(NB&CL) Theo giới chuyên gia, mỗi mùa bầu cử tại Mỹ, trong rất nhiều yếu tố giúp cho một chiến dịch tranh cử thành công, thì tài chính luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu.
Câu chuyện hậu trường như chi phí cho một chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ là bao nhiêu, các ứng viên huy động tài chính bằng cách nào… luôn rất được dư luận quan tâm.
Tốn kém kỷ lục
Đó là câu trả lời rất mang tính chất chung chung nhưng thực ra không thể khác trước câu hỏi: Tốn bao nhiêu tiền để chạy đua trở thành Tổng thống Mỹ?. David Schultz, chuyên gia tài chính và giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Hamline, người theo dõi rất sát về câu chuyện tài chính trong bầu cử Mỹ cũng chỉ biết thốt lên rằng: “Câu trả lời là rất nhiều”.
Để minh chứng cho cái sự “rất nhiều” ấy, ông David Schultz đưa ra con số ước tính rằng cho đến ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2020 vào đầu tháng 11 tới, một ứng cử viên vượt qua mọi chặng đường sẽ phải huy động được 500 triệu USD, tương đương việc phải bỏ ra khoảng 1 triệu USD/ngày. Còn tính tới thời điểm này, chiến dịch tranh cử Tổng thống 2020 của ông Trump và Ủy ban Quốc gia đảng Cộng hòa (RNC) đã chi hơn 800 triệu USD cho kế hoạch tái đắc cử vào Nhà Trắng. Còn đối thủ, ông Biden và Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ (DNC) tính đến tháng 7/2020 đã chi khoảng 414 triệu USD.
Lật lại “lịch sử chi phí” các cuộc vận động tranh cử trước đó tại Mỹ có thể giúp sáng rõ hơn ít nhiều sự tốn kém ấy. Theo nhiều cuộc thống kê, trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2004, ứng cử viên thắng cuộc năm đó George Walker Bush tức “Bush con” đã phải chi 345 triệu USD. Sau đó 4 năm, năm 2008, ứng viên thắng cuộc Barack Obama còn phải chi gần gấp đôi, tức khoảng 750 triệu USD và 4 năm sau đó, năm 2012, ông Obama lại phải chi 722,4 triệu USD để tái đắc cử.
Cũng chính bởi sự tốn kém ấy mà mặc dù chưa có khẳng định nào chính thức nhưng nhiều thập kỷ qua, tài chính luôn được ngầm hiểu là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định cho sự thành công của một ứng viên Tổng thống trong cuộc bầu cử Mỹ. Và cũng chính bởi sự tốn kém ấy nên những ứng cử viên là tỷ phú luôn sở hữu lợi thế trong cuộc đua tranh cam go này. Thành công của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ cách đây 4 năm là một minh chứng. Thế nên việc tỷ phú Michael Bloomberg tuyên bố sẽ tham gia tranh cử Tổng thống Mỹ 2020 cũng đã từng được xem là có yếu tố lợi thế. Vị tỷ phú có khối tài sản lên tới 54 tỷ USD này từng gây choáng khi tuyên bố đầu tư 37 triệu USD chỉ cho một tuần quảng cáo trên truyền hình, dành hơn 120 triệu USD quảng cáo kỹ thuật số cho chiến dịch chống lại Tổng thống Donald Trump và tự bỏ ra 265 triệu USD cho ba chiến dịch tranh cử của mình.
Nhọc nhằn gây quỹ
Cách đây ít lâu, ngày 8/9, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, ông đã sẵn sàng tự chi cho chiến dịch tranh cử của mình. Theo đó, đương kim Tổng thống Mỹ đã thảo luận về khả năng chi 100 triệu USD từ tài sản cá nhân cho chiến dịch tái tranh cử tổng thống Mỹ năm 2020. Trước đó, hồi năm 2016, ông Trump đã từng đóng góp 66 triệu USD từ các quỹ cá nhân cho chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ.
Nhưng không phải ứng cử viên Tổng thống Mỹ nào cũng là tỷ phú có khối tài sản kếch xù như đương kim chủ nhân Nhà Trắng (Theo thống kê mới nhất của Forbes, tài sản của Tổng thống Mỹ Donald Trump dù giảm tới 1 tỷ USD do dịch Covid-19 nhưng vẫn còn tới 2,1 tỷ USD bao gồm nhiều bất động sản, khu nghỉ dưỡng, công viên giải trí, máy bay cá nhân, siêu xe...). Minh chứng rõ nhất là kỳ phùng địch thủ của ông Trump - ông Joe Biden - theo số liệu thống kê mới nhất, được cho là rủng rỉnh nhất cũng chỉ sở hữu khối tài sản trị giá khoảng 9 triệu USD, phần lớn trong số tiền đó đến từ bản quyền 2 cuốn sách Promises to Keep và Promise me, Dad.
Vì thế, như một lẽ đương nhiên, để có được khoản tài chính khổng lồ phục vụ cho cuộc đua tranh dài hơi và vô cùng tốn kém tới Nhà Trắng, các ứng viên đã phải tìm kiếm rất nhiều phương cách có thể để quyên tiền vận động tranh cử. Đó có thể là nguồn tài chính từ cá nhân/gia đình, kêu gọi tài trợ từ quỹ bầu cử các nhóm lợi ích, các Ủy ban Hành động Chính trị, nguồn tiền ủng hộ của các tỷ phú, các tập đoàn và cả các cử tri đơn lẻ.
Tuy nhiên, không phải các ứng viên có thể mặc sức huy động tiền bạc, để đảm bảo sự minh bạch và công bằng nhất định cho cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, kể từ năm 1970, tại Mỹ đã tồn tại một số nguyên tắc cơ bản quy định về câu chuyện tài chính tranh cử của các ứng viên. Trong đó, mục tiêu cao nhất là hạn chế sự lũng đoạn của những “kẻ có tiền”, ở đây thường là các tập đoàn, ngân hàng lớn, các nghiệp đoàn đối với ứng cử viên. Theo đó, có ba nguyên tắc chính điều chỉnh luật tài trợ tranh cử Liên bang, áp dụng cho tất cả các cuộc bầu cử Tổng thống và Quốc hội: Một là công khai tài chính, hai là cấm một số nguồn tài trợ, ba là hạn chế một số nguồn tài trợ.
Tuy nhiên, quy định là vậy nhưng thực tế, vẫn không tránh khỏi chuyện đã có những gương mặt đại gia thường xuyên có mặt trong các cuộc tài trợ tranh cử. Theo điều tra của tờ New York Times, rất nhiều cuộc bầu cử Tổng thống tại Mỹ đã có sự vào cuộc của cái gọi là “những gia tộc giàu có, những gia đình da trắng, có lịch sử lâu đời”. Đây cũng chính là những gia tộc kinh doanh trong lĩnh vực tài chính và dầu mỏ, đóng vai trò quyết định tới toàn bộ nền kinh tế Mỹ trong những thập niên qua, đồng thời cũng chính là những đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất từ các chính sách của chính quyền Mỹ. Tuy nhiên, không phải ứng viên Tổng thống nào cũng nhận được sự ủng hộ và thiện cảm cùng sự quyên góp của giới siêu giàu này. Bà Hillary Clinton từng là ứng viên duy nhất của đảng Dân chủ nhận được sự ủng hộ lớn từ giới nhà giàu của Mỹ vốn chỉ ủng hộ đảng Cộng hòa. Điều này có được có lẽ bởi danh tiếng lớn của chồng bà, cựu Tổng thống Bill Clinton, cùng mức độ danh giá của dòng họ Clinton.
Vô số những khoản chi
Lại thêm một câu hỏi chắc chắn sẽ được đặt ra là: tiền nhiều thế để làm gì? Các ứng cử viên chạy đua vào Nhà trắng tiêu tiền kiểu gì mà nhiều thế?
Câu trả lời được các chuyên gia, nhà quan sát đưa ra là: có vô số thứ để các ứng cử viên phải chi, chứ không chỉ là chuyện thích chi hay không. Trong đó, khoản tiền lớn nhất được cho là chi cho quảng cáo (trên các kênh truyền hình, radio, báo giấy, báo mạng, apphich trên đường phố...), chi trả lương cho nhân viên, chi phí đi lại, tư vấn, gây quỹ, tổ chức sự kiện, chi phí cho thực phẩm. Báo Mỹ cách đây mấy năm đã từng lan truyền câu chuyện trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2016, bà Hillary đã phải chi khoảng 66 triệu USD cho việc vận hành bộ máy truyền thông quảng bá, chi phí quảng cáo khoản này. Khoản chi tốn kém thứ hai của bà Hillarry là trả lương cho bộ máy vận hành chiến dịch tranh cử lên tới 800 người ăn lương với chi phí lên tới 5,5 triệu USD/tháng. Cũng thời điểm đó, ông Trump còn mạnh tay hơn khi chi tới 23 triệu USD cho tiền quảng cáo chỉ trong vòng một tháng. Còn theo thống kê cuộc chạy đua vào Nhà Trắng của ông Barack Obama năm 2008, trong tổng số tiền 1 tỷ USD chi phí thời điểm đó, ông Obama đã phải chi tới 435 triệu USD cho chiến lược quảng cáo trên các kênh truyền hình, radio, báo giấy, các trang mạng, áp phích trên đường phố; 65 triệu USD cho nguồn nhân lực phục vụ trong suốt chiến dịch; 61 triệu USD cho đi lại bao gồm 45 triệu USD dành cho máy bay; 54 triệu USD cho điều hành; 34 triệu USD cho tổ chức sự kiện; 30 triệu USD cho tiếp thị qua điện thoại; 28 triệu USD cho các cuộc thăm dò….
Những khoản chi đầy đắt đỏ nhưng khi ông Barack Obama về đích thành công thì đó âu cũng là sự đầu tư đáng giá. Tuy nhiên, như một lẽ đương nhiên, không ai có thể đảm bảo chắc được mọi sự đầu tư, mọi khoản chi đều hợp lý hoàn toàn, cho dù bên cạnh các ứng viên luôn là ê-kíp tư vấn hùng hậu. Như chuyện ông Trump từng bị phê phán khi “vung tay quá trán” chi tới 11 triệu USD chỉ để cho một quảng cáo Super Bowl không mấy hiệu quả. Thế nhưng, ai mà có thể tính hết được mọi điều…
(CLO) Chiều ngày 22/11, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về Hội và nâng cao chất lượng tham mưu trong công tác văn phòng của Hội Nhà báo khu vực phía Bắc.
(CLO) Hàng trăm tài liệu, cổ vật có niên đại cách ngày nay hơn 2.000 năm, phản ánh sự hình thành và phát triển của nền văn hóa Đông Sơn trên đất Vĩnh Phúc.
(CLO) Ngày 22/11, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã có Quyết định xử phạt Công ty cổ phần chứng khoán SmartInvest gần 1,4 tỷ đồng vì hàng loạt vi phạm.
(CLO) Bất chấp những thách thức từ cuộc chiến tranh xâm lược của Nga, kinh tế Ukraine đã tăng trưởng 4.2% trong 10 tháng đầu năm 2024 so với cùng kỳ năm ngoái, theo thông báo của Bộ Kinh tế Ukraine vào ngày 18 tháng 11.
(CLO) Triều Tiên và Nga vừa ký kết một thỏa thuận mới nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế sau các cuộc hội đàm tại Bình Nhưỡng trong tuần này, theo Thông tấn xã Trung ương Triều Tiên (KCNA).
(CLO) Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lào Cai vừa phối hợp với Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 thực hiện điều tra, phỏng vấn sâu người dân vùng lũ lịch sử gây chết và mất tích nhiều người ở xã Phúc Khánh.
(CLO) Trong những tuần gần đây, các hãng sản xuất ô tô lớn trên thế giới đã liên tiếp công bố kế hoạch cắt giảm nhân sự và đóng cửa nhà máy khi họ chật vật tìm kiếm lợi nhuận từ các dòng xe điện (EV) và đối mặt với làn sóng cạnh tranh từ những sản phẩm giá rẻ hơn.
(CLO) Chính quyền Tổng thống Joe Biden vừa thông báo với Quốc hội kế hoạch xóa 4,65 tỷ USD khoản nợ mà Ukraine đang gánh chịu, theo một bức thư do Bloomberg News thu thập được.
(CLO) Ngày 22/11, Toà án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh mở phiên toà sơ thẩm xét xử các bị cáo: Xeng và Sisavanh Yongyaerlor (cùng SN 1988, trú huyện Khăm Cợt, tỉnh Bolikhămxay, Lào) về tội “Vận chuyển trái phép chất ma túy”.
(CLO) Ngày 22/11, tại Nhà Thái Học thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đã diễn ra Vòng Chung kết Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
(CLO) Ngày 22/11, Hội môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) đã công bố Bộ Quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp mới nhằm nâng cao uy tín, chất lượng và trách nhiệm của môi giới.
(CLO) Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND ngày 22/11/2024 về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
(CLO) Tỉnh Lai Châu cam kết tạo mọi thuận lợi để hỗ trợ các doanh nghiệp khai thác du lịch với mục tiêu "doanh nghiệp phát tài - Lai Châu phát triển''.
(CLO) Ngày 22/11, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông và lãnh đạo các sở, ngành thành phố đi kiểm tra tiến độ thi công và thực hiện Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá.
(CLO) Những trích đoạn từ cuốn hồi ký sắp xuất bản của cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel đề cập đến mọi thứ, từ cuộc xung đột ở Ukraine cho đến Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
(CLO) Ngày 22/11, Thủ tướng Viktor Orban cho biết ông sẽ mời Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đến thăm Hungary, đồng thời đảm bảo rằng lệnh bắt giữ ông Netanyahu của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) sẽ "không được thực hiện".
(CLO) Nga tuyên bố các hệ thống phòng không hiện đại trên thế giới, bao gồm của Mỹ và châu Âu, không thể đánh chặn loại tên lửa đạn đạo mới Oreshnik mà nước này vừa phóng vào thành phố Dnipro ở miền trung Ukraine.
(CLO) Quốc hội Ukraine đã hoãn phiên họp dự kiến diễn ra vào ngày 22/11 và có thể sẽ kéo dài vì lo ngại về an ninh, trong bối cảnh chiến sự với Nga đang leo thang nguy hiểm.
(CLO) Ít nhất 42 người, bao gồm 6 phụ nữ, đã thiệt mạng và 20 người khác bị thương trong một vụ tấn công bằng súng tại quận Kurram, thuộc tỉnh Khyber Pakhtunkhwa, Pakistan vào thứ Năm (21/11).
(CLO) Các cuộc không kích của Israel đã khiến 82 chiến binh thiệt mạng tại thành phố Palmyra, Syria, bao gồm các tay súng đến từ Iraq và Lebanon, theo Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR) thông báo vào thứ Năm (21/11).
(CLO) Giới chức Hồng Kông (Trung Quốc) mới đây cho biết, một tổ chức ở đặc khu này đã điều hành đường dây mại dâm thông qua các nền tảng mạng xã hội, quảng bá các diễn viên phim người lớn Nhật Bản để thu hút khách hàng.
(CLO) Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã chỉ trích Mỹ vì làm gia tăng căng thẳng, cho rằng Bán đảo Triều Tiên đang đối mặt với nguy cơ chiến tranh hạt nhân cao chưa từng có khi đến thăm triển lãm quốc phòng Triều Tiên.
(CLO) Israel đã tiến hành một loạt các cuộc không kích vào Dải Gaza khiến gần 90 người thiệt mạng, trong đó có nhiều trẻ em đang ngủ, sau khi Mỹ một lần nữa phủ quyết nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc yêu cầu ngừng bắn.