(CLO) Biến đổi khí hậu đã trở thành vấn đề cấp bách trên toàn cầu. Và rất kịp thời khi biến đổi khí hậu đang trở nên dễ nhận biết hơn bao giờ hết, Hội thảo Quốc tế về tác động của Biến đổi khí hậu tới nhóm dễ bị tổn thương đã diễn ra tại Việt Nam.
Biến đổi khí hậu và quyền con người
Vấn đề biến đổi khí hậu đang nhận được sự quan tâm của toàn cầu. Thậm chí từ lâu nó đã được Liên Hợp Quốc xem như mối đe dọa lớn nhất của loài người trong thế kỷ 21. Và Việt Nam chính là một trong những quốc gia được đánh giá sẽ phải chịu rất nhiều tác động cực đoan nhất bởi biến đổi khí hậu. Đó là lý do một hội thảo quốc tế về biến đổi khí hậu đã được Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp cùng với Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức tại khách sạn Hyatt Regency West Hanoi, Hà Nội vào ngày 29/7.
Khi biến đổi khí hậu diễn ra, nó tác động đến mọi mặt của đời sống, mọi khu vực, mọi quốc gia và đặc biệt mọi cá nhân trên thế giới, không phân biệt tầng lớp. Tuy nhiên, sẽ những nhóm người sẽ phải chịu tác động nặng nề hơn. Đó chính là trọng tâm của Hội thảo Quốc tế về Biến đổi khí hậu diễn ra tại Hà Nội vào ngày 29/7, với nội dung chính là: “Tác động của Biến đổi khí hậu tới việc thụ hưởng quyền của các nhóm dễ bị tổn thương”.
Cuộc thảo luận có sự góp mặt của rất nhiều bộ ngành của Việt Nam, đại diện cấp cao của Liên Hợp Quốc, cho đến đại diện từ các tổ chức quốc tế và đại diện của các quốc gia đang phải chịu tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu, như Phillippines, Indonesia, Mexico và đặc biệt Ai Cập - quốc gia sẽ tổ chức Hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc 2022 (COP 27).
Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Đỗ Hùng Việt, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, cũng đã xác định rõ “Biến đổi khí hậu không chỉ là thách thức quốc tế mà còn là một trong những thách thức lớn trong hiện thực hoá khát vọng phát triển đất nước của Việt Nam, bởi vì Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, thường xuyên đối mặt với bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt, hạn hán và những năm gần đây”.
Như vậy, Việt Nam đã xác định biến đổi khí hậu chính là một vấn đề lớn, trong đó việc bảo vệ quyền lợi của nhóm dễ bị tổn thương sẽ rất được chú trọng, là một trọng tâm của cuộc chiến chống, giảm thiểu và thích ứng với các tác động của biến đổi khí hậu trong thời gian tới.
“Với chủ trương lấy ‘nhân dân làm trung tâm, chủ thể’, Việt Nam quan tâm đặc biệt đến vấn đề bảo đảm quyền con người trong ứng phó với biến đổi khí hậu. Các nội dung về bảo đảm quyền con người trong chính sách, pháp luật về biến đổi khí hậu ở Việt Nam cũng được xây dựng trên cơ sở nội luật hóa các điều ước quốc tế liên quan đến biến đổi khí hậu mà Việt Nam là thành viên”, ông Đỗ Hùng Việt cho biết thêm trong bài phát biểu của mình.
Cũng trong hội thảo, trước sự góp mặt của nhiều đại diện đến từ các tổ chức hàng đầu thế giới, như Liên Hợp Quốc và Liên minh châu Âu, ông Đỗ Hùng Việt một lần nữa khẳng định cam kết của Việt Nam trong việc phối hợp với thế giới chống biến đổi khí hậu. Theo ông Đỗ Việt Hùng, Việt Nam quyết tâm triển khai các cam kết tại Hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc 2021 (COP 26), trong đó cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Việc thực hiện các cam kết khí hậu cũng chính là một minh chứng cho thấy Việt Nam rất quan tâm tới quyền con người. Như đã nói, biến đổi khí hậu sẽ tác động rất lớn tới các nhóm dễ bị tổn thương. “Đây là minh chứng cho chủ trương nhất quán của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người cũng như việc triển khai thực hiện các cam kết về quyền tự do cơ bản của con người, bao gồm quyền tham gia và thông tin, minh bạch, trách nhiệm, bình đẳng và không phân biệt đối xử trong các nỗ lực giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu”, ông Đỗ Việt Hùng cho biết trong hội thảo.
Vấn đề của thế giới, vấn đề của Việt Nam
Tại hội thảo, bà Kanni Wignaraja, Trợ lý Tổng Thư ký LHQ và Giám đốc Khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã “đánh giá cao vai trò lãnh đạo của Bộ Ngoại giao và Chính phủ Việt Nam tại Khóa họp lần thứ 50 của Hội đồng Nhân quyền LHQ tại Geneva, trên cương vị là đồng tác giả, cùng Bangladesh và Philippines, nghị quyết mới về quyền con người và biến đổi khí hậu đã được Hội đồng thông qua”.
Trước sự cam kết mạnh mẽ của Việt Nam, bà Pauline Tamesis, Điều phối viên thường trú của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, cũng tỏ ra rất tin tưởng Việt Nam sẽ hạn chế được các tác động của biến đổi khí hậu, cũng như một lần nữa xác nhận rằng Việt Nam chính là một trong những quốc gia chịu tác động lớn nhất từ biến đổi khí hậu.
“Việt Nam là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất trên thế giới trước biến đổi khí hậu và thiên tai. Các tác động rất nặng nề khi mức thiệt hại là 3,2% GDP vào năm 2020. Uớc tính biến đổi khí hậu có thể làm giảm thu nhập quốc dân tới 3,5% vào năm 2050”, bà Tamesis nêu ra trong bài phát biểu của mình.
Bà cũng nhấn mạnh thêm rằng trong bối cảnh chung đó, Việt Nam nên cần phải có nhiều sự hỗ trợ đặc biệt hơn đối với những đối tượng bị tổn thương nhất, những “người có cuộc sống và sinh kế bị ảnh hưởng nhiều nhất từ các hiện tượng thời tiết cực đoan, nhiệt độ ngày một nóng lên và nước biển dâng”.
Sự quan tâm của của chính phủ Việt Nam trong việc thực thi các cam kết khí hậu, cũng như bảo vệ những nhóm người yếu thế trước tác động của khí hậu đã được thể hiện qua việc chính phủ ban hành “Kế hoạch Quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu gia đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050”.
Trong hội thảo, Bộ Tài nguyên Môi trường đã cho công bố chi tiết nội dung kế hoạch triển khai nói trên, trong đó một lần nữa xác định “Việt Nam là một trong 10 nước chịu tác động lớn nhất của biến đổi khí hậu”. Tại Đại hội XI, Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã khẳng định: “Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội và của mọi công dân”.
Đó là lý do tại sao hội thảo đã có sự góp mặt và đóng góp ý kiến thiết thực và nhiệt huyết của nhiều bộ ngành và nhiều viện nghiên cứu khác nhau, từ Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Lao động Thương binh xã hội, Viện Quyền con người, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chính Minh cho tới Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Điều đó cho thấy, biến đổi khí hậu không còn chỉ là vấn đề vĩ mô của thế giới, mà đã trở thành vấn đề cấp bách trên toàn cầu, của từng quốc gia, của từng cộng động và của từng cá nhân, đặc biệt ở một quốc gia chịu nhiều tác động như Việt Nam.
(CLO) Trở thành mái ấm của biết bao trẻ khuyết tật, thiểu năng trí tuệ, trung tâm Phúc Tuệ (phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội) đã hoạt động hơn 20 năm qua. Đây là nơi để các bạn kém may mắn được chăm sóc, dạy dỗ, thắp lên ước mơ và khát vọng.
(CLO) Đoàn công tác của Cục Quản lý Môi trường Y tế - Bộ Y tế đã có buổi làm việc với Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, nhằm đánh giá công tác triển khai tăng trưởng xanh và xây dựng nền y tế xanh, bền vững.
(CLO) Chưa từng trượt thầu kể từ khi được phê duyệt lên Mạng đấu thầu Quốc gia, Công ty TNHH An Khánh là một trong những nhà thầu được nhắc tên trong hàng loạt những gói thầu lớn trên địa bàn tỉnh Nam Định. Tuy nhiên, nhiều gói thầu có sự tham gia của công ty này đang có tỷ lệ tiết kiệm được ghi nhận ở mức thấp hoặc rất thấp.
(CLO) Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt mới đây được đánh giá là giải pháp mang tính bền vững, lâu dài.
(CLO) Ngày 22/11, chính quyền Tổng thống Joe Biden thông báo sẽ cung cấp mìn sát thương cho Ukraine khi chiến sự với Nga đang leo thang và được dự báo sẽ rất ác liệt trên chiến trường sắp tới.
(NB&CL) Giải Vô địch Bóng bàn Hội Nhà báo Việt Nam lần thứ 17 - Tranh cúp Sao Vàng 2024 sẽ diễn ra từ ngày 01 đến ngày 03 tháng 12 năm 2024 tại Nhà thi đấu Cầu Giấy tới đây. Giải đấu hứa hẹn những trận đấu hấp dẫn, những màn tranh tài đỉnh cao xen lẫn sự cổ vũ nhiệt thành từ khán giả… hứa hẹn sẽ tạo nên bầu không khí sôi nổi, thực sự là ngày hội thể thao của người làm báo.
(CLO) Thực phẩm chức năng, thuốc giảm cân là một mặt hàng nóng trên thị trường sau khi bị lực lượng chức năng phát hiện các chất cấm có trong sản phẩm. Dù các chuyên gia đã nhiều lần cảnh báo, nhưng không ít người đã phải nhập viện với tình trạng nguy kịch sau khi sử dụng các loại sản phẩm này.
(CLO) Mỏ dầu khổng lồ Johan Sverdrup đã trở lại hoạt động ở công suất tối đa sau sự cố mất điện hôm thứ hai, theo thông tin từ đại diện của tập đoàn Equinor cung cấp cho Reuters.
(CLO) Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) Phạm Tuấn Long vừa có văn bản yêu cầu chấn chỉnh công tác giải quyết, xử lý vi phạm trật tự đô thị, trật tự giao thông, trật tự công cộng; phòng ngừa sai phạm đối với lực lượng làm nhiệm vụ ở khu vực hồ Hoàn Kiếm.
(CLO) Chỉ trong 3 tháng, lực lượng Cảnh sát giao thông TP Hồ Chí Minh đã phát hiện và xử lý 45.557 trường hợp người tham gia giao thông vi phạm nồng độ cồn.
(CLO) Ngân hàng Trung Quốc (Bank of China), tổ chức tài chính lớn thứ tư của Trung Quốc về tổng tài sản, ngày càng gia tăng việc chặn các giao dịch chuyển đồng nhân dân tệ từ các quốc gia mà Nga sử dụng để nhập khẩu hàng hóa.
(CLO) Cú đánh đầu dũng mãnh của Hugo Gomes, pha đệm bóng của Alan và bàn đầu tiên của Đình Bắc đã làm nên thắng lợi 3 sao của CAHN trước Bình Định, qua đó tìm lại thói quen chiến thắng và tiến vào tốp 5 BXH LPBank V.League 2024/25.
(CLO) UBND tỉnh Bắc Ninh vừa tổ chức Hội nghị rà soát công tác triển khai tổ chức Lễ Kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
(CLO) Tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho hay, tính từ ngày 11 đến ngày 17-11 (tuần 46), tại TP ghi nhận 695 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, giảm 8,3% so với trung bình 4 tuần trước.
(CLO) Một ngày sau khi có thông tin Tổng thống Mỹ Joe Biden cho phép, Ukraine đã bắn tên lửa tầm xa ATACMS vào khu vực Bryansk, nằm cách 379 km về phía tây nam Moscow.
(CLO) Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Brazil đã ra tuyên bố của các nhà lãnh đạo vào thứ Hai (18/11), kêu gọi "hành động" giải quyết nhiều cuộc khủng hoảng mà toàn cầu đang phải đối mặt, như xung đột vũ trang, biến đổi khí hậu và các vấn đề lớn khác.
(CLO) Theo số liệu thống kê chính thức của Chính phủ Indonesia, gần 10 triệu người đã rời khỏi tầng lớp trung lưu của nước này kể từ năm 2019 cho đến nay.
(CLO) Trong nhiều năm, con người đã suy ngẫm về viễn cảnh tận thế của thế giới, gồm cả các nhà tiên tri, nhà khoa học vĩ đại cho đến các tổ chức nghiên cứu vũ trụ như NASA. Và không thể không lo lắng khi những nguy cơ mà họ đưa ra đều đang dần hiện hữu.
(CLO) Phó Tổng thống đắc cử JD Vance được coi là ứng cử viên sáng giá nhất để kế nhiệm ông Donald Trump với tư cách là ứng cử viên của Đảng Cộng hòa vào năm 2028.
(CLO) Trong chiến dịch vận động tranh cử của mình, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhiều lần cam kết sẵn sàng đàm phán với Nga nhằm hạ nhiệt những căng thẳng giữa hai quốc gia. Vậy quan hệ Nga - Mỹ sẽ có những thay đổi đáng kể dưới thời ông Trump tới đây?
(CLO) Có thể khẳng định rằng chưa bao giờ mối quan hệ Việt Nam - Mỹ tốt đẹp như hiện tại. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của Việt Nam trong chính sách Châu Á - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ. Vì thế, ngay cả với sự trở lại Nhà Trắng của Tổng thống đắc cử Donald Trump cùng khẩu hiệu “nước Mỹ trên hết”, thì bên cạnh những thách thức, một thời cơ lớn cho Việt Nam cũng sẽ được gợi mở.
(CLO) Từ chỗ thất bại trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020 và hứng chịu vô số hậu quả, ông Donald Trump đã trở lại đỉnh cao quyền lực một cách ngoạn mục khi đánh bại bà Kamala Harris trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay.
(CLO) Quyết định của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu khi sa thải Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Galant và bổ nhiệm cựu Ngoại trưởng Israel Katz thay thế ông đã đánh dấu một bước ngoặt bất ngờ trong nền chính trị nước này.
(CLO) Các đồng minh và cả đối thủ đều đã chuẩn bị cho những thay đổi về chính sách kinh tế và đối ngoại của Mỹ trong 4 năm tới sau khi ông Donald Trump chiến thắng trong cuộc đua Nhà Trắng.