Mỹ hủy bỏ thị thực với công dân Nam Sudan sau khi bị từ chối tiếp nhận người nhập cư
(CLO) Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra tuyên bố chấn động vào ngày 5/4: hủy bỏ toàn bộ thị thực hiện có và ngừng cấp mới cho công dân Nam Sudan.
Theo dõi báo trên:
Mùa bầu cử 2020 cũng vậy. Cuộc đua vào Nhà Trắng càng trở nên gay cấn hơn bao giờ hết trước thông tin ứng cử viên - đương kim Tổng thống mắc Covid-19.
Với những kẻ “độc mồm độc miệng”, việc ông Donald Trump mắc Covid-19 được xem là “đáng đời”, bởi trước đó, ông chủ đương nhiệm của Nhà Trắng đã không ít lần công khai tuyên bố không nên quá sợ hãi trước Covid-19. Còn nhớ hồi tháng 2/2020, ngay khi Mỹ công bố ca tử vong đầu tiên do Covid-19, Tổng thống Donald Trump đã có cuộc họp khẩn tại Nhà Trắng. Tuy nhiên, trái với sự lo lắng bao trùm, người đứng đầu tòa Bạch Ốc trấn an người dân Mỹ không nên quá hoảng sợ. Trong suốt thời gian sau đó, khi bóng ma Covid-19 ngày càng bao trùm màn đen tối tăm lên nước Mỹ, số lượng người tử vong bởi đại dịch này ngày càng tăng cao, Tổng thống Mỹ vẫn hiếm khi đeo khẩu trang, kể cả ở chốn đông người. Hồi tháng 6, hai “đại gia mạng xã hội” Twitter và Facebook đã phải cùng xóa đoạn video đăng trên tài khoản Tổng thống Mỹ Donald Trump, trong đó một nhóm bác sĩ cho rằng không cần đeo khẩu trang và phong tỏa để ngăn dịch.
Những tưởng việc được chuẩn đoán “dính virus corona” sẽ khiến ông Trump hoảng sợ. Nhưng những biểu hiện của ông trước truyền thông lại không cho thấy điều đó. Người ta đã thấy Tổng thống Mỹ đeo khẩu trang nghiêm túc và lên trực thăng đi chữa trị ở quân y viện gần Washington. Tuy nhiên, “việc đeo khẩu trang nghiêm túc” dường như không được ông chủ Nhà Trắng duy trì được lâu. Dư luận Mỹ chưa hết ngỡ ngàng, xì xào trước việc Tổng thống Mỹ Trump xuất viện chỉ sau 3 ngày điều trị Covid-19 (các quan chức đảng Dân chủ thậm chí lên tiếng cáo buộc ông Trump vội vàng xuất viện chỉ vì mục đích chính trị) lại tiếp tục “sốc” trước hành động gỡ bỏ khẩu trang của ông Trump từ ban công Nhà Trắng tối 5/10 - nghĩa là ngay sau khi vừa xuất viện. Đoạn video ghi lại hình ảnh ông Trump sau đó cho thấy, ông Trump bước vào bên trong Nhà Trắng, phớt lờ các hướng dẫn thực hiện giãn cách xã hội nhằm hạn chế sự lây lan của Covid-19 và khẩu trang vẫn được cất trong túi. Chưa hết, trong đoạn video được ghi lại sau khi ông trở lại Nhà Trắng, ông Trump đã khẳng định rất dõng dạc với các cử tri Mỹ rằng: "Đừng để nó (Covid-19) thống trị bạn. Đừng sợ nó. Chúng ta sẽ quay lại, chúng ta sẽ trở lại với công việc. Chúng ta hãy tiến về phía trước… Đừng để nó thống trị cuộc sống của bạn. Thoát khỏi nó và hãy cẩn thận". Trước đó, theo “tường thuật” của báo chí Mỹ, ông Trump thậm chí còn mỉa mai đối thủ phe Dân chủ Joe Biden "đeo khẩu trang lớn nhất mà ông từng thấy" trong buổi tranh luận trực tiếp diễn ra tại bang Ohio vào tối 29/9.
Những động thái này của người đứng đầu Nhà Trắng, như một lẽ đương nhiên, không chỉ vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ của phe Dân chủ đối lập mà còn cả các chuyên gia y tế. William Schaffner (giáo sư y tế dự phòng và bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm y tế ĐH Vanderbilt) không giấu được sự phẫn nộ: Tôi thấy kinh hoàng khi ông ấy nói không nên sợ Covid-19. Còn “đối thủ” Joe Biden thì nhấn mạnh một cách đầy mỉa mai: "Ông ta bảo "đừng để COVID chế ngự cuộc sống quý vị". Ông ta cứ việc mà đi nói với 205.000 gia đình đã mất người thân vì dịch bệnh".
Nhưng đừng đùa với những làn sóng ồn ào cũng như sự chú ý của dư luận vào người đứng đầu Nhà Trắng. Vì theo nhiều nhà quan sát, chính trường cũng như sân bóng, đôi khi không thể nói trước bất cứ điều gì, nhất là khi đó lại là chính trường nước Mỹ với những cử tri Mỹ nổi tiếng cá tính và độc lập trong các quyết định. Sự chú ý đôi khi lại là một lợi thế, nhất là khi ê-kíp tranh cử của ông Trump đã trở nên rất lão luyện trong việc vận dụng các tình huống sao cho có lợi nhất có thể. Đơn cử như việc ông cấp tốc quay trở lại Nhà Trắng sau 3 ngày phát bệnh, lại được ê kíp của ông và chính ông liên tục truyền thông rằng đó là cách ông “bệnh nhưng vẫn nỗ lực cống hiến vì nước Mỹ”. Trên mạng xã hội, ông Trump viết: "Tôi nghĩ mình sẽ quay trở lại nhanh chóng và tôi nóng lòng kết thúc chiến dịch tranh cử mà mình đã bắt đầu". Còn Donald Jr viết trên Twitter: "Không ai mạnh mẽ hơn cha và con nóng lòng được gặp lại cha. Nói như thế để thấy đến ngày hôm qua ông ấy vẫn còn làm việc cật lực vì người dân Mỹ". Một số nhân viên Nhà Trắng cũng đã lần lượt đăng hình tổng thống đang làm việc trong bệnh viện và kèm lời bình đầy dáng vẻ ngợi ca rằng: "Ông ấy thực sự là một cỗ máy".
Hình ảnh ấy, slogan ấy, chắc chắn không thể nói không có tác động nào tới dư luận, cử tri Mỹ. Càng cộng điểm hơn cho ông Trump khi trong màn tranh đấu trực tiếp, dù nảy lửa là vậy nhưng cũng không khó để nhận ra rằng ông Trump tạo ấn tượng mạnh mẽ hơn cả ông Biden, bản lĩnh của đương kim chủ nhân Nhà Trắng đôi khi cũng đã làm đối thủ Biden phải bối rối. Chừng ấy cũng đủ thấy, dù chịu không ít chỉ trích, bất bình, nhưng không ai chắc được rằng ông Trump sẽ không làm nên chuyện trong “trận chung kết” đầu tháng 11 tới. Ba mươi chắc chắn không phải là Tết - câu nói ấy hoàn toàn là có thể tại nước Mỹ.
Hà Trang
(CLO) Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra tuyên bố chấn động vào ngày 5/4: hủy bỏ toàn bộ thị thực hiện có và ngừng cấp mới cho công dân Nam Sudan.
(CLO) Nhiệt độ trong xe hơi có thể vượt ngưỡng 60°C giữa mùa hè, nhưng chỉ với vài mẹo đơn giản, bạn hoàn toàn có thể xóa tan sức nóng.
(CLO) Giỗ Tổ Hùng Vương là một nghi lễ truyền thống quan trọng, được tổ chức hàng năm vào ngày 10/3 Âm lịch để tưởng nhớ công lao dựng nước của các Vua Hùng – những vị vua đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây không chỉ là dịp để tri ân tổ tiên mà còn là biểu tượng thiêng liêng gắn kết cộng đồng người Việt trong và ngoài nước.
(CLO) Mức thuế quan cao mà Tổng thống Donald Trump đưa ra sẽ khiến Mỹ trở thành một trong những quốc gia bảo hộ nhất thế giới. Vậy trong lịch sử, có những nước “siêu bảo hộ” khác không và tác động của chính sách này với họ như thế nào?
(CLO) Tính riêng tháng 3, chỉ số giá thịt heo tăng 3,58% so với tháng liền trước. Nguyên nhân đẩy giá và gây khan hiếm thịt heo đến từ ảnh hưởng của dịch bệnh, hậu quả của cơn bão số 3 năm 2024 khiến nhiều trang trại chăn nuôi chưa kịp tái đàn.
(CLO) Sáng ngày 6/4/2025, tại thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND thị xã Hồng Lĩnh cùng Công ty CP Đầu tư Victory tổ chức hội thi “Gói và nấu bánh chưng, bánh dày dâng Quốc Tổ”.
(CLO) Tất cả các mảng kiến tạo trên Trái đất đều không ngừng chuyển động, tuy nhiên, một số mảng di chuyển nhanh hơn những mảng khác.
(CLO) Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Khánh Hòa đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Lâm Đặng Thanh Quân - người tông CSGT rồi bỏ chạy, về tội "Chống người thi hành công vụ".
(CLO) Meta vừa công bố phiên bản mới nhất của mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) mang tên Llama 4, bao gồm hai biến thể: Llama 4 Scout và Llama 4 Maverick.
(CLO) Mưa lớn đã trút xuống một số khu vực bị ảnh hưởng bởi động đất ở Myanmar vào cuối tuần, điều này có thể làm phức tạp thêm các nỗ lực cứu trợ và tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh.
(CLO) Việc đổ thêm dầu khi động cơ đang nóng có thể an toàn, nhưng chỉ khi người dùng hiểu rõ nguyên tắc và rủi ro nhiệt hơn 93°C.
(CLO) Chương trình nghệ thuật “Hoa và rác” với thông điệp mạnh mẽ về bảo vệ môi trường sẽ lần đầu tiên đến với khán giả Thủ đô.
(CLO) Một nghiên cứu đã xếp hạng các quốc gia ít dùng tiền mặt nhất thế giới, dựa trên nhiều yếu tố như tỷ lệ sở hữu tiền điện tử, việc sử dụng thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ, mức độ phổ biến của thanh toán di động và tỷ lệ giao dịch phi tiền mặt trong tổng thanh toán.
(CLO) GDP quý I/2025 của Việt Nam ước tính tăng 6,93% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức tăng cao nhất so với quý I các năm trong giai đoạn 2020-2025.
(CLO) Rất đông người dân từ thành phố Hà Nội đã lặn lội hàng chục km, đi về tỉnh Hòa Bình tảo mộ trong những ngày diễn ra dịp tiết thanh minh.
(CLO) Cú sập 6.600 tỷ USD của phố Wall mở màn chuỗi phản ứng dây chuyền, đẩy kinh tế toàn cầu vào vòng xoáy bất định.
(CLO) Mức thuế quan cao mà Tổng thống Donald Trump đưa ra sẽ khiến Mỹ trở thành một trong những quốc gia bảo hộ nhất thế giới. Vậy trong lịch sử, có những nước “siêu bảo hộ” khác không và tác động của chính sách này với họ như thế nào?
(CLO) Kỷ nguyên thương mại quốc tế ngày càng tự do và mở rộng, được xây dựng dựa trên luật lệ mà Mỹ góp phần tạo ra, đã kết thúc đột ngột.
(NB&CL) Xúc động, biết ơn - đó là cảm xúc của người dân Myanmar cũng như giới chức nước này trước những nỗ lực chung tay cùng hỗ trợ trong thảm họa của Việt Nam. Trước đó, chiều ngày 30/3 - chưa đầy 2 ngày sau thảm họa tại Myanmar, đội cứu hộ của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam gồm 106 người cùng hàng cứu trợ đã hạ cánh xuống sân bay Yangon.
(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “bật đèn xanh” cho chương trình tiêm kích F-47, chiếc máy bay mà ông mô tả rằng “đáng gờm nhất từng được chế tạo”. Vậy F-47 mạnh cỡ nào, nhất là khi so sánh với so với những máy bay tàng hình mà Nga và Trung Quốc đang phát triển?
(CLO) Ngày 24/3 vừa rồi, vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Mỹ đã diễn ra tại Riyadh (Ả Rập Xê Út), nơi chứng kiến vai trò ngoại giao con thoi của Mỹ nhằm tìm kiếm tiếng nói chung giữa Nga và Ukraine.
(CLO) “Ngừng bắn” có lẽ là từ khóa được truyền thông và giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất trong những ngày gần đây. Câu hỏi được đặt ra ở đây là các bên trong cuộc xung đột sẽ kiểm soát quá trình này như thế nào?
(CLO) Việc Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng và tăng cường đầu tư vào các mỏ tại châu Phi đang làm dấy lên lo ngại ở Mỹ về nguy cơ thất thế trong cuộc đua giành khoáng sản quan trọng ở châu lục này.
(CLO) Một cuộc chiến tranh hạt nhân do AI khởi xướng nghe có vẻ giống trong phim khoa học viễn tưởng. Nhưng nhiều nhà khoa học và chính trị gia hàng đầu thế giới cho rằng không phải vậy.
(CLO) Cộng đồng quốc tế đã kỳ vọng nhiều hơn vào cuộc điện đàm thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nga so với cuộc điện đàm đầu tiên. Điều này được thúc đẩy bởi sự lạc quan trong mối quan hệ Mỹ-Nga và diễn biến các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Ukraine tại Ả Rập Xê Út.