giảm gần về 0

(CLO) Trong quý 1/2024, lợi nhuận của CTCP Thuỷ Điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (VSH) sụt giảm tới 99,6% chỉ còn hơn 1,8 tỷ đồng.

Tài chính - Bảo hiểm