Đề xuất công khai các trường hợp trúng đấu giá đất nhưng bỏ cọc
(CLO) Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy đề xuất công khai tên các trường hợp trúng đấu giá nhưng bỏ cọc.
Theo dõi báo trên:
Đầu năm học mới, nhiều phụ huynh phản ánh tình trạng nhà trường lạm thu. Trong đó, có những khoản thu phục vụ cho việc học sinh học tập trải nghiệm và trau dồi kỹ năng sống. Thực tế, trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 dạy kỹ năng sống cho học sinh được nhấn mạnh. Do đó, chương trình đã thiết kế để học sinh có thời gian học nhiều kỹ năng sống và trải nghiệm để từ đó hình thành phẩm chất, năng lực của học sinh.
Cũng vì thế, các nhà trường đã đưa vào các chương trình trải nghiệm và dạy kỹ năng sống cho học sinh bằng cách liên kết với các doanh nghiệp, trung tâm ngoài nhà trường. Nhiều chương trình liên kết kỹ năng sống mang lại giá trị, ý nghĩa nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh nhiều chương trình ý nghĩa thì cũng không ít những chương trình đậm tính chất thương mại, thậm chí mang tính áp đặt để lạm thu.
Liên kết dạy kỹ năng sống có đúng luật?Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/02/2014 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc Ban hành Quy định quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa; được Chính phủ quy định tại Nghị định 24/2021/NĐ-CP ngày 23/3/2021 quy định việc quản lý trong cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông công lập. Theo đó, tại khoản 2, Điều 6 Nghị định 24 nêu: “Cơ sở giáo dục được chủ động liên kết với các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở nghiên cứu, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp, hộ kinh doanh, các tổ chức, cá nhân và gia đình học sinh để tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện của địa phương theo quy định của pháp luật”. Như vậy, việc mời các đơn vị ngoài nhà trường vào dạy học sinh là chủ trương cho phép. |
“Tôi bất ngờ vì sao phải thuê trung tâm bên ngoài về dạy học cho học sinh trong khi những kỹ năng đó đáng lẽ thầy cô giáo phải hướng dẫn cho các em” – Chị Hoàng Thị Loan ở Ba Đình Hà Nội chia sẻ khi biết trường con mình có chương trình dạy kỹ năng sống. Nhiều năm qua đã có những chuyến du lịch được thiết kế cho học sinh núp danh dạy kỹ năng sống, trải nghiệm. Nhiều trường đã tổ chức đi nghỉ xuyên đêm đối với học sinh phổ thông mà những chuyến đi như vậy tiêu tốn gần 1 triệu đồng/học sinh. Giá trị giáo dục mang lại cho các em rất hạn chế nhưng số tiền phải chi là rất lãng phí.
Chị Nguyễn Thu Hạnh ở Thanh Xuân, Hà Nội cho rằng, bỏ gần 1 triệu đồng để cho con đi trải nghiệm với các bạn hai ngày một đêm là điều không phải phụ huynh nào cũng có tiền để chi. Việc hằng năm các nhà trường tổ chức nhiều chương trình như vậy núp danh tự nguyện nhưng thực tế chả khác gì ép buộc. “Nếu bạn nào không đăng ký tham gia thì giáo viên họ thái độ ngay” - chị Nguyễn Thu Hạnh chia sẻ. Thậm chí, theo ghi nhận của phóng viên đã có trường học còn có hình phạt đối với những học sinh không đăng ký tham gia trải nghiệm như bắt đi dọn vệ sinh trong thời gian các bạn cùng lớp đi du lịch.
Sự hữu ích của những chuyến đi như này đối với học sinh như thế nào chưa thể đong đếm nhưng hậu quả thì đã xảy ra nhiều chuyện đau lòng. Từng có những tai nạn xảy ra gây thương vong học sinh xuất phát từ những chuyến đi núp danh giáo dục kỹ năng sống như đuối nước, tai nạn. Cụ thể, năm 2021 Trường THPT Đông Anh Hà Nội đưa 896 học sinh lớp 10 và 11 đi hoạt động trải nghiệm tại Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh (Phú Thọ), 3 học sinh đã gặp nạn trong đó 1 em tử vong, 2 em bị thương nặng. Một học sinh lớp 4 Trường tiểu học Dương Lân (TP.HCM) tử vong ở Khu du lịch Đại Nam; học sinh Trường THPT Chuyên Nguyễn Thị Minh Khai (Sóc Trăng) tử vong khi đi trải nghiệm ở Đà Lạt; trẻ mầm non tử vong do tủ đè khi tham quan quan thư viện trường mới… Chưa kể việc học sinh đi trải nghiệm tập thể khiến việc hậu cần trở thành mối lo. Đã có nhiều vụ ngộ độc tập thể, nhiều trẻ phải cấp cứu khi tham gia tua cùng thầy cô.
Nhiều phụ huynh tại Hải Phòng từng chia sẻ, vào đầu năm học, khi họp phụ huynh, giáo viên phổ biến về các môn học ngoại khóa mà nhà trường triển khai trong đó có môn kỹ năng sống. Dù mong muốn trang bị thêm kỹ năng cho con ngoài kiến thức văn hóa được học tại trường nhưng tôi cũng rất băn khoăn về việc đào tạo kỹ năng tại nhà trường khi các thầy cô giáo dạy con mình lại được thuê từ các trung tâm khác, chẳng biết chất lượng ra sao.
Mới đây, tại Nghệ An, ông Thái Văn Thành - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) thông tin trong thời gian tới tạm dừng việc các trung tâm liên kết dạy kỹ năng sống trong cơ sở giáo dục công lập, đồng thời rà soát các trung tâm, thẩm định chương trình dạy kỹ năng sống và tổ chức triển khai khi đầy đủ điều kiện, đảm bảo quy định. Việc dạy kỹ năng sống cho học sinh vẫn được các nhà trường triển khai thông qua lồng ghép, tích hợp vào các môn học, hoạt động trải nghiệm...
Ông Nguyễn Văn Khoa - Phó giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An cũng cho biết, thực tiễn triển khai nội dung này còn nhiều bất cập. Các khoản thu, chi chưa minh bạch khiến nhiều phụ huynh băn khoăn. Cụ thể: Việc tổ chức dạy kỹ năng sống theo hình thức liên kết giữa cơ sở giáo dục với các trung tâm cần huy động xã hội hóa để thực hiện (học sinh tham gia trên tinh thần tự nguyện và được sự đồng ý của phụ huynh). Khi tổ chức, trung tâm - nhà trường - phụ huynh cùng họp với nhau và thống nhất về các khoản thu, chi.
Cần rà soát tổng thể chương trình liên kếtTheo Sở GD&ĐT Nghệ An, hiện có những trung tâm dạy liên kết kỹ năng sống có cơ sở giáo dục chưa phù hợp, thiếu không gian cho hoạt động ngoài trời, sân chơi, khu trải nghiệm… Việc tái đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học kỹ năng sống từ nguồn thu chưa được quan tâm thỏa đáng. Nhiều trung tâm không đủ giáo viên cơ hữu để giảng dạy, làm nòng cốt hướng dẫn, tư vấn trợ giúp các giáo viên khác do trung tâm hợp đồng để dạy. Công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy kỹ năng sống chưa được chú trọng; Công tác tuyên truyền, phối hợp giữa nhà trường - gia đình - trung tâm chưa tốt, chưa nhận được sự đồng thuận của phụ huynh, học sinh cũng như dư luận xã hội... Chính vì vậy, Sở GD&ĐT Nghệ An cho tạm dừng triển khai.Xét trên địa bàn cả nước không thiếu những trung tâm kém chất lượng. Do đó, các địa phương cần thiết cũng phải có tổng rà soát. Tránh việc “mất bò mới lo làm chuồng”, tránh tai nạn thương tâm khi học sinh đi trải nghiệm, học kỹ năng sống là điều cần được phòng ngừa từ xa. |
Trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận, thầy Nguyễn Tùng Lâm (Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục Hà Nội) cho rằng, việc các nhà trường liên kết dạy kỹ năng sống với các trung tâm bên ngoài xuất phát từ việc giáo viên tại trường phổ thông không được đào tạo cơ bản để giảng dạy các kỹ năng. Đáng lẽ thầy cô phải được trang bị, huấn luyện để giảng dạy cho học sinh nhưng hiện nay họ không được trang bị một cách chuyên nghiệp. Tuy nhiên, thầy Tùng Lâm cũng cho rằng, hiện nhiều trung tâm có những chương trình tốt vì thế việc liên kết cũng cần thiết, nhằm phát huy hơn nữa vai trò của các tổ chức ngoài nhà trường trong việc giáo dục đào tạo học sinh.
Việc địa phương cấm liên kết dạy kỹ năng sống là không nên, mà nên tiến hành thẩm định chương trình. Nếu các trung tâm, doanh nghiệp nào đảm bảo các yêu cầu thì cho phép liên kết. Không nên thả nổi lĩnh vực này để xảy ra tình trạng chương trình kém vẫn được đưa vào nhà trường. Thậm chí, để xảy ra tai nạn thương tâm trong quá trình tổ chức trải nghiệm cho học sinh. Đó là điều đáng tiếc.
Trinh Phúc
(CLO) Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy đề xuất công khai tên các trường hợp trúng đấu giá nhưng bỏ cọc.
(CLO) Làng lụa Hà Đông hay Làng lụa Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, TP Hà Nội) là một làng nghề dệt lụa tơ tằm đẹp nổi tiếng có từ ngàn năm trước. Đặc biệt, nghệ nhân nơi đây đã “hồi sinh” lụa Vân, một trong những báu vật của làng nghề.
(CLO) Ngày 24/11, Công an TP Hà Nội cho biết, vừa triệt phá đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
(CLO) Do mâu thuẫn với gia đình chồng, nên Lê Thị Ngọc Huyền đã bế cháu T. (con ruột Huyền) ném xuống mương nước.
(CLO) Bầu trời Hà Nội mù mịt, chất lượng không khí ở mức xấu, nhiều nhà cao tầng mờ trong lớp bụi trắng. Đa số người dân ra đường hôm nay đều phải chủ động đeo thêm khẩu trang nhằm hạn chế ô nhiễm.
(CLO) Ngày nay, việc triển khai bệnh án điện tử, tích hợp các dữ liệu đã mang lại nhiều tiện lợi cho bệnh nhân, tiết kiệm chi phí và quản lý đối với cơ sở y tế
(CLO) VCCI đề nghị Bộ Tài chính cân nhắc phương án giảm thuế giá trị gia tăng cho tất cả các loại hàng hoá, dịch vụ từ mức 10% xuống mức 8%.
(CLO) Năm 2025, TP Hà Nội sẽ hỗ trợ các tỉnh thành trên cả nước tổ chức từ 10 đến 15 tuần lễ trái cây, hàng nông sản tại Hà Nội, đảm bảo cân đối cung - cầu hàng hóa
(CLO) CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (Mã: CII) mới hoàn thành 56% mục tiêu doanh thu năm 2024. Công ty đang tăng cường huy động vốn từ kênh trái phiếu, tổng nợ vay đã tăng thêm 3.210 tỷ đồng.
(CLO) Lợi nhuận 9 tháng đầu năm của CTCP Cơ điện lạnh (REE) sụt giảm 23,4%. Bên cạnh đó công ty cũng đang trải qua biến động nhân sự cấp cao và cơ cấu cổ đông.
(CLO) Ngày 24/11/2024, huấn luyện viên Kim Sang-sik cùng các cầu thủ đội tuyển Việt Nam có buổi rèn thể lực “đáng nhớ” tại sân cỏ nhân tạo thuộc Smart AirDome Gyeong Ju – sân vận động mái vòm hiện đại nhất của Hàn Quốc, vừa được đưa vào sử dụng hồi tháng 4/2023.
(CLO) Ngày 23/11, Chi đoàn 1 – Đoàn Thanh niên Cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức chương trình “Đồng hành cùng trẻ em vùng cao vượt khó - Chung tay xây dựng sau bão Yagi” với mong muốn giúp đỡ, động viên, chia sẻ mang đến những phần quà giá trị, thiết thực cho thầy cô, các em nhỏ tại một số trường học trên địa bàn huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.
(CLO) Giá khí đốt tự nhiên tăng và sự bất ổn chính trị leo thang sẽ chi phối triển vọng năng lượng của châu Âu trong mùa đông sắp tới, theo Euro News.
(CLO) Vào sáng Chủ nhật, các quốc gia tại hội nghị COP29 đã đạt được một thỏa thuận quan trọng, cam kết cung cấp 300 tỷ USD tài chính khí hậu hàng năm đến năm 2035.
(CLO) Vụ va chạm mạnh giữa hai xe tải trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, khiến 3 người bị thương trong đó có 1 tài xế phụ bị mắc kẹt trong cabin.
(CLO) Chính phủ Canada hôm thứ Bảy đã xin lỗi người thổ dân Inuit ở phía bắc Quebec vì vụ giết hàng loạt chó kéo xe trong những năm 1950 và 1960, khiến cộng đồng bị tàn phá khi tước đi khả năng săn bắn, sinh kế và khả năng đi lại của họ.
(CLO) Dự thảo lần này sẽ tăng cường tự chủ và chịu trách nhiệm giải trình của các đơn vị tổ chức thi hoặc liên kết tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
(CLO) Theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chỉ tiêu xét tuyển sớm do cơ sở đào tạo quy định nhưng không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành, nhóm ngành đào tạo.
Ngày 20/11, tại Phân hiệu Hoành Bồ (thành phố Hạ Long, Quảng Ninh), Trường Cao đẳng Than - Khoáng sản Việt nam đã long trọng tổ chức Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11) và 64 năm Ngày truyền thống của Trường (20/11/1960 - 20/11/2023) nhằm ôn lại truyền thống tốt đẹp và tri ân các thầy cô giáo.
(CLO) Gần 70 năm xây dựng và phát triển các thế hệ thầy, cô giáo nhà trường đã đem trí tuệ, tâm huyết, tài năng để cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”. Đến nay, Trường Tiểu học Xuân Du (Như Thanh) ngày càng khẳng định được vị thế, uy tín, thương hiệu của nhà trường trong công tác giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện Như Thanh nói riêng, tỉnh Thanh Hóa nói chung.
(CLO) Những năm học vừa qua chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường luôn đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Vị thế của nhà trường từng bước được khẳng định, đáp ứng kịp thời yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục trong thời kỳ đất nước hội nhập và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương, góp phần xây dựng xã Hợp Thành đạt xã nông thôn mới nâng cao.
(NB&CL) Những giáo viên người địa phương đang ngày càng trở thành lực lượng nòng cốt trong việc dạy học ở những nơi vùng cao, vùng xa. Lực lượng này ngày một dồi dào và chính họ là những người truyền cảm hứng cho học trò của mình vượt khó, vươn lên để học tập tốt.
(CLO) Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn đã có những chia sẻ xung quanh quá trình xây dựng, những điểm đáng chú ý và mong mỏi đối với Luật Nhà giáo - một dự án Luật dự kiến khi ban hành sẽ khẳng định và giữ vững vị thế, nâng cao vị trí của nhà giáo.
(CLO) Chưa bao giờ, ngành giáo dục được quan tâm nhiều như bây giờ, nhưng cũng chưa bao giờ trách nhiệm đặt lên vai cho thầy cô lớn như bây giờ. Trách nhiệm đó chính là nâng cao chất lượng giáo dục, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao làm điểm tựa để xây dựng đất nước bước vào kỷ nguyên mới, hướng tới kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, 100 năm ngày thành lập nước.
(CLO) Sáng nay (20/11), Tập đoàn Giáo dục Quốc tế Nam Việt đã tổ chức chương trình “Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam” với nhiều hoạt động tri ân và vinh danh đầy ý nghĩa.
(CLO) Từ năm 2021 đến nay, có 17 lượt học sinh dự thi và đoạt huy chương, trong đó có 7 học sinh đoạt huy chương Quốc tế (gồm 3 huy chương Vàng, 1 Huy chương Bạc, 3 Huy chương Đồng) - dẫn đầu các tỉnh, thành phố cả nước về số lượng huy chương đạt được.