Bất chấp quan ngại về Omicron, Philippines duy trì cảnh báo COVID-19 ở cấp độ 2

Thứ sáu, 31/12/2021 07:48 AM - 0 Trả lời

(CLO) Philippines sẽ duy trì cảnh báo dịch bệnh COVID-19 ở cấp độ 2 cho đến ngày 15/1/2022, bất chấp sự gia tăng số ca nhiễm mới và quan ngại về biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2.

Sự kiện: COVID-19

Theo trang thống kê worldometers.info, trong ngày 30/12, các quốc gia ASEAN ghi nhận thêm 27.435 ca mắc COVID-19 và 442 ca tử vong. Tổng số người mắc bệnh tại ASEAN từ đầu dịch đến nay là 14.844.414 ca, trong đó 304.287 người tử vong.

Trong ngày 30/12, Việt Nam tiếp tục có số ca mắc COVID-19 mới cao nhất ASEAN với 17.000 ca. Đứng thứ hai là Malaysia với 3.683 ca mắc mới. Tới nay, Malaysia đã ghi nhận tổng cộng 2.750.516 ca mắc COVID-19.

Thái Lan ghi nhận 3.037 ca mắc mới, nâng tổng số ca mắc từ đầu đại dịch lên 2.220.324 ca. Tiếp đó là Philippines với 1.623 ca mắc mới; Lào với 1.272 ca; Singapore với 341 ca; Myanmar với 276 ca; Indonesia với 189 ca và Campuchia với 14 ca.

bat chap quan ngai ve omicron philippines duy tri canh bao covid 19 o cap do 2 hinh 1

Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho học sinh tại Marikina, Philippines. Ảnh: THX

Về số ca tử vong, có 9 quốc gia trong khu vực ASEAN ghi nhận ca tử vong mới: Việt Nam (240 ca), Philippines (133 ca), Malaysia (36 ca), Thái Lan (25 ca), Indonesia (7 ca), Lào (5 ca), Singapore (1 ca), và Campuchia (1 ca).

Ngày 30/12, Chính phủ Philippines cho biết nước này sẽ duy trì cảnh báo dịch bệnh COVID-19 ở cấp độ 2 cho đến ngày 15/1/2022 bất chấp sự gia tăng số ca nhiễm mới và quan ngại về biến thể Omicron.

Theo người phát ngôn của Tổng thống Philippines, Karlo Nograles, ở mức cảnh báo cấp độ 2, một số doanh nghiệp và sự kiện tại các địa điểm trong không gian kín được phép hoạt động với tối đa 50% công suất và áp dụng với những người đã tiêm đủ liều vaccine cơ bản, nhóm đối tượng dưới 18 tuổi và thậm chí cả những những người chưa tiêm chủng; đối với các cơ sở ngoài trời, công suất hoạt động tối đa là 70% với điều kiện tất cả những người tham gia đã tiêm đủ liều cơ bản.

Bộ Y tế Philippines cho biết nước này đang chứng kiến số ca COVID-19 tăng mạnh khi ngày càng nhiều người dân ra ngoài tham gia các hoạt động tập trung đông người vào mùa lễ hội hiện nay. Đến nay, Philippines đã phát hiện 4 ca nhiễm biến thể Omicron, tất cả đều là các ca nhập cảnh.

Cùng ngày, Bộ Y tế Thái Lan cho biết, nhằm ngăn chặn biến thể Omicron, các quan chức chính phủ sẽ làm việc tại nhà sau kỳ nghỉ Năm mới 2022, trong khi học sinh có thể quay lại học trực tuyến. Khu vực tư nhân cũng đang được khuyến khích cho phép nhân viên làm việc tại nhà.

Số ca nhiễm biến thể Omicron ở Thái Lan đang gia tăng với 740 ca được xác nhận ở 33/77 tỉnh, trong đó 489 ca là các trường hợp nhập cảnh và số còn lại là các ca lây nhiễm trong cộng đồng có liên quan đến những trường hợp này. Trước đó, ngày 29/12, Trung tâm Xử lý tình hình COVID-19 (CCSA) đã yêu cầu các quan chức nhà nước phải tuân thủ nghiêm ngặt những yêu cầu về làm việc tại nhà trong hai tuần sau kỳ nghỉ Năm mới.

Trong khi đó, Thủ tướng Prayut Chan-o-cha đã kêu gọi người dân cẩn thận hơn khi đón Năm mới, luôn đeo khẩu trang và cố gắng tránh những khu vực đông người.

Tại Indonesia, nước này đặt mục tiêu bắt đầu đưa vào sản xuất các loại vaccine COVID-19 trong nước tự nghiên cứu và phát triển mang tên "Merah Putih" (Đỏ Trắng) vào nửa cuối năm 2022.

Người đứng đầu Cơ quan giám sát thực phẩm và dược phẩm (BPOM) Penny Lukito ngày 29/12 cho biết vaccine "Merah Putih" do Đại học Airlangga và công ty PT. Biotis phát triển hiện đang được thử nghiệm lâm sàng. Trong khi đó, một ứng cử viên vaccine "Merah Putih" khác do Công ty dược phẩm nhà nước BioFarma và Đại học Baylor College Medicine (Mỹ) phát triển cũng được đặt mục tiêu bắt đầu đưa vào sản xuất trong nửa cuối năm 2022.

Bà Penny cho hay BPOM sẽ sớm cấp phép sử dụng khẩn cấp cho các loại vaccine dùng cho liều tiêm tăng cường. Hiện vaccine của các hãng Pfizer/BioNTech, AstraZeneca, Zlifivax và CoronaVac do BioFarma đóng gói đang trong quá trình xét duyệt để tiêm tăng cường, trong khi vaccine của Sinopharm vừa nộp đơn đăng ký.

Mới đây, BPOM cũng đã cấp phép sử dụng khẩn cấp cho 3 loại thuốc điều trị bệnh nhân COVID-19 gồm Favipiravir, Remdesivir và Regdanvimab. Theo bà Penny, sau khi cấp phép sử dụng khẩn cấp, BPOM tiến hành giám sát thị trường để đảm bảo các loại vaccine và thuốc này được phân phối đúng cách, cũng như theo dõi tác dụng phụ.

Thế Vũ

Bình Luận

Tin khác

Ca sinh hy hữu: Sản phụ đẻ trên biển

Ca sinh hy hữu: Sản phụ đẻ trên biển

(CLO) Bé trai kháu khỉnh được chào đời trong trường hợp hết sức đặc biệt và rất may mắn khi đang trên thuyền di chuyển từ đảo Quan Lạn về đất liền.

Sức khỏe
Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc hai nam bệnh nhân suy gan phải nhập viện

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc hai nam bệnh nhân suy gan phải nhập viện

(CLO) Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận hai bệnh nhân nam bị suy gan do liên quan đến uống thuốc nam không rõ nguồn gốc.

Sức khỏe
TP HCM: Phát hiện một cơ sở thẩm mỹ đổi tên để 'né' xử phạt vi phạm hành chính

TP HCM: Phát hiện một cơ sở thẩm mỹ đổi tên để 'né' xử phạt vi phạm hành chính

(CLO) Sau khi kiểm tra, Sở Y tế TP HCM phát hiện cơ sở treo biển phòng khám chuyên khoa Da liễu An Nhi đang hoạt động trái phép. Đáng nói phòng khám này có chung chủ với các đơn vị kinh doanh đã bị xử phạt trước đó tại cùng địa chỉ.

Sức khỏe
TP HCM: Phát hiện 'viện tế bào gốc' núp bóng phòng khám đa khoa hoạt động trái phép

TP HCM: Phát hiện 'viện tế bào gốc' núp bóng phòng khám đa khoa hoạt động trái phép

(CLO) Sở Y tế TP HCM vừa phát hiện và xử lý cơ sở mang tên “Viện nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc Việt Nam” hoạt động không phép, núp bóng một phòng khám đa khoa.

Sức khỏe
Y tế phường cứu thành công một trẻ đuối nước

Y tế phường cứu thành công một trẻ đuối nước

(CLO) Nạn nhân khi đến trạm y tế phường đã trong tình trạng bất động, lay gọi không biết, toàn thân lạnh, da tái nhợt, mạch cảnh không bắt được.

Sức khỏe