Biden triệu tập hơn 100 quốc gia dự hội nghị thượng đỉnh dân chủ thế giới

Thứ năm, 09/12/2021 15:11 PM - 0 Trả lời

(CLO) Tổng thống Joe Biden, người vừa nhậm chức trong cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất trong nhiều thập kỷ của Mỹ, đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh về dân chủ vào thứ Năm (9/12) với đại diện của hơn 100 quốc gia tham dự.

Sự kiện, diễn ra theo hình thức liên kết video trực tuyến do các hạn chế đi lại trong bối cảnh đại dịch diễn biến phức tạp, khi các nhà lãnh đạo Mỹ coi đây là cuộc đấu tranh giữa các nền dân chủ và các chế độ chuyên quyền hoặc độc tài hùng mạnh.

biden trieu tap hon 100 quoc gia du hoi nghi thuong dinh dan chu the gioi hinh 1

Tổng thống Biden phát biểu khai mạc hội nghị thượng đỉnh dân chủ thế giới, tại Nhà Trắng - Ảnh: AP

Hội nghị thượng đỉnh dân chủ thế giới diễn ra vào thứ Năm và thứ Sáu (9-10/12). Tổng thống Biden phát biểu khai mạc hội nghị tại Nhà Trắng và được kết nối với đại diện từ 100 chính phủ, cũng như các tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp tư nhân, tổ chức từ thiện và cơ quan lập pháp.

Nhưng thực tế là Biden tiếp tục phải đối mặt với thách thức gây sốc đối với các chuẩn mực dân chủ của Mỹ từ cựu Tổng thống Donald Trump và nỗ lực của ông để lật ngược cuộc bầu cử năm 2020 tạo ra một bối cảnh khó khăn cho hội nghị thượng đỉnh.

Thậm chí trước khi những người tham dự hội nghị thượng đỉnh có thể góp mặt, căng thẳng bùng phát chỉ đơn giản là ai nên và ai bị gạt khỏi danh sách tham dự.

Trung Quốc và Nga, những nước mà Tổng thống Biden coi là nằm trong nhóm chuyên quyền đã không góp mặt, điều mà những nước này nói là sẽ gây ra một "rạn nứt" về ý thức hệ.

"Không quốc gia nào có quyền đánh giá bối cảnh chính trị rộng lớn và đa dạng của thế giới bằng một thước đo duy nhất", đại sứ Anatoly Antonov của Nga và Qin Gang của Trung Quốc đã viết trong một bài luận chung vào tháng trước.

Quyết định khi nào các quốc gia khác nên bị loại khỏi hội nghị thượng đỉnh vì vi phạm nhân quyền hoặc gian lận phiếu bầu vẫn chưa bớt căng thẳng.

Chẳng hạn, Pakistan và Philippines tham gia, trong khi chính phủ theo chủ nghĩa dân tộc và là thành viên EU là Hungary không tham gia. Tổng thống cánh hữu của Brazil Jair Bolsonaro được mời tham dự, trong khi nhà lãnh đạo của thành viên NATO, Thổ Nhĩ Kỳ, Recep Tayyip Erdogan, không được nhắc tên.

Vấn đề dân chủ tại nước Mỹ

Tuy nhiên, yếu tố khó xử nhất đối với hội nghị thượng đỉnh là thực tế ông Biden vẫn đang đấu tranh để khôi phục niềm tin vào nền dân chủ ở trong nước, chứ chưa nói đến ở phía bên kia thế giới.

Ông Trump từ chối công nhận kết quả của cuộc bầu cử năm 2020, trong khi thực tế Tổng thống Biden đã đánh bại ông.

Với sự giúp đỡ của các hãng truyền thông đồng cảm, bao gồm cả Fox News, cựu tổng thống Đảng Cộng hòa tiếp tục tung tin dối trá về hành vi lừa đảo tới hàng chục triệu người ủng hộ ông.

Và với những làn sóng chấn động từ cuộc tấn công vào Quốc hội ngày 6 tháng 1 bởi những người ủng hộ Trump vẫn còn vang dội, ngày càng có nhiều lo ngại về cuộc bầu cử lập pháp năm 2022 và cuộc bỏ phiếu tổng thống năm 2024, trong đó ông Trump đang có dự định tái tranh cử.

Bruce Jentleson, giảng viên khoa học chính trị tại Đại học Duke, cho biết hội nghị thượng đỉnh dân chủ thế giới "không bao giờ là một ý tưởng hay".

"Các vấn đề của chúng tôi ở đây tồi tệ hơn nhiều so với bất kỳ nền dân chủ phương Tây nào khác. Chúng tôi đã từng bị tấn công tòa nhà Quốc hội của mình, một cuộc đảo chính có chủ đích. Chúng tôi chưa từng thấy điều đó xảy ra ở Paris, tại Bundestag, hoặc tại trụ sở EU ở Brussels", ông nói.

"Nếu chúng tôi muốn cạnh tranh, chúng tôi phải cố gắng hết sức và điều đó thực sự phụ thuộc vào chúng tôi trong nước hơn là bằng cách nào đó tập hợp 100 nhà lãnh đạo lại với nhau và nói: Chúng tôi thích dân chủ".

Chấn Phong

Bình Luận

Tin khác

Trẻ em Gaza ước ao về những ngày đi học trước xung đột

Trẻ em Gaza ước ao về những ngày đi học trước xung đột

(CLO) Thời gian học tập, vui chơi bên bạn bè của trẻ em Gaza đã biến mất kể từ khi xung đột Israel - Hamas nổ ra 6 tháng trước. Với các em, những điều tưởng như bình thường đó giờ lại là nỗi ước ao mịt mờ.

Thế giới 24h
Thiếu hụt tên lửa, Ukraine chuyển sang sử dụng khinh khí cầu tấn công Nga

Thiếu hụt tên lửa, Ukraine chuyển sang sử dụng khinh khí cầu tấn công Nga

(CLO) Lực lượng phòng không Nga tuyên bố đã bắn hạ 5 khinh khí cầu của Ukraine trong đêm ngày 17/4. Đây là dấu hiệu cho thấy đang có sự thay đổi về phương thức chiến đấu của Kiev trong cuộc xung đột với Nga, nhất là trong bối cảnh họ đang thiếu hụt tên lửa do nguồn viện trợ từ Mỹ bị đình trệ.

Thế giới 24h
Triều Tiên và Belarus thắt chặt quan hệ ngoại giao

Triều Tiên và Belarus thắt chặt quan hệ ngoại giao

(CLO) Các lãnh đạo Triều Tiên đã đón tiếp phái đoàn đến từ Belarus và cam kết tăng cường hợp tác hỗ trợ lẫn nhau trên trường quốc tế trong các cuộc hội đàm diễn ra vào thứ Năm (18/4), theo hãng thông tấn KCNA đưa tin.

Thế giới 24h
Hệ thống phòng thủ của Israel hiệu quả nhưng chi phí cao

Hệ thống phòng thủ của Israel hiệu quả nhưng chi phí cao

(CLO) Hệ thống phòng không lỗi thời khiến Iran dễ bị Israel tấn công nếu Thủ tướng Benjamin Netanyahu quyết định phớt lờ áp lực toàn cầu để trả đũa trực tiếp bằng loạt tên lửa và máy bay không người lái.

Thế giới 24h
Hơn 100 người biểu tình ủng hộ Palestine bị bắt ở New York, gồm cả nhà báo

Hơn 100 người biểu tình ủng hộ Palestine bị bắt ở New York, gồm cả nhà báo

(CLO) Hơn 100 người biểu tình ủng hộ Palestine đã bị bắt hôm 17/4 trong khuôn viên Đại học Columbia (New York, Mỹ), sau khi cảnh sát New York giải tán một khu trại do sinh viên dựng lên để biểu tình chống lại hành động của Israel ở Gaza.

Thế giới 24h