Chiêm ngưỡng bảo vật quốc gia tượng Avalokitesvara Bắc Bình
(CLO) Tượng Avalokitesvara Bắc Bình tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc, kiến trúc tôn giáo của phần đất phía Nam trong không gian văn hóa Champa.
Theo dõi báo trên:
Thị trường tăng nhiệt dần vào cuối năm
Năm 2024 đánh dấu sự khởi sắc của nền kinh tế Việt Nam sau giai đoạn phục hồi và tăng trưởng ổn định. Với các chỉ số vĩ mô tích cực, niềm tin của nhà đầu tư và người dân vào nền kinh tế được củng cố. Thị trường bất động sản (BĐS) cũng không nằm ngoài xu thế đó khi trở thành một trong những lĩnh vực dẫn dắt, đóng góp lớn vào sự phát triển chung.
Theo đó, thị trường BĐS năm 2024 đã bước qua giai đoạn khó khăn nhất với nhiều kết quả phục hồi tích cực và vẫn đang bám sát tiến trình phục hồi cùng nhiều dư địa tăng trưởng trong tương lai nhờ động lực từ các yếu tố hỗ trợ từ kinh tế vĩ mô, chính sách điều hành, và nhu cầu thị trường.
Cuối quý đầu năm 2024, thị trường đón nhận một lượng lớn các môi giới BĐS, sàn giao dịch BĐS quay trở lại “vận hành” thị trường khi các chủ đầu tư bắt đầu kích hoạt triển khai hàng loạt dự án với quy mô ngày càng lớn. Một số dự án có tiến độ triển khai tốt đã chính thức nhận cọc. Các dự án mới mở bán, từ sản phẩm đất nền, nhà phố, biệt thự, căn hộ,... đều ghi nhận mức độ quan tâm, giao dịch và giá bán tăng trưởng tốt trên cả thị trường sơ cấp và thứ cấp.
Quý II/2024, đà phục hồi của thị trường BĐS tiếp tục được duy trì, nguồn cung và lượng giao dịch trong quý tăng trưởng mạnh, lần lượt gấp 3 và gần 4 lần so với cùng kỳ năm 2023.
Đặc biệt, thông tin Luật Đất đai năm 2024, Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và khoản 2, điều 209 của Luật các tổ chức tín dụng sẽ có hiệu lực sớm trước 5 tháng, càng tiếp thêm niềm tin cho các chủ thể hoạt động trong lĩnh vực BĐS “sẵn sàng tái nhập cuộc”.
Sang đến quý III, các quy định pháp lý về nhà ở, đất đai và kinh doanh BĐS được chính thức “bấm nút” có hiệu lực, loại bỏ tâm lý “trước giờ G” của cả thị trường. Thị trường cũng bắt đầu ghi nhận những dấu hiệu thể hiện sự “tăng nhiệt" với câu chuyện đấu giá đất tại các khu vực vùng ven Hà Nội “nóng” hơn bao giờ hết. Sức nóng của thị trường còn được dẫn dắt bởi phân khúc căn hộ, có mặt bằng giá liên tục tăng cao, thiết lập mặt bằng mới trên cả thị trường sơ cấp và thứ cấp.
Qua đến quý cuối năm, trước sự “ấm” lên của thị trường, nhiều chủ đầu tư BĐS thay đổi kế hoạch, “tung” hàng sớm hơn dự kiến, kèm nhiều chính sách ưu đãi, giúp nguồn cung nhà ở “vượt” dự báo.
Nguồn cung tăng trưởng mạnh theo năm
Theo báo cáo của Hội môi giới bất động sản (VARs), nguồn cung BĐS nhà ở năm 2024 tăng trưởng mạnh theo năm với ngày càng nhiều các dự án quy mô lớn mở bán vào thời điểm cuối năm cùng các chính sách thanh toán ưu đãi, linh hoạt. Tại thời điểm cuối năm 2024, thị trường BĐS ghi nhận khoảng 56 nghìn sản phẩm chào bán trên thị trường sơ cấp, tương đương với thời điểm cuối năm 2023 do nhiều dự án “giải phóng” được lượng lớn hàng tồn trong bối cảnh thị trường phục hồi.
Tính chung cả năm 2024, toàn thị trường ghi nhận khoảng gần 81 nghìn sản phẩm chào bán, tăng hơn 40% so với năm 2023. Trong đó, có 65,376 sản phẩm chào bán mới, gấp khoảng 3 lần so với năm 2023, nhưng mới chỉ bằng khoảng 7% so với năm 2018 - năm chưa xảy ra đại dịch. Riêng quý IV/2024, thị trường ghi nhận 28 nghìn sản phẩm chào bán mới, gấp 2 lần so với quý trước và gấp 4 lần cùng kỳ năm 2023.
Lượng giao dịch trong năm 2024 cũng tiếp tục tăng trưởng ổn định khi nguồn cung được cải thiện cả về lượng và chất. Nhu cầu mua BĐS, bao gồm cả để ở và đầu tư rất cao và đang không ngừng tăng cùng tốc độ đô thị hóa và quá trình phát triển kinh tế, trên nền tảng hành lang pháp lý được hoàn thiện. Tính chung cả năm 2024, toàn thị trường ghi nhận hơn 47 nghìn giao dịch thành công, tương đương với tỷ lệ hấp thụ đạt 72%. Với hơn 50% lượng giao dịch sơ cấp được đóng góp bởi nhu cầu đầu tư. Trong đó, có một lượng đầu cơ nhất định.
Về cơ cấu giao dịch, căn hộ cao cấp (CHCC) là loại hình áp đảo thị phần, chiếm 75% lượng giao dịch toàn thị trường. Các dự án mới có tỷ lệ hấp thụ rất tốt, đạt trên 70%. Đặc biệt, nhiều dự án ghi nhận tỷ lệ hấp thụ lên tới trên 90% ngày thời điểm chính thức mở bán.
Thậm chí, nhiều sản phẩm CHCC được “sang tay” ngay cả khi chưa hoặc mới ký kết hợp đồng mua bán. Càng về cuối năm, số lượng chuyển nhượng theo hình thức này càng tăng lên do nguồn cung cải thiện, nhà đầu cơ trót “lướt sóng” căn hộ “cắt lỗ” - thực tế là “cắt lãi” hoặc hòa vốn, do gặp áp lực tài chính.
Giao dịch thấp tầng cũng cải thiện mạnh trong bối cảnh thị trường phục hồi, tỷ lệ hấp thụ các dự án mở bán mới ở mức rất tốt, ước đạt gần 65%, tương đương với gần 9 nghìn giao dịch.
Trên thị trường thứ cấp, thanh khoản tập trung chủ yếu ở các sản phẩm phục vụ nhu cầu ở thực và có thể “ở ngay”. Tại các dự án đại đô thị đã có dân cư ở với hạ tầng, tiện ích đồng bộ, hiện đại. Các sản phẩm nhà ở riêng lẻ có pháp lý đảm bảo, giá dưới 4 tỷ đồng tại các thành phố lớn.
Phân khúc đất nền, giao dịch chủ yếu phát sinh trên thị trường thứ cấp, khi hành lang pháp lý mới buộc các chủ đầu tư phải xây nhà để bán. Các mảnh đất lớn, chưa có pháp lý bị “cắt lỗ”, trong khi các mảnh đất đã tách thửa, pháp lý đảm bảo được các nhà đầu tư “săn lùng”.
Ngoài các giao dịch “chốt lời”, lượng giao dịch thứ cấp cũng tăng mạnh khi các nhà đầu tư chấp nhận “đau” 1 lần, mạnh dạn “cắt lỗ” các tài sản không tạo ra dòng tiền hoặc có tiềm năng tăng giá thấp như đất nền xa trung tâm, dự án chưa hoàn thiện để tái cơ cấu lại danh mục đầu tư, phân bổ tài sản vào các tài sản có khả năng kinh doanh, khai thác cho thuê, tạo dòng tiền.
VARs đánh giá, Nnhìn chung, thị trường BĐS đã “khép lại” năm 2024 với các kết quả phục hồi tích cực nhờ các bước tiến lớn trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý, cùng sự chỉ đạo, điều hành sát sao của Đảng, Nhà nước, Chính phủ.
Tới thời điểm hiện tại, thị trường BĐS vẫn đang chuyển động tích cực. Thanh khoản trên thị trường đang có xu hướng giảm nhẹ ở phân khúc cao cấp, nhưng vẫn duy trì ổn định ở các sản phẩm nhà ở phù hợp với nhu cầu ở thực, giá trị hợp lý với các yếu tố cấu thành bao gồm hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, cây xanh, hồ nước, khu vui chơi, thương mại, công tác quản lý, an ninh…
VARS cho rằng, để thị trường phục hồi, phát triển theo hướng an toàn, lành mạnh, bền vững, các chủ đầu tư cần đảm bảo mức giá phù hợp với sức mua của thị trường, thay vì tập trung vào lợi nhuận ngắn hạn.
(CLO) Tượng Avalokitesvara Bắc Bình tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc, kiến trúc tôn giáo của phần đất phía Nam trong không gian văn hóa Champa.
(CLO) Chiều 3/1, tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Ninh xác định 5 giải pháp đột phá, tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, giữ vững vị trí top đầu, tạo động lực cho sự phát triển của địa phương.
(CLO) Ông Lê Hồng Vinh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An nhiệm kỳ 2021 - 2026.
(CLO) Hiện nay, ngày càng nhiều người trưởng thành cũng như trẻ em lứa tuổi học đường mắc trầm cảm nhưng không được chăm sóc quản lý bệnh đúng cách dẫn tới nhiều ca tự sát đáng tiếc và thương tâm. Vậy làm thế nào để người bệnh thoát khỏi "đại dương đen" của căn bệnh này?
(CLO) Hà Nội sẽ duy trì hoạt động phun nước rửa đường tại các tuyến phố chính để hạn chế bụi phát tán, đặc biệt là tại các khu vực nội thị và đông dân cư.
(CLO) Thiếu tướng Đặng Hồng Đức, Uỷ viên Đảng uỷ Công an Trung ương, Chánh Văn phòng Bộ Công an vừa được bổ nhiệm giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an.
(CLO) Dự báo ngày 4/1, TP HCM có mưa trái mùa, sáng sớm có sương mù nhẹ, trời se lạnh. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đêm không mưa, sáng sớm có sương mù rải rác, ngày nắng. Khu vực Trung Bộ có mưa rào, cục bộ có nơi mưa vừa, mưa to, phía Bắc trời rét.
(CLO) Ngày 3/1, Ban Tổ chức Hội báo Xuân Ất Tỵ - Hòa Bình 2025 tổ chức họp về công tác chuẩn bị triển khai Hội báo năm 2025.
(CLO) Trong Thông tư mới ban hành, Bộ Giáo dục và Đào tạo cấm giáo viên đang dạy học tại các nhà trường không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh đối với học sinh mà giáo viên đó đang được nhà trường phân công dạy học theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.
(CLO) Sau khi đặt mua nguyên liệu trên mạng về nhà, em P. đã rủ 3 học sinh khác thực hiện việc chế tạo pháo. Khi đang thực hiện, pháo phát nổ khiến cả 4 em bị thương.
(CLO) Tại buổi họp báo định kỳ quý IV năm 2024 diễn ra ngày 3/1, UBND tỉnh Lào Cai đã tổ chức biểu dương, trao tặng bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác tuyên truyền, khắc phục hậu quả cơn bão số 3 Yagi trên địa bàn.
(CLO) Thông tư mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ cho phép dạy thêm không thu tiền trong các trường phổ thông. Do đó, các hình thức liên kết có thu tiền sẽ là những đối tượng bị cấm khi Thông tư này có hiệu lực từ ngày 14/2/2025.
(CLO) 5 năm trước, một loại virus mới bí ẩn xuất hiện tại Vũ Hán, Trung Quốc, khởi đầu một trong những cuộc khủng hoảng sức khỏe lớn nhất lịch sử nhân loại.
(CLO) Tại phiên họp thứ 6, Tổ công tác đặc biệt của UBND TP Hà Nội đã tập trung xem xét tháo gỡ khó khăn cho 3 dự án, trong đó có dự án khu nhà ở xã hội cao tầng Bảo Ngọc tại phường Thạch Bàn, quận Long Biên.
(CLO) Đây là nội dung đáng chú ý của Nghị định số 179/2024/NĐ-CP quy định chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội của Chính phủ vừa được ban hành, có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025.
(CLO) Bị can Giáp Thị Sông Hương, chủ cơ sở mái ấm Hoa Hồng bị xác định đã trực tiếp chứng kiến những hành vi bạo lực của bảo mẫu Nhanh, nhưng không ngăn cản. Thậm chí, còn tham gia hành hạ, đánh đập các cháu bằng lược, khay nhựa, chổi và kéo lê hoặc ôm ném các cháu khi tắm và ngủ.
(CLO) Thị trường bất động sản đang bước vào giai đoạn sôi động nhất trong năm, khi nhu cầu ngày càng tăng mạnh. Nổi bật giữa làn sóng này, Khai Sơn City thu hút sự quan tâm lớn từ nhà đầu tư nhờ loạt ưu đãi hấp dẫn và tiềm năng vượt trội cho cả an cư và đầu tư.
(CLO) Tính tới cuối tháng 11/2024, 100% nguồn cung căn hộ mới tại TP HCM là căn hộ cao cấp, giá mở bán trung bình đạt 9,39 tỷ đồng/căn.
(CLO) Do tiềm năng đã tới hạn nhưng mức giá bị neo quá cao, nhà phố tại trung tâm Thủ đô đang dần bị loại ra khỏi mục tiêu tìm kiếm của nhiều nhà đầu tư BĐS. Thay vào đó, nhiều người đang hướng dòng tiền về các khu vực trung tâm mới được quy hoạch bài bản với đa tầng lợi nhuận cũng như tiềm năng gia tăng giá trị trong dài hạn.
(CLO) Ông Trần Quang Trung, Giám đốc phát triển kinh doanh OneHousing nhận định: Trong năm 2025, phân khúc chung cư cao cấp và hạng sang sẽ tiếp tục dẫn dắt thị trường bất động sản Hà Nội.
(CLO) Ngày 30/12, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 175 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xây dựng về quản lý hoạt động xây dựng. Theo Bộ Xây dựng, Nghị định 175 là nghị định quy định chi tiết Luật Xây dựng có phạm vi điều chỉnh rộng đến nhiều lĩnh vực, đối tượng tham gia hoạt động xây dựng.
(CLO) Hạ tầng giao thông tỷ đô, các đại dự án thương mại dịch vụ cùng quy hoạch trụ sở các cơ quan bộ ngành giúp bất động sản Tây Hồ luôn có sức hút và tăng giá ổn định theo thời gian.
Đà Lạt (Lâm Đồng), thành phố được đánh giá là đặc biệt hàng đầu Đông Nam Á về khí hậu, kiến trúc và thiên nhiên, vừa đón nhận một dự án bất động sản tiêu chuẩn ESG đầu tiên tại Việt Nam được truyền thông thế giới quan tâm, khẳng định trở thành điểm đến mới của toàn cầu với sự xuất hiện của những thương hiệu hàng đầu thế giới: Kengo Kuma, Isometrix, 1508 London và Chiva-som.
(CLO) Trong tháng 1/2025, các huyện Quốc Oai, Ba Vì và quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) sẽ tổ chức đấu giá 82 lô đất. Trong đó, các lô đất tại phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng được dự báo là "hot" nhất.
(CLO) Quỹ đất ở khu vực trung tâm ngày càng khan hiếm và đắt đỏ. Nếu phát triển tại các quỹ đất dành cho nhà ở xã hội nằm ở ngoại ô sẽ “khó” bán bởi khó thu hút người mua.