Bầu cử Mỹ 2024: 5 điều cần biết trước cuộc tranh luận tổng thống

Thứ tư, 26/06/2024 10:06 AM - 0 Trả lời

(CLO) Tổng thống Mỹ Joe Biden và cựu Tổng thống Donald Trump sẽ gặp nhau trong cuộc tranh luận đầu tiên cho cuộc đua vào Nhà Trắng vào ngày mai (27/6).

Đây là cuộc tranh luận diễn ra sớm đến mức cả hai người tham gia đều chưa được đề cử chính thức. Kể từ cuộc tranh luận trên truyền hình đầu tiên vào năm 1960 giữa hai ông John F. Kennedy và Richard Nixon, tất cả các sự kiện như vậy đều được tổ chức vào tháng 9 hoặc tháng 10.

Các cuộc tranh luận tổng thống từ lâu đã bị chỉ trích cả về nội dung trình bày lẫn thái độ của các ứng viên, nhưng chúng vẫn là một phần quan trọng của mùa tranh cử. Dưới đây là 5 điều cần biết trước cuộc tranh luận đầu tiên giữa hai ông Biden và Trump vào ngày mai.

bau cu my 2024 5 dieu can biet truoc cuoc tranh luan tong thong hinh 1

Cuộc tranh luận giữa ông Joe Biden và ông Donald Trump ở Nashville, Tennessee, Mỹ, ngày 22/10/2020. Ảnh: AFP

Các cuộc tranh luận thu hút rất nhiều người xem

Mặc dù tỷ lệ người xem các cuộc tranh luận trên tổng số khán giả truyền hình đã giảm trong nhiều thập kỷ, nhưng chúng vẫn có thể thu hút nhiều người hơn bất kỳ sự kiện truyền hình nào khác.

Theo Nielsen Media Research, hơn 73 triệu người đã xem ít nhất một số cuộc tranh luận giữa hai ông Trump - Biden vào năm 2020. Đó là lượng khán giả xem tranh luận lớn thứ ba từ trước đến nay, chỉ sau cuộc tranh luận đầu tiên giữa bà Hillary Clinton và ông Trump vào năm 2016 (84 triệu người xem) và cuộc tranh luận năm 1980 giữa hai ông Jimmy Carter và Ronald Reagan (80,6 triệu).

Theo dữ liệu của Nielsen, xếp hạng cho các cuộc tranh luận tổng thống đã tăng và giảm trong nhiều thập kỷ. 4 cuộc tranh luận năm 1960 đều có xếp hạng khoảng 60,0, nghĩa là khoảng 6/10 hộ gia đình có TV đã theo dõi các cuộc tranh luận. Khi các cuộc tranh luận vào năm 1976, xếp hạng trở nên thấp hơn, thường là khoảng 50,0.

Xếp hạng cho các cuộc tranh luận có xu hướng thấp hơn trong hai thập kỷ tiếp theo. Cuộc tranh luận thứ ba giữa ông Al Gore và ông George W. Bush năm 2000 chỉ có tỷ lệ 25,9. Từ đó, xếp hạng tranh luận nhìn chung có xu hướng tăng lên một cách khiêm tốn: Cuộc tranh luận Biden - Trump đầu tiên vào năm 2020 đã thu được xếp hạng 40,2.

Các cuộc tranh luận hữu ích nhưng không mang tính quyết định

Trung tâm Nghiên cứu Pew đã thực hiện các cuộc khảo sát sau bầu cử từ năm 1988 đến năm 2016. Trong hầu hết các trường hợp, 6/10 cử tri trở lên cho biết các cuộc tranh luận rất hữu ích hoặc phần nào hữu ích trong việc quyết định nên bỏ phiếu cho ứng cử viên nào.

Đỉnh cao là năm 1992, khi 70% cử tri cho rằng 3 cuộc tranh luận năm đó giữa các ứng viên Bill Clinton, George HW Bush và Ross Perot ít nhất cũng hữu ích phần nào. 

Vào năm 2016, chỉ có 10% cử tri cho biết họ đã đưa ra quyết định dứt khoát "trong hoặc ngay sau" các cuộc tranh luận tổng thống. 11% cho biết họ quyết định muộn hơn, vài ngày hoặc vài tuần trước hoặc vào Ngày bầu cử. 22% cho biết họ đã quyết định trong hoặc ngay sau đại hội đảng mùa hè, và 42% cho biết họ đã quyết định trước đại hội.

Còn có tranh luận phó tổng thống

Trong hầu hết các năm kể từ năm 1976, khi các ứng cử viên cho chức phó tổng thống lần đầu tiên có cuộc tranh luận riêng, các ứng cử viên tranh cử đều đứng thứ hai về lượng người xem.

Ví dụ, vào năm 2020, 57,9 triệu người đã theo dõi cuộc tranh luận giữa Phó Tổng thống Mike Pence và Thượng nghị sĩ lúc bấy giờ Kamala Harris. Con số này thấp hơn 8% so với lượng người xem cuộc tranh luận Biden - Trump.

Khác biệt với những cuộc tranh luận đầu tiên

Từ cuộc tranh luận đầu tiên vào năm 1960 giữa Kennedy và Nixon cho đến cuộc đối đầu năm 1988 giữa George HW Bush và Michael Dukakis, các ứng cử viên chỉ trả lời những câu hỏi từ ban giám khảo. Công việc của người điều hành chủ yếu là giải thích và thực thi các quy tắc cơ bản cũng như duy trì chương trình.

Nhưng đến những năm 1980, các nhà phê bình cho rằng cuộc tranh luận giống một cuộc họp báo chung hơn. Các nhà báo, tham luận viên đã lấy đi quá nhiều thời gian và sự chú ý của các ứng cử viên.

Đến năm 1992, Ủy ban Tranh luận Tổng thống đã thử nhiều cách tiếp cận khác nhau. Sau đó, cùng với hai cuộc tranh luận theo kiểu hội thảo, ủy ban đã giới thiệu một sự kiện "tòa thị chính" trong đó các cử tri sẽ đặt câu hỏi.

Hầu hết người điều hành đều là nhà báo truyền hình

Hầu hết người điều hành cuộc tranh luận kể từ năm 1960 đều là những nhà báo truyền hình nổi tiếng. Các trường hợp ngoại lệ là James Hoge, Tổng biên tập tờ Chicago Sun-Times, người điều hành cuộc tranh luận phó tổng thống năm 1976 và Susan Page, trưởng văn phòng USA Today Washington, người điều hành cuộc tranh luận phó tổng thống năm 2020.

Các nhà báo của PBS đã điều hành nhiều cuộc tranh luận nhất: 16. Người duy nhất đã điều hành nhiều hơn hai cuộc tranh luận tổng thống hoặc phó tổng thống là Bob Schieffer của CBS News (2004, 2008 và 2012).

Ngọc Ánh (theo Pew Research)

Bình Luận

Tin khác

Bầu cử Vương quốc Anh và nỗi hối hận về Brexit

Bầu cử Vương quốc Anh và nỗi hối hận về Brexit

(CLO) Khi Vương quốc Anh bước vào cuộc bầu cử vào tuần này (4/7), đa số cho rằng việc rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit) là một sai lầm và mang lại ít lợi ích cũng như những vấn đề mới.

Tiêu điểm Quốc tế
Người dân Palestine sống trong rác và nước thải dưới cái nóng thiêu đốt ở Gaza

Người dân Palestine sống trong rác và nước thải dưới cái nóng thiêu đốt ở Gaza

(CLO) Trong cái nóng ngột ngạt của mùa hè, người Palestine đang phải chịu đựng mùi hôi thối của rác rưởi và nước thải, một thực tế đáng sợ không kém gì những cơn đói cồn cào hoặc âm thanh của bom đạn trong chiến tranh.

Tiêu điểm Quốc tế
Những dấu hỏi phía sau vụ khủng bố tại Cộng hòa Dagestan thuộc Nga

Những dấu hỏi phía sau vụ khủng bố tại Cộng hòa Dagestan thuộc Nga

(CLO) Dagestan, một trong những khu vực đa dạng nhất nhưng đầy biến động của Nga, đã bắt đầu xảy ra bạo lực từ đầu những năm 2000 bởi những thành phần cực đoan.

Tiêu điểm Quốc tế
Cách nắng nóng và độ ẩm cao tấn công và làm suy kiệt cơ thể con người

Cách nắng nóng và độ ẩm cao tấn công và làm suy kiệt cơ thể con người

(CLO) Khi nhiệt độ và độ ẩm bên ngoài tăng cao, những gì đang xảy ra bên trong cơ thể con người thậm chí có thể là một trận chiến sinh tử được quyết định chỉ với vài độ.

Tiêu điểm Quốc tế
Nhiệt độ cao đe dọa đến sức khỏe như thế nào?

Nhiệt độ cao đe dọa đến sức khỏe như thế nào?

(CLO) Trước tình trạng nắng nóng cực độ bao trùm phần lớn Bắc bán cầu trong tuần này, các nhà chức trách và các chuyên gia y tế công cộng đã đưa ra những cảnh báo về nhiệt độ để giúp mọi người an toàn.

Tiêu điểm Quốc tế