Bệnh tay chân miệng ở TP HCM có dấu hiệu tăng nhanh

Thứ bảy, 25/05/2024 16:53 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trong 2 tuần qua, số ca mắc bệnh tay chân miệng trên địa bàn TP HCM có dấu hiệu tăng nhanh, không có ca bệnh nặng. Tuy nhiên, trên toàn khu vực phía Nam đã ghi nhận 1 ca tử vong vì bệnh này.

Ngày 25/5, Sở Y tế TP HCM thông tin về diễn biến tình hình bệnh tay chân miệng trên địa bàn. Theo đó, trong 4 tháng tháng đầu năm 2024, TP HCM có 4.471 ca mắc tay chân miệng đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế, tăng 33% so với cùng kỳ năm 2023; số ca bệnh nặng (từ độ 2b trở lên) là 40 ca và không có ca tử vong. Bệnh có dấu hiệu tăng nhanh nhưng không ghi nhận ca bệnh nặng trong 2 tuần qua.

benh tay chan mieng o tp hcm co dau hieu tang nhanh hinh 1

Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ nhỏ

Bài liên quan

Về tình hình chung của 20 tỉnh phía Nam, theo báo cáo của Viện Pasteur TP HCM, tổng số ca mắc trong 19 tuần đầu năm 2024 là 13.495 ca, tăng 33,1% so với cùng kỳ năm 2023 và tăng 55% so với trung bình cùng kỳ 5 năm trước. Số ca mắc những tuần gần đây của khu vực cũng đang gia tăng so với những tuần trước đó; đã có 1 ca tử vong. 

Sở Y tế TP HCM cho biết, hiện chưa có vaccine phòng bệnh tay chân miệng tại Việt Nam. Để phòng bệnh tay chân miệng, Sở Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng cần chủ động thực hiện theo phương châm 3 sạch: Ăn (uống) sạch, ở sạch, bàn tay và chơi đồ chơi sạch. 

Chú ý, không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám ngay tại cơ sở y tế gần nhất.

Sở Y tế luôn trong tư thế chủ động phòng chống dịch và sẵn sàng đáp ứng với các tình huống dịch bệnh tay chân miệng có thể xảy ra. Các hoạt động giám sát dịch tễ, giám sát tác nhân gây bệnh tay chân miệng được duy trì thường xuyên nhằm cung cấp dữ liệu cho việc dự báo tình hình dịch bệnh. Các kịch bản phân tuyến điều trị ca bệnh triển khai từ năm 2023 vẫn tiếp tục duy trì tại các bệnh viện trên địa bàn.

Bệnh tay chân miệng do nhóm vi-rút đường ruột (Enterovirus) gây ra, lây truyền theo đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ. Biểu hiện của bệnh có thể từ nhẹ (như nổi bóng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, loét miệng) đến nặng (tổn thương não, tim) và có thể tử vong.

Kỳ Hoa

Bình Luận

Tin khác

Dự báo thời tiết ngày 7/7: Bắc Bộ, Nam Bộ tăng nhiệt, trời nắng nóng

Dự báo thời tiết ngày 7/7: Bắc Bộ, Nam Bộ tăng nhiệt, trời nắng nóng

(CLO) Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia: Dự báo thời tiết ngày 7/7, Bắc Bộ, Nam Bộ ngày nắng, chiều tối và đêm mưa rào và dông.

Sức khỏe
Nổ bồn chứa bụi, 9 công nhân bị bỏng nặng

Nổ bồn chứa bụi, 9 công nhân bị bỏng nặng

(CLO) Vào chiều 6/7, trong lúc làm vệ sinh hệ thống hút bụi gỗ đã xảy ra nổ bồn cầu chứa bụi khiến 9 công nhân bỏng nặng.

Sức khỏe
Bộ Y tế giải đáp nhiều vấn đề thắc mắc liên quan đến đấu thầu mua sắm thuốc

Bộ Y tế giải đáp nhiều vấn đề thắc mắc liên quan đến đấu thầu mua sắm thuốc

(CLO) Một thời gian dài, tình trạng bệnh viện thiếu thuốc là vấn đề nóng xảy ra tại một số bệnh viện, điều này có liên quan đến các quy định về đấu thầu mua sắm thuốc, những bất cập trong mua sắm đã được đặt ra và giải đáp vào ngày 5/7.

Sức khỏe
Bé gái 7 tuổi phát hiện dậy thì sớm khi ngực phát triển to bất thường

Bé gái 7 tuổi phát hiện dậy thì sớm khi ngực phát triển to bất thường

(CLO) Bé gái 7 tuổi, cao 1,2m, nặng gần 27kg, ngực phát triển to bất thường, được bác sĩ tiêm hormone kìm hãm dậy thì sớm.

Sức khỏe
Vì sao nghỉ hè trẻ em lại bị cận nhiều?

Vì sao nghỉ hè trẻ em lại bị cận nhiều?

(CLO) Thông tin từ Bệnh viện Nhi Trung ương, có hiện tượng trẻ đến thăm khám về các tật khúc xạ tăng, điều này xuất phát từ thói quen sức khỏe.

Sức khỏe