Chiêm ngưỡng bảo vật quốc gia tượng Avalokitesvara Bắc Bình
(CLO) Tượng Avalokitesvara Bắc Bình tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc, kiến trúc tôn giáo của phần đất phía Nam trong không gian văn hóa Champa.
Theo dõi báo trên:
Phóng viên đã trao đổi với TS. Lê Trung Kiên, từ Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, xung quanh bài viết quan trọng của Tổng Bí thư Tô Lâm: “Chuyển đổi số - động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới”.
+ Thưa TS. Lê Trung Kiên, từ bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm có thể thấy cuộc cách mạng chuyển đổi số là cấp bách, đúng thời điểm. Vậy theo ông, đâu là những lý do khiến Việt Nam không thể trì hoãn cuộc cách mạng này trong bối cảnh hiện nay?
- Tiến sĩ Lê Trung Kiên: Thế giới hiện nay phát triển về khoa học công nghệ và ngày càng đạt được những thành tựu mạnh mẽ của chuyển đổi số trong mọi lĩnh vực. Những nguồn lực về khả năng sáng tạo, hiệu quả tối ưu hoá trong quản lý, năng xuất lao động và chất lượng tốt, đặc biệt là trình độ cao về nhân lực đã giúp các cường quốc có tốc độ bứt phá nhanh, bỏ xa nhiều quốc gia đang nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình hoặc còn nghèo.
Với Việt Nam, để hạn chế tối đa những trở lực kìm hãm sự phát triển cũng như thấy được tất yếu không thể đảo ngược của việc ứng dụng chuyển đổi số, coi đây là đột phá duy nhất và nhanh nhất để trở thành nước phồn vinh. Đây là cơ hội để các nước đi sau như Việt Nam đi tắt, đón đầu, thu hẹp khoảng cách phát triển.
Nền kinh tế Việt Nam hiện vẫn chủ yếu dựa vào tài nguyên và lao động giá rẻ. Lợi thế này sẽ không còn khi thời kỳ dân số vàng kết thúc và xu hướng dịch chuyển FDI tìm kiếm nhân công chi phí thấp hơn. Năng suất lao động của chúng ta tăng chậm lại, thậm chí có nguy cơ tụt hậu so với các nước trong khu vực. Tăng trưởng kinh tế gần đây phụ thuộc nhiều vào đầu tư nước ngoài, nhập khẩu công nghệ, linh kiện. Công nghiệp hỗ trợ còn yếu, doanh nghiệp tư nhân trong nước chưa trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế.
Như vậy có thể thấy, lực lượng sản xuất vẫn còn lạc hậu, chủ yếu là lao động chân tay. Trong khi đó, quan hệ sản xuất hiện hành với các cơ chế, chính sách chưa tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh. Thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp gây lãng phí thời gian, công sức. Việc chia sẻ, khai thác dữ liệu chưa hiệu quả do thiếu sự liên thông, đồng bộ. Nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ chuyển đổi số còn hạn chế…
Những bất cập trên đã kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất mới, tạo ra những “điểm nghẽn” cần được tháo gỡ. Và chuyển đổi số chính là “chìa khóa” cho vấn đề này. Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: “Chúng ta đang đứng trước yêu cầu phải có một cuộc cách mạng với những cải cách mạnh mẽ, toàn diện để điều chỉnh quan hệ sản xuất, tạo động lực mới cho phát triển. Đó là cuộc cách mạng chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ nhằm tái cấu trúc quan hệ sản xuất phù hợp với sự tiến bộ vượt bậc của lực lượng sản xuất”.
Như vậy, chuyển đổi số không chỉ đơn thuần là ứng dụng công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, mà còn là quá trình thiết lập một phương thức sản xuất mới, tạo ra cuộc cách mạng triệt để trong các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội. Sự kết hợp giữa con người và trí tuệ nhân tạo, dữ liệu số trở thành tư liệu sản xuất quan trọng, sẽ giúp thay đổi sâu sắc hình thức sở hữu và phân phối thu nhập. Thông qua đó, kích hoạt các nguồn lực mới cho tăng trưởng, lấp đầy các khoảng trống, điểm yếu trong cấu trúc kinh tế hiện nay. Chuyển đổi số sẽ mang đến sức bật mạnh mẽ, giúp Việt Nam bứt phá, cất cánh trong kỷ nguyên mới.
+ Chuyển đổi số có thể đóng góp thế nào vào việc xây dựng hệ thống quản lý, hành chính công minh bạch và hiệu quả hơn?
- Tiến sĩ Lê Trung Kiên: Chuyển đổi số giúp cho phương thức quản lý hệ thống một cách nhất quán, đồng bộ, đặc biệt là ích lợi trong việc khơi thông mọi nguồn lực trong hoạt động quản lý Nhà nước, thúc đẩy các cơ quan công quyền làm việc, phục vụ một cách liêm chính, tránh rào cản hay ách tắc, trì trệ trong khâu nào đó của bộ máy hành chính.
Một trong những nội dung quan trọng của chuyển đổi số là xây dựng chính phủ điện tử, tiến tới chính phủ số. Sự thay đổi phương thức vận hành này sẽ góp phần mang lại nhiều lợi ích cho công tác quản lý hành chính công.
Thứ nhất, chuyển đổi số giúp nâng cao hiệu quả xử lý công việc. Các ứng dụng công nghệ số cho phép số hoá, tự động hoá quy trình nghiệp vụ, cắt giảm các khâu trung gian không cần thiết. Nhờ đó, thời gian giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính được rút ngắn, giảm thiểu tối đa chi phí và sự chờ đợi của người dân, doanh nghiệp.
Thứ hai, các dịch vụ công trực tuyến toàn trình do chính phủ cung cấp sẽ giúp mọi người thuận tiện hơn, trải nghiệm tốt hơn khi sử dụng. Chỉ với một chiếc điện thoại hay máy tính có kết nối Internet, người dân có thể thực hiện thủ tục hành chính bất cứ đâu, bất cứ lúc nào mà không cần phải trực tiếp đến các cơ quan công quyền.
Thứ ba, việc ứng dụng các công nghệ mới như dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo trong phân tích, dự báo sẽ hỗ trợ các cơ quan quản lý Nhà nước đưa ra quyết sách kịp thời và hiệu quả hơn. Các nhà hoạch định chính sách sẽ tận dụng được sức mạnh của dữ liệu để ra các quyết định dựa vào thông tin chính xác và phù hợp với thực tiễn.
Thứ tư, chuyển đổi số nâng cao tính minh bạch của Chính phủ. Các hoạt động của bộ máy Nhà nước sẽ trở nên “đo đếm được” theo thời gian thực. Việc công khai thông tin, chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động, mức độ hài lòng của người dân với cơ quan công quyền sẽ giúp tăng trách nhiệm giải trình, năng suất lao động trong khu vực công.
Tổng Bí thư trong bài viết cũng nhấn mạnh cải cách, xây dựng bộ máy Nhà nước tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả là một trong những định hướng trọng tâm trong quá trình chuyển đổi số. Do vậy, song song với đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, cần tập trung sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy và biên chế theo hướng đa năng, đa lĩnh vực. Lấy phục vụ người dân, giảm chi phí xã hội là trọng tâm. Mặt khác, việc số hoá cũng sẽ mang lại công cụ hiệu quả để chống tham nhũng, tiêu cực trong khu vực công.
+ Theo ông, thực tế về khó khăn, vướng mắc trong chuyển đổi số của chúng ta hiện nay là gì?
- Tiến sĩ Lê Trung Kiên: Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, đòi hỏi cả nước phải nỗ lực không ngừng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy công cuộc này vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức cần khắc phục.
Trước hết, đó là tư duy và nhận thức một bộ phận cán bộ, đảng viên về chuyển đổi số chưa thực sự đầy đủ. Việc quán triệt, cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vào thực tiễn còn chậm. Sức ỳ, sự né tránh của một số bộ, ngành, địa phương gây khó khăn cho triển khai trên diện rộng.
Bên cạnh đó, một trong số khó khăn đang đặt ra là bộ máy và các cơ quan hành chính quá cồng kềnh, chức trách nhiệm vụ còn chồng lấn giữa các cơ quan, việc thực hiện tinh giản phải thực sự như một cuộc cách mạng lớn, cần thiết phải mạnh mẽ xóa bỏ một số cơ quan đơn vị hoặc sáp nhập tổ chức, nhân sự, sẽ rất khó khăn cho một nền hành chính số để thực sự tinh gọn, hiệu lực hiệu quả.
Hệ thống thể chế, chính sách cho chuyển đổi số chưa hoàn thiện, còn bất cập, chưa đáp ứng được đòi hỏi thực tiễn. Các vấn đề mới như kinh tế số, thương mại điện tử, bảo vệ dữ liệu cá nhân, an ninh mạng chưa có khung pháp lý rõ ràng. Nhiều quy định còn rườm rà, cản trở đổi mới sáng tạo.
Một khó khăn nữa là hạ tầng số còn phát triển chưa đồng bộ. Các trung tâm dữ liệu, hạ tầng kỹ thuật, kết nối băng thông rộng mặc dù đã được quan tâm đầu tư nhưng vẫn thiếu bài bản. Đặc biệt là nhiều vùng sâu, vùng xa chưa có kết nối internet. Mạng 5G chưa được phổ cập rộng rãi trên toàn quốc.
Tổng Bí thư Tô Lâm cũng đã chỉ rõ trong bài viết một số hạn chế của chuyển đổi số Việt Nam: “Công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số còn hạn chế. Vẫn tồn tại những thủ tục hành chính rườm rà, lạc hậu, qua nhiều khâu, nhiều cửa, mất nhiều thời gian, công sức của người dân và doanh nghiệp, dễ nảy sinh tham nhũng vặt, cản trở phát triển. Việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa hệ thống thông tin của các bộ, ngành, địa phương và cơ sở dữ liệu quốc gia chưa thông suốt; nhiều dịch vụ công trực tuyến chất lượng thấp, tỷ lệ người sử dụng chưa cao”.
Một thách thức nữa là nguồn nhân lực công nghệ thông tin vừa thiếu về số lượng, yếu về trình độ. Chúng ta còn phụ thuộc lớn vào các chuyên gia nước ngoài. Trong khi đó, việc ứng dụng và làm chủ công nghệ lõi, phát triển các sản phẩm “Make in Vietnam”, chủ động tạo ra các nền tảng số còn hạn chế. Bên cạnh đó, số đông người dân, doanh nghiệp, đặc biệt ở khu vực nông thôn, miền núi còn nhiều bỡ ngỡ, chưa sẵn sàng thích ứng với môi trường số.
Để chuyển đổi số thành công, tôi cho rằng trước hết phải nhanh chóng khắc phục những rào cản về thể chế, tháo gỡ nút thắt ở cơ chế chính sách, tạo môi trường cởi mở, minh bạch cho kinh tế số. Mặt khác, cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng các cơ sở dữ liệu quốc gia, đảm bảo an toàn, an ninh mạng. Các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam cần được đãi ngộ, khuyến khích nghiên cứu, đầu tư cho chuyển đổi số. Việc truyền thông, nâng cao nhận thức, dạy kỹ năng số phải được triển khai mạnh mẽ tới từng người dân, doanh nghiệp, địa phương. Đó sẽ là những tiền đề quan trọng giúp chuyển đổi số thực sự lan toả và đi vào chiều sâu.
Đồng thời, nâng cao hiệu quả thực chất của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, bắt đầu từ vai trò lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất từ Trung ương đến cơ sở, bảo đảm tổ chức thực hiện nhanh, mạnh, triệt để các nhiệm vụ trong công cuộc chuyển đổi số.
Bên cạnh đó, cần tổ chức các giải pháp mang tính chiến lược về chuyển đổi số, kiên định theo đuổi công cuộc đổi mới ở tầm cao mới, với trình độ mới, phù hợp với yêu cầu phát triển của thời đại. Đồng thời, phải tiến hành cải cách mạnh mẽ về bộ máy, bảo đảm tính tinh gọn, hiệu lực và hiệu quả trong việc thực thi các chiến lược chuyển đổi số. Có như vậy, chuyển đổi số mới không chỉ thành công mà còn tạo ra sự chuyển biến thực chất, bền vững và góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
+ Tổng Bí thư nhấn mạnh chuyển đổi số phải là một cuộc cách mạng thực sự và chỉ rõ 4 nhiệm vụ trọng tâm. Vậy theo ông, nếu thiếu một trong các yếu tố then chốt này thì cuộc cách mạng chuyển đổi số có thể đạt được thành công như kỳ vọng?
- Tiến sĩ Lê Trung Kiên: Thông điệp của Tổng Bí thư trong bài viết rất rõ ràng. Đó là chuyển đổi số không chỉ là xu thế tất yếu mà còn là cuộc cách mạng về chất. Và để chuyển đổi số thực sự toả sáng, tạo ra những đột phá cho sự phát triển đất nước, tôi cho rằng chúng ta cần đảm bảo 4 yếu tố quan trọng.
Một là, phải có sự quyết tâm chính trị ở cấp cao nhất. Các cấp uỷ, tổ chức Đảng, chính quyền phải nhận thức sâu sắc, quán triệt nghiêm túc chủ trương về chuyển đổi số. Người đứng đầu là người trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện và chịu trách nhiệm đến cùng. Sự chung tay, góp sức của cả hệ thống chính trị với tinh thần “quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả” sẽ tạo nên sức mạnh to lớn cho cuộc cách mạng này.
Hai là, phải xây dựng thể chế đi trước một bước. Hành lang pháp lý cho kinh tế số phải toàn diện, đồng bộ và cập nhật với xu hướng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Các cơ chế, chính sách cần chú trọng vào khuyến khích đổi mới sáng tạo, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số. Rà soát những rào cản thể chế, luật pháp phải phù hợp với sự vận động của nền kinh tế mới, đặc biệt là các mô hình kinh tế chia sẻ, kinh tế tuần hoàn. Đồng thời, cần có các chính sách nhằm bảo vệ an ninh mạng, an toàn thông tin, sở hữu dữ liệu của người dùng.
Ba là, hạ tầng số phải được đầu tư mạnh mẽ, đồng bộ. Mạng viễn thông, Internet băng thông rộng phủ rộng toàn quốc, bảo đảm dung lượng lớn, tốc độ cao. Dữ liệu số, đặc biệt là các cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đất đai, doanh nghiệp cần được xây dựng và kết nối, chia sẻ giữa các cơ quan. Đây sẽ là nền tảng xây dựng các ứng dụng trên môi trường số, cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình và cải cách thủ tục hành chính thực chất.
Bốn là, phải phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế số. Đào tạo những công dân số với tư duy đổi mới, sáng tạo và các kỹ năng mới là nhiệm vụ cấp bách. Cần có các chính sách đãi ngộ đặc biệt để thu hút nhân tài trong nước và thế giới về phục vụ chuyển đổi số. Đồng thời, mở rộng hợp tác về nghiên cứu, chuyển giao công nghệ với các nước phát triển trong lĩnh vực này.
+ Nếu những quan điểm chỉ đạo mang tính đột phá về chuyển đổi số của Tổng Bí thư được thể hiện trong nghị quyết Đại hội Đảng sắp tới, theo ông đây sẽ là “cú hích” như thế nào cho công cuộc chuyển đổi số và phát triển đất nước ta trong thời gian tới?
- Tiến sĩ Lê Trung Kiên: Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm về chuyển đổi số là một tư tưởng chiến lược mang tính đột phá, khẳng định tầm quan trọng sống còn của công cuộc này với phát triển đất nước trong thời gian tới. Nếu những quan điểm mang tính chỉ đạo này được thể hiện rõ ràng trong văn kiện Đại hội XIV, nó sẽ trở thành kim chỉ nam cho cả hệ thống chính trị trong việc triển khai quá trình chuyển đổi số thời gian tới.
Trước hết, sự xuất hiện của chủ trương này trong nghị quyết đại hội sẽ thể hiện sự quyết tâm chính trị cao của toàn Đảng, phản ánh nhận thức đúng đắn, sâu sắc về cuộc cách mạng chuyển đổi số. Đồng thời, nó sẽ thúc đẩy sự vào cuộc mạnh mẽ, đồng bộ, hiệu quả của cả hệ thống chính trị ở các cơ quan, bộ ngành, địa phương, nâng chuyển đổi số thành quốc sách, sự nghiệp của toàn dân.
Điều này sẽ tạo tiền đề thuận lợi để ban hành các chính sách, chiến lược chuyển đổi số mang tính toàn diện, dài hạn và ổn định, hướng đến xây dựng nền kinh tế số, xã hội số với sự tham gia của toàn dân. Chúng ta sẽ có khung pháp lý rõ ràng, đồng bộ hơn để triển khai các nhiệm vụ như xây dựng hạ tầng số, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyển đổi nhận thức của người dân và hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận cuộc cách mạng công nghệ…
Với tinh thần đồng tình, đồng ý, đồng chí và nhất quán cao độ của Đảng và hệ thống chính trị, tôi rất tin tưởng rằng nếu những quan điểm mới, tư tưởng lớn về chuyển đổi số của Tổng Bí thư được hiện thực hóa bằng Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV, nó sẽ là ngọn cờ tiên phong đưa chuyển đổi số thực sự đi vào chiều sâu, tạo ra bước đột phá cho lực lượng sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dài hạn.
Đồng thời, với khát vọng của nhân dân được thôi thúc và lan toả sâu sắc, tôi kỳ vọng vào một dân tộc mà mỗi người sẽ ý thức được trách nhiệm vươn mình, trở thành động lực chuyển đổi số và hiện thực hoá mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
+ Trân trọng cảm ơn!
Minh Chí (Thực hiện)
(CLO) Tượng Avalokitesvara Bắc Bình tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc, kiến trúc tôn giáo của phần đất phía Nam trong không gian văn hóa Champa.
(CLO) Chiều 3/1, tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Ninh xác định 5 giải pháp đột phá, tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, giữ vững vị trí top đầu, tạo động lực cho sự phát triển của địa phương.
(CLO) Ông Lê Hồng Vinh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An nhiệm kỳ 2021 - 2026.
(CLO) Hiện nay, ngày càng nhiều người trưởng thành cũng như trẻ em lứa tuổi học đường mắc trầm cảm nhưng không được chăm sóc quản lý bệnh đúng cách dẫn tới nhiều ca tự sát đáng tiếc và thương tâm. Vậy làm thế nào để người bệnh thoát khỏi "đại dương đen" của căn bệnh này?
(CLO) Hà Nội sẽ duy trì hoạt động phun nước rửa đường tại các tuyến phố chính để hạn chế bụi phát tán, đặc biệt là tại các khu vực nội thị và đông dân cư.
(CLO) Thiếu tướng Đặng Hồng Đức, Uỷ viên Đảng uỷ Công an Trung ương, Chánh Văn phòng Bộ Công an vừa được bổ nhiệm giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an.
(CLO) Dự báo ngày 4/1, TP HCM có mưa trái mùa, sáng sớm có sương mù nhẹ, trời se lạnh. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đêm không mưa, sáng sớm có sương mù rải rác, ngày nắng. Khu vực Trung Bộ có mưa rào, cục bộ có nơi mưa vừa, mưa to, phía Bắc trời rét.
(CLO) Ngày 3/1, Ban Tổ chức Hội báo Xuân Ất Tỵ - Hòa Bình 2025 tổ chức họp về công tác chuẩn bị triển khai Hội báo năm 2025.
(CLO) Trong Thông tư mới ban hành, Bộ Giáo dục và Đào tạo cấm giáo viên đang dạy học tại các nhà trường không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh đối với học sinh mà giáo viên đó đang được nhà trường phân công dạy học theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.
(CLO) Sau khi đặt mua nguyên liệu trên mạng về nhà, em P. đã rủ 3 học sinh khác thực hiện việc chế tạo pháo. Khi đang thực hiện, pháo phát nổ khiến cả 4 em bị thương.
(CLO) Tại buổi họp báo định kỳ quý IV năm 2024 diễn ra ngày 3/1, UBND tỉnh Lào Cai đã tổ chức biểu dương, trao tặng bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác tuyên truyền, khắc phục hậu quả cơn bão số 3 Yagi trên địa bàn.
(CLO) Thông tư mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ cho phép dạy thêm không thu tiền trong các trường phổ thông. Do đó, các hình thức liên kết có thu tiền sẽ là những đối tượng bị cấm khi Thông tư này có hiệu lực từ ngày 14/2/2025.
(CLO) 5 năm trước, một loại virus mới bí ẩn xuất hiện tại Vũ Hán, Trung Quốc, khởi đầu một trong những cuộc khủng hoảng sức khỏe lớn nhất lịch sử nhân loại.
(CLO) Tại phiên họp thứ 6, Tổ công tác đặc biệt của UBND TP Hà Nội đã tập trung xem xét tháo gỡ khó khăn cho 3 dự án, trong đó có dự án khu nhà ở xã hội cao tầng Bảo Ngọc tại phường Thạch Bàn, quận Long Biên.
(CLO) Đây là nội dung đáng chú ý của Nghị định số 179/2024/NĐ-CP quy định chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội của Chính phủ vừa được ban hành, có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025.
(CLO) Bị can Giáp Thị Sông Hương, chủ cơ sở mái ấm Hoa Hồng bị xác định đã trực tiếp chứng kiến những hành vi bạo lực của bảo mẫu Nhanh, nhưng không ngăn cản. Thậm chí, còn tham gia hành hạ, đánh đập các cháu bằng lược, khay nhựa, chổi và kéo lê hoặc ôm ném các cháu khi tắm và ngủ.
(NB&CL) Những quyết sách kịp thời, đúng đắn trong công tác điều hành của Chính phủ; bản lĩnh, quyết tâm, sự sâu sát, quyết liệt của Người đứng đầu Chính phủ đã mang lại những đột phá trong phát triển hạ tầng để đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới.
(NB&CL) Với tinh thần “không nghỉ ngày lễ, không chờ đến ngày mai”, “thể chế vướng ở đâu, gỡ ở đó” - Quốc hội đã và đang chứng minh vai trò quan trọng trong tháo gỡ những nút thắt thể chế, khơi thông nguồn lực và xây dựng nền tảng pháp lý vững chắc, đồng hành cùng Chính phủ để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới. Năm 2024, thông điệp đó đã được những người đứng đầu Quốc hội nhắc đi nhắc lại trong rất nhiều cuộc họp của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Từ những cuộc họp “sáng đèn thâu đêm” đến những quyết sách mang tầm nhìn dài hạn, Quốc hội đang không ngừng đổi mới vì mục tiêu chung: Phát triển đất nước và phục vụ nhân dân!
(NB&CL) “Việt Nam đang ra sức phấn đấu, bứt tốc để có thể hiện thực hóa một tương lai hòa bình, ổn định, thịnh vượng và bền vững, không chỉ cho người dân Việt Nam, mà còn cho tất cả mọi quốc gia trên thế giới. Đó là tầm nhìn, là mục tiêu và cam kết mạnh mẽ của Việt Nam đối với cộng đồng quốc tế hôm nay và mai sau”. Khẳng định ấy của Tổng Bí thư Tô Lâm cũng chính là mục tiêu mà đối ngoại Việt Nam năm 2024 hướng tới và nhận được sự ghi nhận lớn từ cộng đồng quốc tế.
(CLO) Nếu có ai hỏi tôi tự hào gì về Việt Nam, tôi sẽ nói: “Sức sống kiên cường”. Kiên cường Việt Nam - một trong những đức tính cao đẹp của dân tộc ta, được hình thành và bồi đắp trong hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Kiên cường Việt Nam đã liên kết mỗi người dân, mỗi cộng đồng, tạo nên sức mạnh vô địch trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, giành lại độc lập, tự do, bảo vệ vững chắc biên cương, đất trời, hải đảo. Kiên cường Việt Nam, đã và đang tỏa sáng trong các thời điểm đầy thử thách, cam go, tự tin bước vào thế kỷ hội nhập toàn cầu, nâng vị thế và uy tín của nước ta trên trường quốc tế. Kiên cường Việt Nam đã giúp chúng ta trụ vững trong dồn dập thiên tai nối nhau cùng dịch bệnh hoành hành trong điều kiện biến đổi khí hậu khốc liệt chưa từng thấy, trở thành một trong những nguồn sức mạnh nội sinh quý giá.
Nhân dịp năm mới Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm dành thời gian trả lời phỏng vấn của Thông tấn xã Việt Nam.
(CLO) Sáng 30/12, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chủ trì và có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị gặp mặt đại biểu trí thức, nhà khoa học toàn quốc. Báo Nhà báo & Công luận trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư.
(CLO) Việt Nam đang đứng trước một thời cơ lịch sử chưa từng có. Sự thay đổi nhanh chóng của logic phát triển toàn cầu, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đã tạo ra một sân chơi mới, nơi các quốc gia có thể rút ngắn khoảng cách phát triển một cách nhanh chóng. “Lợi thế đi sau - tiến vượt” chính là cơ hội vàng để Việt Nam vươn lên trở thành một quốc gia phát triển hiện đại.
(NB&CL) Trong bối cảnh đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) tự hào là cơ quan báo chí chủ lực quốc gia, tiên phong trong việc khơi dậy tinh thần tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu chiến lược mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. Nhà báo Phạm Mạnh Hùng – Phó Tổng giám đốc VOV cho biết, thời gian qua trên tất cả các loại hình báo chí của Đài đã đồng loạt phát sóng chương trình chính luận đa phương tiện “Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình”….
(NB&CL) Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam được Quốc hội thông qua mới đây đã thể hiện tầm nhìn chiến lược trong phát triển hạ tầng quốc gia, được kỳ vọng tạo nên bước đột phá thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đây không chỉ là một công trình giao thông mà còn là biểu tượng của khát vọng, tinh thần đổi mới và hành động quyết liệt, sẵn sàng vượt qua thách thức để mở ra cơ hội lớn cho đất nước.