Bất ngờ với 9 lợi ích 'tuyệt vời' của tảo xoắn

Chủ nhật, 16/08/2020 15:03 PM - 0 Trả lời

(CLO) Được biết, tảo xoắn (Spirulina) là một trong những thực phẩm giúp bổ sung phổ biến nhất trên thế giới.

Tảo xoắn là thực phẩm bổ dưỡng, giảm cân, chống ô xy hóa, giảm dị ứng, giúp ngăn ngừa bệnh tật, giảm thiếu máu, kiểm soát đường huyết... là những lợi ích tuyệt vời của tảo xoắn. Ảnh: internet.

Tảo xoắn là thực phẩm bổ dưỡng, giảm cân, chống ô xy hóa, giảm dị ứng, giúp ngăn ngừa bệnh tật, giảm thiếu máu, kiểm soát đường huyết... là những lợi ích tuyệt vời của tảo xoắn. Ảnh: internet.

Dưới đây là những lợi ích tuyệt vời của tảo xoắn. Trong đó:

1. Rất bổ dưỡng

Tảo xoắn rất giàu dinh dưỡng, chứa vitamin A, B-6, C và K. Tảo xoắn khô, vốn có thể dễ dàng thêm vào thực phẩm và đồ uống, cũng giàu kali, protein, natri, magiê, sắt và canxi.

2. Giảm cân

Ngoài bổ dưỡng, tảo xoắn còn chứa nhiều chất dinh dưỡng và lượng calo thấp. Nếu bạn thường xuyên thêm một ít tảo xoắn vào chế độ ăn hàng ngày thì sẽ giúp bạn tiêu thụ ít calorie hơn mà cơ thể không bị mất dinh dưỡng thiết yếu.Trong một nghiên cứu hồi năm 2016 cho thấy dùng tảo xoắn thường xuyên có thể giúp cải thiện chỉ số khối cơ thể (BMI), theo The Science Times.

3. Kiểm soát sức khỏe đường ruột

Tảo xoắn giúp giúp đường ruột khỏe mạnh, tác động đến một số khu vực của cơ thể, chẳng hạn như hệ thống miễn dịch chống lại nhiễm trùng, dòng chảy của hooc môn đến và đi từ não và sức khỏe tổng thể. Do đó, tảo xoắn là một sự thay thế tuyệt vời để giúp duy trì hoặc cải thiện sức khỏe đường ruột. Nó có thể được tiêu hóa dễ dàng và giúp bảo toàn vi khuẩn lành mạnh trong cơ thể, biến nó thành prebiotic đắc dụng cho con người.

4. Chất chống ô xy hóa

Giống như tất cả các siêu thực phẩm khác, tảo xoắn rất giàu chất chống ô xy hóa, đặc biệt là protein phycocyanin giúp bảo vệ gan đồng thời loại bỏ gốc tự do khỏi các tế bào thần kinh bị tổn thương. Trong một nghiên cứu, tảo xoắn đã được chứng minh là có thể giúp mọi người phục hồi sau chứng xơ hóa dưới niêm mạc miệng (OSMF), hoặc các tổn thương tiền ung thư trong miệng.

Ngoài ra, một nghiên cứu khác cho thấy những người thường xuyên dùng tảo cải thiện các triệu chứng OSMF hiệu quả hơn so với pentoxifylline - loại thuốc được sử dụng để điều trị tình trạng này, theo The Science Times.

5. Giảm dị ứng

Những người bị viêm mũi dị ứng chịu nhiều tác nhân như khói bụi, ô nhiễm, lông động vật, khói thuốc, phấn hoa. Với những trường hợp dị ứng nghiêm trọng, mọi người thường dùng thuốc kháng histamine. Do đó, tảo xoắn là một chất hữu cơ thay thế tuyệt vời giúp giảm viêm trên đường mũi. Một nghiên cứu từ năm 2008 cho thấy rằng tiêu thụ hai gram bột mỗi ngày làm giảm đáng kể tình trạng dị ứng.

6. Giúp ngăn ngừa bệnh tật

Thành phần dinh dưỡng cao của tảo xoắn có tác động tích cực đến huyết áp, mức cholesterol và lượng đường trong máu. Tiêu thụ vi tảo giúp giảm cholesterol lipoprotein mật độ thấp (cholesterol xấu) trong khi tăng lipoprotein mật độ cao (cholesterol tốt). Vì vậy, tảo xoắn có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường, bệnh tim và tăng huyết áp.

7. Giảm thiếu máu

Thiếu máu khá phổ biến ở người lớn tuổi, dẫn đến cảm giác suy nhược và mệt mỏi kéo dài. Một nghiên cứu cho thấy tảo xoắn có thể giảm thiếu máu ở người lớn tuổi, dù cần xem xét thêm về tác dụng này, theo Health Line.

8. Cải thiện sức mạnh cơ bắp

Tổn thương ô xy hóa do tập thể dục là nguyên nhân chính gây mỏi cơ. Một số loại thực phẩm thực vật có đặc tính chống ô xy hóa có thể giúp các vận động viên và những người hoạt động thể chất giảm thiểu tổn hại này. Tảo xoắn có thể đắc dụng, do một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng loại thực phẩm giúp cải thiện sức mạnh và độ bền cơ bắp.

9. Kiểm soát đường huyết

Các nghiên cứu trên động vật cho thấy tảo xoắn làm giảm đáng kể lượng đường trong máu. Trong một số trường hợp, nó hoạt động tốt hơn các loại thuốc tiểu đường phổ biến, bao gồm Metformin.

Cũng có một số bằng chứng cho thấy tảo xoắn có thể hiệu quả ở người. Trong một nghiên cứu kéo dài hai tháng ở 25 người mắc bệnh tiểu đường loại 2, dùng 2 gram tảo xoắn mỗi ngày giúp giảm lượng đường trong máu một cách ấn tượng. Tuy nhiên, cần có thêm nghiên cứu quy mô hơn để khẳng định tác dụng này, theo The Science Times.

PV

Tin khác

Vinh danh “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2

Vinh danh “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2

(CLO) Danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” được Bộ Y tế trao tặng với mục đích ghi nhận và tôn vinh các doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước có nhiều sản phẩm thuốc điều trị hiệu quả, thị trường lớn, được người dân tin dùng.

Sức khỏe
Bộ Y tế gia hạn lưu hành hàng trăm thuốc, nguyên liệu làm thuốc

Bộ Y tế gia hạn lưu hành hàng trăm thuốc, nguyên liệu làm thuốc

(CLO) TS Vũ Tuấn Cường - Cục trưởng Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa ký ban hành các quyết định công bố gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc và nguyên liệu làm thuốc đối với gần 130 loại sản phẩm.

Sức khỏe
Đi tìm lời giải cho bài toán đảm bảo an toàn thực phẩm - Bài 3: Quản lý đang chạy theo thực tiễn

Đi tìm lời giải cho bài toán đảm bảo an toàn thực phẩm - Bài 3: Quản lý đang chạy theo thực tiễn

(CLO) Các vụ ngộ độc thực phẩm lớn thời gian qua có điểm chung là các cơ sở này kinh doanh không cần Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Chính điểm chung này, theo các chuyên gia, đang gây khó khăn cho công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong đời sống hiện nay.

Sức khỏe
Sở Y tế Thái Bình đã phê duyệt 159 gói thầu thuốc, hóa chất, vật tư y tế trị giá trên 594 tỷ đồng

Sở Y tế Thái Bình đã phê duyệt 159 gói thầu thuốc, hóa chất, vật tư y tế trị giá trên 594 tỷ đồng

(CLO) Vừa qua, UBND tỉnh Thái Bình đã chủ trì cuộc họp nghe Sở Y tế báo cáo nội dung công tác đấu thầu mua sắm thuốc, hóa chất, vật tư, trang thiết bị y tế phục vụ nhân dân; công tác quản lý, sắp xếp trụ sở một số đơn vị sự nghiệp trên địa bàn thành phố.

Sức khỏe
Đi tìm lời giải cho bài toán đảm bảo  an toàn thực phẩm -  Bài 2: Ngộ độc thực phẩm: Nguyên nhân chính từ Nghị định 15/2018/NĐ-CP?

Đi tìm lời giải cho bài toán đảm bảo an toàn thực phẩm - Bài 2: Ngộ độc thực phẩm: Nguyên nhân chính từ Nghị định 15/2018/NĐ-CP?

(CLO) Theo các chuyên gia, mặc dù đã có những nỗ lực nhằm hạn chế các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tuy nhiên công tác quản lý hiện nay có nhiều bất cập, thậm chí một số điểm còn chưa khoa học.

Sức khỏe