(CLO) Ingrid Coetzee nhớ lại cuộc khủng hoảng nước ở Cape Town năm 2018, khi các vòi gần như cạn kiệt và thủ đô Nam Phi trở thành thành phố lớn đầu tiên trên thế giới đối mặt với nguy cơ cạn kiệt nước.
Tại thời điểm đó, cư dân bị giới hạn chỉ được sử dụng 50 lít mỗi ngày. Để so sánh, việc giặt quần áo tốn khoảng 70 lít nước cho một lần giặt máy. “Tôi nhớ mình đã khó khăn như thế nào khi phải sống với những hạn chế nghiêm trọng đó”, bà Coetzee, chuyên gia về đa dạng sinh học, tự nhiên và sức khỏe tại Cape Town cho hay.
Người dân ở Cape Town xếp hàng đi lấy nước. Ảnh: DW
Cuối cùng, Cape Town đã tránh được khủng hoảng bằng cách đưa ra các giới hạn nghiêm ngặt về nước đối với các doanh nghiệp và cư dân. Thành phố đã tăng giá nước và tiền phạt nếu sử dụng quá mức, đồng thời làm việc với ngành nông nghiệp để giảm lượng nước tiêu thụ và giữ độ ẩm cho đất.
Bà Coetzee cho biết một chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng đã yêu cầu mọi người cắt giảm hoặc loại bỏ các hoạt động tốn nhiều nước như giặt quần áo hoặc rửa ô tô, đồng thời khuyên họ nên tắm trong thời gian ngắn hơn cũng như tái sử dụng nước tắm để xả bồn cầu.
“Nhiều chủ nhà, đặc biệt là những người có đủ khả năng chi trả, sẽ lắp đặt các bể thu nước mưa, nhưng đa phần người dân thì không thể", bà cho hay.
Tìm giải pháp thiên nhiên cho tình trạng thiếu nước
Kể từ sau hạn hán, bà Coetzee cho biết thành phố cũng đã tìm ra nhiều cách để tăng nguồn cung cấp nước bằng cách hợp tác với các cơ quan công quyền, công ty tư nhân và cộng đồng địa phương để khôi phục các khu vực lấy nước.
"Giải pháp dựa trên tự nhiên đã được áp dụng, bao gồm việc loại bỏ thảm thực vật ngoại lai xâm lấn trong các khu vực lưu vực. Biện pháp này đã chứng minh được tính hiệu quả và tiết kiệm chi phí tối ưu", bà cho hay.
Các loài xâm lấn như thông và bạch đàn hấp thụ nhiều nước hơn và hạn chế nguồn cung cấp nước của thành phố. “Những nỗ lực cho đến nay đã mang lại 55 tỷ lít nước bổ sung mỗi năm với chi phí bằng 1/10 so với các biện pháp khác", bà nói thêm.
Giải pháp này, cùng với việc mưa trở lại và các biện pháp bảo tồn, đã giúp làm đầy các đập của thành phố và giảm bớt đáng kể những lo ngại về nước, ít nhất là cho đến thời điểm hiện tại.
Nâng cao nhận thức để ngăn chặn thất thoát nước
Nhiều thành phố khác trên thế giới đã đầu tư vào các biện pháp hiệu quả để giúp tiết kiệm nước. Ví dụ, thủ đô Tokyo của Nhật Bản đã nâng cấp cơ sở hạ tầng và dựa vào việc phát hiện và sửa chữa rò rỉ kịp thời để cắt giảm một nửa lượng nước bị thất thoát từ năm 2002 đến 2012.
Ở những nơi mà nguồn cung đang bị đe dọa do biến đổi khí hậu, những nỗ lực như vậy thậm chí còn quan trọng hơn. Giống như nhiều người dân California, 3,3 triệu cư dân ở quận San Diego ở biên giới phía nam nước Mỹ giáp với Mexico đã phải đối mặt với nhiều đợt hạn hán nghiêm trọng trong 20 năm qua.
Nhưng nhờ các hạn chế về nước, giáo dục cộng đồng và đầu tư để tăng dung tích hồ chứa và lót kênh bằng bê tông để ngăn rò rỉ, khu vực này đã giảm gần 50% lượng nước sử dụng bình quân đầu người trong ba thập kỷ qua.
Cùng với các giải pháp công nghệ như nhà máy khử muối, loại bỏ muối khỏi nước biển để có thể uống được và các kế hoạch trong tương lai để lọc nước đã qua sử dụng, San Diego cho biết họ sẽ có thể đáp ứng nhu cầu địa phương cho đến ít nhất là năm 2045 mà không cần đầu tư tài chính đáng kể.
Tái chế nước ở châu Phi và châu Âu
Thủ đô Windhoek đã lắp đặt nhà máy tái chế nước đầu tiên trên thế giới vào năm 1968, biến nước thải thành nước uống an toàn sau một quy trình 10 bước bao gồm việc khử trùng và nhiều lớp lọc. Nhà máy Thu hồi Nước Goreangab đã được nâng cấp vào năm 2002 và tiếp tục cung cấp nguồn nước đáng tin cậy cho thành phố.
Tái chế nước và khử muối đã phổ biến ở những vùng khí hậu khô hạn như Trung Đông, Địa Trung Hải và Nam Á. Nhưng ở Bắc Âu, các quốc gia chưa thực sự phải lo lắng về nguồn cung cấp nước.
Bỉ và Hà Lan đang xem xét các dự án ở Antwerp và Den Haag nhằm tạo ra nước uống được từ các nguồn độc đáo. Một nhà máy ở cảng Antwerp, dự kiến khai trương vào năm 2024, sẽ xử lý nước mặn và nước thải để sử dụng cho các khu công nghiệp gần đó. Bằng cách giảm khoảng 95% mức sử dụng nước uống sạch của cảng, họ hy vọng sẽ giảm bớt áp lực đối với nguồn cung cấp nước của khu vực sau nhiều năm khô hạn.
Tại Den Haag, nhà cung cấp nước Dunea đã khởi động một dự án thí điểm để xử lý nước lợ được bơm lên từ bên dưới các đụn cát ven biển. Bằng cách thẩm thấu ngược, sử dụng áp suất cao và màng rất mịn để lọc muối và các khoáng chất khác, Dunea có thể sản xuất tới 6 tỷ lít nước uống mỗi năm. Vào năm 2020, Hà Lan đã sử dụng hết khoảng 1,3 nghìn tỷ lít nước.
Các giải pháp trong lịch sử
Vào năm 2021, Istanbul lấy ý tưởng từ thời Byzantium và Đế chế Ottoman và bắt buộc tất cả các tòa nhà mới trên các lô đất rộng hơn 1.000 mét vuông phải có bể chứa ngầm để thu và sử dụng nước mưa. Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ dự kiến sẽ áp dụng điều này trên khắp cả nước.
Bể chứa ngầm rất phổ biến trong thời đại Byzantine và Ottoman.
Ở Senegal, một số nông dân đã trồng những khu vườn hình tròn được gọi là tolou keur, giúp cây trồng chống chọi với khí hậu khô và nóng. Các luống tròn với cây thuốc ở giữa, tiếp theo là các hàng rau và một vòng ngoài gồm cây ăn quả và các loại hạt, cho phép rễ phát triển vào bên trong, giúp giữ lại lượng nước sau các trận mưa.
Ở các quốc gia như Chile và Morocco, người dân địa phương từ lâu đã giăng lưới để lấy nước bằng cách thu sương mù. Bằng cách sử dụng công nghệ và vật liệu hiện đại để cải thiện thiết kế, các nhà nghiên cứu đã có thể thu được lượng nước gấp 5 lần so với những vùng khô hạn khác.
(CLO) Dù hiện nay Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật về trụ sạc xe điện mới chỉ đang là dự thảo, tuy nhiên dự kiến có hiệu lực từ 15/6, tức là khoảng hơn 2 tháng nữa. Nhiều ý kiến cho rằng thời gian áp dụng tương đối ngắn.
(CLO) Chỉ từ 30.000 đồng, bạn đã có thể sở hữu một chiếc mũ bảo hiểm bắt mắt trên vỉa hè Hà Nội. Nhưng đằng sau mức giá “hạt dẻ” ấy là những chiếc mũ mỏng manh, sẵn sàng vỡ tan khi va chạm,
(CLO) Tin từ Cục Đường sắt (Bộ Xây dựng), dự kiến sẽ có 9 dự án đường sắt quốc gia trên toàn mạng lưới được khởi công xây dựng trong giai đoạn từ nay đến năm 2030.
(CLO) Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) thông báo hệ thống công nghệ thông tin KRX dự kiến sẽ được đưa vào vận hành chính thức từ ngày 5/5/2025. Để đảm bảo quá trình chuyển đổi hệ thống diễn ra an toàn, một số bộ chỉ số chứng khoán sẽ được điều chỉnh thời điểm hiệu lực sang ngày 28/4.
(CLO) Bốn dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021–2025 được lên kế hoạch đưa vào khai thác trong dịp lễ 30/4/2025. Tuy nhiên, khối lượng thi công còn nhiều, thời tiết bất lợi đang đặt ra thách thức lớn cho các ban quản lý dự án trong việc hoàn thành đúng tiến độ.
(CLO) Sáng 02/04/2025 (ngày 5/3 âm lịch), tại Di tích quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương, UBND huyện Thạch Thất đã long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây Phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; đồng thời kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng được công nhận Bảo vật quốc gia và khai hội chùa Tây Phương năm 2025.
(CLO) Công ty Cổ phần Bóng đá Chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) quyết định mời trọng tài FIFA người Malaysia điều hành trận đấu giữa CLB Hà Nội và Đông Á Thanh Hóa tại vòng 17 LPBank V.League 2024/25, dù trận đấu này có sự hỗ trợ của công nghệ VAR.
(CLO) Chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly” sẽ phát sóng trở lại trên VTV1 vào lúc 20h10 ngày thứ Bảy đầu tiên của mỗi tháng, bắt đầu từ ngày 5/3 tới đây.
(CLO) Bộ Xây dựng đang dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ vướng mắc cho 11 dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT.
(CLO) Ngày 2/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội XIV của Đảng họp phiên thứ ba. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Tiểu ban chủ trì hội nghị.
(CLO) Ngày 2/4, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) cho biết đang xây dựng kế hoạch điều chỉnh mức giá dịch vụ sử dụng tuyến cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây.
(CLO) Dù chưa được cấp phép khai thác khoáng sản, nhưng cả ngàn khối đất vẫn được vận chuyển ra khỏi dự án rồi đổ rải rác tại các điểm khác nhau. Vụ việc được phát hiện khi một bãi đất trống trong khu vực dân cư bỗng đầy lên bất thường.
(CLO) Báo chí trên mạng xã hội không chỉ là xu hướng mà đã trở thành điều tất yếu, đòi hỏi cách đưa tin ngắn gọn, trực quan và phù hợp với thói quen người dùng.
(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “bật đèn xanh” cho chương trình tiêm kích F-47, chiếc máy bay mà ông mô tả rằng “đáng gờm nhất từng được chế tạo”. Vậy F-47 mạnh cỡ nào, nhất là khi so sánh với so với những máy bay tàng hình mà Nga và Trung Quốc đang phát triển?
(CLO) Ngày 24/3 vừa rồi, vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Mỹ đã diễn ra tại Riyadh (Ả Rập Xê Út), nơi chứng kiến vai trò ngoại giao con thoi của Mỹ nhằm tìm kiếm tiếng nói chung giữa Nga và Ukraine.
(CLO) “Ngừng bắn” có lẽ là từ khóa được truyền thông và giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất trong những ngày gần đây. Câu hỏi được đặt ra ở đây là các bên trong cuộc xung đột sẽ kiểm soát quá trình này như thế nào?
(CLO) Việc Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng và tăng cường đầu tư vào các mỏ tại châu Phi đang làm dấy lên lo ngại ở Mỹ về nguy cơ thất thế trong cuộc đua giành khoáng sản quan trọng ở châu lục này.
(CLO) Một cuộc chiến tranh hạt nhân do AI khởi xướng nghe có vẻ giống trong phim khoa học viễn tưởng. Nhưng nhiều nhà khoa học và chính trị gia hàng đầu thế giới cho rằng không phải vậy.
(CLO) Cộng đồng quốc tế đã kỳ vọng nhiều hơn vào cuộc điện đàm thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nga so với cuộc điện đàm đầu tiên. Điều này được thúc đẩy bởi sự lạc quan trong mối quan hệ Mỹ-Nga và diễn biến các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Ukraine tại Ả Rập Xê Út.
(CLO) Trung Quốc đang nỗ lực phát triển máy bay thân rộng để cạnh tranh với Airbus và Boeing, dù kế hoạch của Bắc Kinh có thể phụ thuộc vào sự hợp tác từ các nhà quản lý và nhà cung cấp phương Tây.
(CLO) Việc tăng cường chi tiêu quốc phòng ồ ạt trên khắp châu Âu có thể đạt được những gì mà các chính phủ không làm nổi trong nhiều năm: khởi động nền kinh tế trì trệ, gieo mầm cho những đổi mới và tạo ra các ngành công nghiệp mới.
(CLO) Tư lệnh không quân Ấn Độ, Amar Preet Singh cho biết nước này cần bổ sung khoảng 400 máy bay chiến đấu để đạt quy mô 1000 chiếc. Do đó, song song với việc phát triển các tiêm kích nội địa, New Delhi sẽ mua 114 máy bay mới trong khoảng 4-5 năm tới.