(CLO) Trong tháng 6/2022, tỉnh Bến Tre sẽ tổ chức nhiều hoạt động hướng đến kỷ niệm 200 năm ngày sinh danh nhân Nguyễn Đình Chiểu.
Ngày 20/6, UBND tỉnh Bến Tre họp báo công bố về Lễ kỷ niệm 200 năm Ngày sinh danh nhân Nguyễn Đình Chiểu (1/7/1822 - 1/7/2022), 30 năm Ngày hội truyền thống văn hoá tỉnh Bến Tre (1/7/2022).
Buổi họp báo được tổ chức bằng hình thức trực tiếp đồng thời kết nối trực tuyến với điểm cầu Hà Nội.
Theo UBND tỉnh Bến Tre, dự kiến vào tối 30/6, tại Di tích quốc gia đặc biệt Mộ và Khu lưu niệm Nguyễn Đình Chiểu (xã An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre) sẽ diễn ra lễ kỷ niệm 200 năm Ngày sinh danh nhân Nguyễn Đình Chiểu; 30 năm Ngày hội truyền thống văn hóa tỉnh Bến Tre.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Nguyễn Thị Bé Mười phát biểu tại buổi họp báo. Ảnh: SGGP
Lễ kỷ niệm dự kiến có khoảng 1.000 đại biểu là lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các ban, bộ, ngành Trung ương, đại diện tổ chức UNESCO, Đại sứ, Tổng Lãnh sự một số nước; lãnh đạo một số tỉnh, thành phố, lãnh đạo và nhân dân tỉnh Bến Tre.
Sau phần lễ là chương trình nghệ thuật đặc sắc tái hiện cuộc đời và sự nghiệp danh nhân Nguyễn Đình Chiểu với sự tham gia của các diễn viên, nghệ sĩ, nghệ nhân trong và ngoài nước.
Trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 200 năm Ngày sinh danh nhân Nguyễn Đình Chiểu, dịp này, tỉnh Bến Tre sẽ tổ chức nhiều hoạt động như: Phối hợp các tỉnh, thành tổ chức hành trình "Theo bước chân cụ Đồ"; hội diễn "Tiếng hát hẹn hò 9 dòng sông"; xác lập kỷ lục thế giới 222 món ăn từ dừa; xác lập kỷ lục Việt Nam, kỷ lục thế giới quyển sách thư pháp khổ lớn "Nguyễn Đình Chiểu thi tuyển"; hội thảo khoa học quốc tế "Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu trong thời đại ngày nay"; trưng bày "Nguyễn Đình Chiểu, cuộc đời và sự nghiệp"…
Tại buổi họp báo, đại diện tỉnh Bến Tre thông tin, UNESCO đã chính thức thông qua hồ sơ khoa học danh nhân Nguyễn Đình Chiểu trong danh sách các danh nhân văn hóa và sự kiện lịch sử có tầm vóc quốc tế, niên khóa 2022 - 2023.
Theo đó, UNESCO khẳng định, Nguyễn Đình Chiểu là một nhà văn hóa, nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam; tấm gương vượt qua nghịch cảnh và theo đuổi lý tưởng học tập suốt đời.
Ngoài sáng tác thơ văn, ông còn là một nhà giáo được người đời quý mến về tài năng, đức độ; trọn đời dốc lòng dạy dỗ, truyền thụ cho môn sinh đạo làm người, đạo lý truyền thống của dân tộc. Điều đáng khâm phục nữa là khi bị mù, Nguyễn Đình Chiểu mới học làm thuốc và trở thành một thầy thuốc giỏi, một lương y tinh thông về y lý phương Đông và y lý Việt Nam. Có thể nói, trên thế giới hiếm có danh nhân nào thành đạt trên cả 3 lĩnh vực đồ sộ như Nguyễn Đình Chiểu: Thơ văn, Thầy giáo, Thầy thuốc.
Nguyễn Đình Chiểu (tự Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai), sinh tại làng Tân Khánh, huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định (nay thuộc TP HCM). Ông để lại cho hậu thế khối lượng thơ văn khá lớn và giá trị với nhiều tác phẩm văn chương bất hủ, chủ yếu bằng chữ Nôm.
Trước khi thực dân Pháp xâm lược, Nguyễn Đình Chiểu có truyện Lục Vân Tiên, Dương Từ - Hà Mậu. Sau khi thực dân Pháp xâm lược, Nguyễn Ðình Chiểu viết một loạt tác phẩm nhằm khích lệ tinh thần chiến đấu hy sinh của nhân dân và biểu dương những tấm gương anh hùng, nghĩa sĩ như: Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế Trương Ðịnh, Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh…
Một số hoạt động kỷ niệm 200 năm ngày sinh danh nhân Nguyễn Đình Chiểu trên cả nước:
Học sinh Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu (tỉnh Đồng Nai) tham quan tìm hiểu về danh nhân văn hóa Nguyễn Đình Chiểu tại Vườn tượng Danh nhân Văn hóa Trấn Biên ở TP Biên Hòa. Ảnh: L.Na
Các đại biểu tỉnh Bến Tre dự lễ xuất quân "Hành quân theo bước chân cụ Đồ". Ảnh: Nhật Trường
Một cảnh trong tác phẩm nhạc kịch “Tiên Nga” do sân khấu IDECAF chuyển thể từ truyện thơ của Thi hào Nguyễn Đình Chiểu. Ảnh: kichidecaf
Các đại biểu tham quan triển lãm Danh nhân văn hóa Nguyễn Đình Chiểu - cuộc đời và sự nghiệp. Ảnh: SGGP
(CLO) Ban quản lý dự án Thăng Long vừa đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu số 5-XL, nằm trong phương án điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu gói thầu số 5-XL, 6XL, 26, 27, 28 của cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây.
(CLO) Theo nhà báo Phùng Văn Hiệp: “Trí tuệ nhân tạo (AI) không có giới hạn tuổi tác, chỉ có giới hạn về tư duy và tinh thần sẵn sàng học hỏi… AI không thay thế người làm truyền hình mà giúp nâng tầm sự sáng tạo của người làm truyền hình”.
(CLO) Chiều 4/4, tại buổi đối thoại với các hộ kinh doanh dịch vụ ven biển Cửa Lò, ông Lê Sỹ Chiến – Phó Chủ tịch UBND thành phố Vinh (Nghệ An) – khẳng định thành phố sẽ chấm dứt hoàn toàn việc cho thuê bãi biển để kinh doanh các dịch vụ như ăn uống, tắm tráng, check-in… từ mùa du lịch năm 2025.
(CLO) Công an tỉnh Bạc Liêu vừa ra quyết định xử phạt hành chính đối với Võ Minh Trung (sinh năm 1990, trú tại xã Long Hòa, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre) vì hành vi sử dụng mạng xã hội đăng tải thông tin sai sự thật, xúc phạm uy tín khu di tích lịch sử – văn hóa Nhà công tử Bạc Liêu.
(CLO) Ngày 4/4 tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý cho Dự thảo Nghị định quy định về khuyến khích phát triển văn học Việt Nam.
(CLO) Liên minh Tự do Dân sự Mới (NCLA) - một nhóm luật sư bảo thủ tại Mỹ - đã đệ đơn kiện nhằm ngăn chặn việc Tổng thống Donald Trump áp thuế đối với hàng nhập khẩu, với lý do ông đã vượt quá thẩm quyền của mình.
(CLO) Taliban đang điều tra lời khẳng định của một cụ ông người Afghanistan rằng cụ đã… 140 tuổi. Nếu được xác minh, cụ sẽ trở thành người già nhất thế giới.
(CLO) Việt Nam vẫn chưa có chính sách bảo vệ người thuê nhà. Đa số các hợp đồng thuê ở Việt Nam đều có thời hạn ngắn (6-12 tháng) và không có ràng buộc về điều kiện và mức tăng giá.
(CLO) Dragon Capital cho rằng: Việc các mức thuế 46% có được duy trì hay không có thể phụ thuộc vào khả năng của Việt Nam trong việc giảm thiểu hiệu quả các vấn đề trung chuyển hàng hoá.
(CLO) Một YouTuber người Mỹ vừa bị bắt ở Ấn Độ vì cố tình đột nhập để quay video về nơi sinh sống của một trong những bộ tộc biệt lập nhất thế giới trên đảo Bắc Sentinel.
(CLO) Sau 90 phút thi đấu đầy kịch tính và hấp dẫn, đội tuyển U17 Việt Nam có kết quả hoà với tỷ số 1-1 trước U17 Australia ở trận ra quân tại vòng chung kết (VCK) U17 châu Á 2025.
(CLO) Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay nghỉ dài 5 ngày nên tỉnh Lào Cai đã chỉ đạo tổ chức nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật và vui chơi giải trí phục vụ du khách tới thăm địa phương trong dịp này.
(CLO) Ngày 4/4 tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý cho Dự thảo Nghị định quy định về khuyến khích phát triển văn học Việt Nam.
(CLO) Toạ lạc tại phố Hàng Mắm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), một quán cà phê tên Hidden Gem Coffee với không gian ấn tượng khi đồ vật bên trong đa phần là đồ cũ được tái chế, thu hút nhiều các bạn trẻ và du khách quốc tế tới tham quan, thưởng thức đồ uống. Đặc biệt, nơi đây còn được ví như "ốc đảo biệt lập giữa thủ đô".
(CLO) Logo có gam màu đỏ làm chủ đạo thể hiện nhiệt huyết cách mạng, lòng dũng cảm, kiên cường, tinh thần đoàn kết; màu xanh dương thể hiện cho hòa bình, hạnh phúc…
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950-2025), sáng 4/4 tại Hà Nội, không gian nghệ thuật mang tên ông (do gia đình vận hành) cùng Gallery 39 phối hợp tổ chức triển lãm mang tên “Gốm Thiệp”, nhằm giới thiệu đến công chúng Thủ đô hơn 200 tác phẩm tranh trên gốm, lấy cảm hứng từ con người và văn chương Nguyễn Huy Thiệp.
(CLO) Ngày 3/4 tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức Hội thảo quốc tế "Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", nhằm xin ý kiến chuyên gia về Đề án "Quốc tế hóa văn hóa Việt Nam và Việt Nam hóa văn hóa quốc tế".
(NB&CL) Với sự trọng thị thơ ca, với đức khiêm nhường và sự chân thành, Thuận Hữu luôn lảng tránh và không bao giờ nhận mình là nhà thơ khi bạn bè và các nhà thơ gọi ông là nhà thơ, cho dù ông có những bài thơ quá nhiều người thuộc như bài Những phút xao lòng.