(CLO) Để thấy những hậu quả kinh tế của sự nóng lên toàn cầu, Kênh đào Panama sẽ là một ví dụ sống động. Ở đó, mực nước đang giảm vì ít mưa và các chuyên gia lo ngại người tiêu dùng trên khắp thế giới có thể sẽ phải trả giá cho việc này.
Khi mưa ngày càng ít đi…
Kênh đào Panama nối Đại Tây Dương với Thái Bình Dương. Việc tạo ra con kênh này là một lợi ích to lớn cho vận chuyển toàn cầu. Trước khi kênh đào được hoàn thành, những con tàu phải đi vòng quanh cực nam của Nam Mỹ, một tuyến đường dài hơn và nguy hiểm hơn nhiều.
Những con tàu đi qua Kênh đào Panama đang bị giới hạn do mức mớn nước xuống còn 13,4 mét. Ảnh: DW
Vùng biển xung quanh Cape Horn (Mũi Sừng) đầy bão tố là nghĩa địa của những con tàu đắm trong nhiều thế kỷ. Hàng ngàn thủy thủ đã chết ở đó và vô số tàu bị mất tích. Nhưng việc đi qua Kênh đào Panama thay vì phải đi vòng quanh mũi Nam Mỹ, đã rút ngắn chuyến đi hơn 13.000 km, tiết kiệm rất nhiều tiền bạc, thời gian và sinh mạng.
Kể từ khi người Mỹ xây dựng Kênh đào Panama năm 1914 và sau đó, người Panama mở rộng tuyến đường thủy này, các chủ hàng quốc tế đã cắt giảm thời gian trên biển từ hai tháng xuống còn 10 giờ. Hơn 10 triệu tàu đã tiếp cận kênh kể từ khi Kênh đào Panama mở cửa.
Hiện tại, khoảng 6% tổng lượng hàng hải toàn cầu đi qua kênh đào, chủ yếu là từ Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản. Và con kênh cũng trở thành nguồn thu nhập lớn với Panama. Vào 2021, có 517 triệu tấn hàng hóa đi qua kênh đào, đóng góp 2,1 tỷ USD cho Kho bạc Quốc gia Panama. Con số tương ứng năm ngoái là 518 triệu tấn hàng hóa và 2,5 tỷ USD.
Nhưng hiện nay, biến đổi khí hậu đang đe dọa tuyến đường thủy quan trọng này. Kênh đào Panama sử dụng rất nhiều nước ngọt vì tàu phải đi qua hàng chục âu thuyền đưa chúng lên hoặc xuống ở độ sâu 26 mét. Mỗi khi cửa kênh mở ra, hàng triệu lít nước ngọt đổ ra biển để mực nước trong kênh giảm xuống, giúp tàu có thể tiến vào. Sau đó, người ta lại cho hàng triệu lít nước chảy vào để nâng tàu lên.
Theo công ty tư vấn Everstream, đơn vị giám sát và đánh giá chuỗi cung ứng cho các công ty quốc tế, cần khoảng 200 triệu lít nước cho mỗi con tàu đi qua Kênh đào Panama. Tuy nhiên, hiện nay người dân, các nhà bảo tồn và nhà khí tượng học đều đang quan sát thấy lượng mưa ở Trung Mỹ giảm do hậu quả của biến đổi khí hậu.
Điều đó có nghĩa là nguồn nước cho Kênh đào Panama đang ít đi. Và nếu nước ngọt chảy ra từ các âu thuyền của kênh không còn được cấp đủ lượng nước thay thế, thì những con tàu lớn sẽ ngày càng khó đi qua. Việc thiếu mưa đã buộc Kênh đào Panama phải giảm lưu lượng vận chuyển. Lần thứ 5 trong mùa hạn hán kéo dài từ tháng 1 đến tháng 5 này, Cơ quan Quản lý Kênh đào Panama (ACP) đã phải hạn chế những con tàu lớn nhất đi qua.
Mớn nước giảm xuống…
Mớn nước của tàu là khoảng cách giữa mặt nước và đáy tàu. Phép đo này xác định mực nước mà một con tàu cần để di chuyển an toàn. Nếu một con tàu chất đầy hàng hóa nặng, nó sẽ chìm sâu hơn tạo ra mớn nước lớn hơn. Mớn nước hoạt động bình thường của Kênh đào Panama là 15,24 mét.
Vào đầu tháng 5, các nhà chức trách đã đưa ra dự thảo tư vấn điều chỉnh cho các âu thuyền Neo-Panamax - thuật ngữ chỉ giới hạn kích thước của một số tàu lớn nhất đi qua kênh đào - dựa trên mực nước dự kiến. Bắt đầu từ ngày 24/5, ACP ra quy định giới hạn mớn nước cho những con tàu lớn nhất đi qua kênh đào ở mức 13,56 mét. Một tuần sau, vào ngày 30/5, con số đó lại giảm xuống còn 13,4 mét.
Ước tính cần 200 triệu lít nước đổ vào các âu thuyền để đưa một con tàu đi qua Kênh đào Panama. Ảnh: PBS
Các nhà phân tích của không mong đợi tình hình sẽ được cải thiện trong phần còn lại của năm nay. Trên thực tế, mọi thứ có thể trở nên tồi tệ hơn đối với ngành kinh doanh vận tải biển. Hapag-Lloyd, tập đoàn vận tải container lớn nhất thế giới có trụ sở tại Hamburg (Đức) và nhiều chủ hàng quốc tế khác đã đối phó bằng cách xếp ít container hơn để giảm mớn nước cho tàu của họ.
Để bù đắp cho việc mất thu nhập, Hapag-Lloyd sẽ áp dụng phụ phí 500 USD (465 euro) cho mỗi container đi qua Kênh đào Panama bắt đầu từ tháng 6 năm nay. Các chuyên gia thương mại lo ngại sự gián đoạn chuỗi cung ứng và thời gian vận chuyển lâu hơn sẽ còn ảnh hưởng nhiều hơn nữa đến giá.
Tiến sĩ Vincent Stamer, nhà phân tích của Viện Kinh tế Thế giới Kiel (Đức) nói: “Giảm tải chắc chắn là lựa chọn hàng đầu của các công ty vận tải lúc này. Họ cũng có thể sử dụng các tàu nhỏ hơn. Các giải pháp thay thế hiện vẫn chưa được thiết lập tốt trên tuyến đường giữa châu Âu và bờ biển phía tây của Mỹ”.
Giải pháp nào cho kênh đào?
Những thách thức mà Kênh đào Panama gặp phải giống với những gì đang diễn ra ở châu Âu. Mực nước thấp đã khiến các nhà chức trách phải đau đầu về vấn đề vận tải thủy trong những năm gần đây.
Mùa hè năm ngoái, sông Rhine, một huyết mạch vận chuyển nội địa quan trọng, đã ở mức thấp kỷ lục trong các đoạn. Điều này ảnh hưởng đến việc vận chuyển và giao hàng cho các nhà máy. Nó cũng khiến giá xăng và dầu sưởi tăng lên. Việc thiếu tuyết ở dãy Alps đang đe dọa tạo ra vấn đề tương tự một lần nữa trong năm nay.
Các cơ quan quản lý hàng hải đang xem xét các biện pháp đối phó với sông Rhine như đào sâu lòng sông ở một số nơi. Một giải pháp khác, tốn kém hơn nhiều, là xây dựng các đập có thể được sử dụng để duy trì hoặc tăng mực nước ở những đoạn quan trọng của sông.
Cựu Bộ trưởng Môi trường Panama, ông Emilio Sempris cho rằng bảo vệ rừng và trồng thêm cây xanh là giải pháp cực kỳ quan trọng. Ảnh: Forbes
Đối với kênh đào Panama, các giải pháp khác đang được xem xét. Chúng bao gồm các cống tiết kiệm nước sẽ thu gom nước ngọt trong các lưu vực để có thể tái sử dụng. Cuối cùng, các khả năng đang được tính đến để phát triển và khai thác các nguồn nước khác gần kênh. Ngoài ra, còn các giải pháp như xây dựng các hồ chứa và nhà máy khử mặn.
Emilio Sempris, cựu Bộ trưởng Môi trường Panama từ năm 2017 đến 2019, cho biết: “Kênh đào Panama là tuyến đường thương mại xuyên đại dương duy nhất hoạt động phụ thuộc vào nguồn nước ngọt sẵn có, khiến nó dễ bị tổn thương nhất trước tác động bất lợi của biến đổi khí hậu toàn cầu”.
Kênh đào Panama nằm giữa các khu rừng nhiệt đới của quốc gia Trung Mỹ này, nơi bao phủ 68% diện tích đất hoặc khoảng 5 triệu hecta. Con số này vào năm 1947 lớn hơn nhiều, lên tới khoảng 7 triệu hecta. Do đó, theo ông Sempris thì “không có giải pháp tự nhiên nào tốt hơn để đảm bảo nguồn nước trong lưu vực Kênh đào Panama là bảo vệ rừng và trồng thêm cây xanh”.
“Kể từ khi thông qua Thỏa thuận Paris năm 2015, Panama đã nỗ lực xây dựng các khung pháp lý và thể chế để loại bỏ dần nạn phá rừng, khôi phục độ che phủ của rừng. Rừng sẽ ngăn ngừa xói mòn đất và điều hòa chu trình nước”, ông Sempris nhấn mạnh. “Đó là lý do tại sao Panama bảo vệ rừng của mình. Nếu không, Kênh đào Panama sẽ bị ảnh hưởng và 6% lưu lượng hàng hải toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng theo”.
(CLO) Cục Thuế, Bộ Tài chính vừa có công điện gửi các Chi cục Thuế về việc gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước và gia hạn thời hạn nộp một số loại thuế, phí khác.
(CLO) Ngày 3/4, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà chủ trì họp báo.
(CLO) UBND tỉnh Hải Dương vừa ban hành kế hoạch tổ chức xét và trao Giải thưởng Báo chí Nguyễn Lương Bằng lần thứ VI (giai đoạn 2021-2025), nhằm tôn vinh những tác phẩm báo chí xuất sắc, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
(CLO) Ngày 3/4, trong không khí trang nghiêm và thành kính hướng về cội nguồn dân tộc, tỉnh Phú Thọ đã long trọng tổ chức Lễ dâng hương giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân tại Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân (núi Sim) và Lễ dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ tại Đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ (núi Vặn), thuộc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.
(CLO) Dù vượt mục tiêu trong năm 2024, An Phát Holdings (APH) vẫn tỏ ra thận trọng khi trình kế hoạch kinh doanh 2025 với doanh thu và lợi nhuận đều sụt giảm mạnh. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế dự kiến chỉ đạt 60 tỷ đồng, giảm 50% so với năm trước, còn doanh thu hợp nhất dự kiến giảm tới 35%.
(CLO) Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ đạo kiểm tra, xử lý thông tin báo chí phản ánh dự án đội vốn trăm tỷ "đắp chiếu" nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải, nước ngập khi mưa lớn.
(CLO) Miền Bắc sẽ có hai ngày 3 - 4/4 nắng ấm trước khi đón không khí lạnh, nền nhiệt cao nhất 25 - 27 độ. Các khu vực khác trên cả nước hôm nay ít mưa, trời nắng, riêng Đông Nam Bộ nắng nóng trở lại.
(NB&CL) Dự án Nhà máy nước Hương Khê được phê duyệt đầu tư từ năm 2016 với kỳ vọng mang lại nguồn nước sạch cho hàng chục nghìn người dân. Tuy nhiên, sau nhiều lần gia hạn, dự án vẫn chưa thể hoàn thành, khiến người dân bức xúc vì thiếu nước sạch suốt nhiều năm qua.
(NB&CL) Theo nhiều lãnh đạo doanh nghiệp, doanh nghiệp xây dựng Việt hiện đã làm chủ hoàn toàn công nghệ, biện pháp và thiết bị thi công hạng mục hầm, cầu, điều mong đợi lúc này là Nhà nước sớm ban hành bộ tiêu chuẩn thiết kế, thi công, nghiệm thu cũng như kiểm tra chất lượng vật liệu và hạng mục thi công.
(CLO) Chính phủ Thụy Sĩ hôm thứ Tư đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ luật pháp quốc tế sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp mức thuế cao hơn đối với quốc gia xuất khẩu này so với Liên minh châu Âu (EU).
(CLO) Ngày 3/4, lực lượng chức năng huyện Củ Chi, TP HCM đang phối hợp điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ va chạm giữa container và người phụ nữ đi xe đạp trên đường Phan Văn Khải, huyện Củ Chi.
(CLO) Hôm 3/4, cổ phiếu các công ty công nghệ như Apple đã giảm mạnh sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố các mức thuế mới đối với các nước được ví như "công xưởng thế giới".
(CLO) Một người đàn ông 73 tuổi vừa bị tuyên phạt 9 tháng tù vì liên tiếp sàm sỡ bốn nữ tiếp viên trên chuyến bay SQ33 của Singapore Airlines từ San Francisco về Singapore.
(NB&CL) Xúc động, biết ơn - đó là cảm xúc của người dân Myanmar cũng như giới chức nước này trước những nỗ lực chung tay cùng hỗ trợ trong thảm họa của Việt Nam. Trước đó, chiều ngày 30/3 - chưa đầy 2 ngày sau thảm họa tại Myanmar, đội cứu hộ của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam gồm 106 người cùng hàng cứu trợ đã hạ cánh xuống sân bay Yangon.
(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “bật đèn xanh” cho chương trình tiêm kích F-47, chiếc máy bay mà ông mô tả rằng “đáng gờm nhất từng được chế tạo”. Vậy F-47 mạnh cỡ nào, nhất là khi so sánh với so với những máy bay tàng hình mà Nga và Trung Quốc đang phát triển?
(CLO) Ngày 24/3 vừa rồi, vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Mỹ đã diễn ra tại Riyadh (Ả Rập Xê Út), nơi chứng kiến vai trò ngoại giao con thoi của Mỹ nhằm tìm kiếm tiếng nói chung giữa Nga và Ukraine.
(CLO) “Ngừng bắn” có lẽ là từ khóa được truyền thông và giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất trong những ngày gần đây. Câu hỏi được đặt ra ở đây là các bên trong cuộc xung đột sẽ kiểm soát quá trình này như thế nào?
(CLO) Việc Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng và tăng cường đầu tư vào các mỏ tại châu Phi đang làm dấy lên lo ngại ở Mỹ về nguy cơ thất thế trong cuộc đua giành khoáng sản quan trọng ở châu lục này.
(CLO) Một cuộc chiến tranh hạt nhân do AI khởi xướng nghe có vẻ giống trong phim khoa học viễn tưởng. Nhưng nhiều nhà khoa học và chính trị gia hàng đầu thế giới cho rằng không phải vậy.
(CLO) Cộng đồng quốc tế đã kỳ vọng nhiều hơn vào cuộc điện đàm thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nga so với cuộc điện đàm đầu tiên. Điều này được thúc đẩy bởi sự lạc quan trong mối quan hệ Mỹ-Nga và diễn biến các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Ukraine tại Ả Rập Xê Út.
(CLO) Trung Quốc đang nỗ lực phát triển máy bay thân rộng để cạnh tranh với Airbus và Boeing, dù kế hoạch của Bắc Kinh có thể phụ thuộc vào sự hợp tác từ các nhà quản lý và nhà cung cấp phương Tây.
(CLO) Việc tăng cường chi tiêu quốc phòng ồ ạt trên khắp châu Âu có thể đạt được những gì mà các chính phủ không làm nổi trong nhiều năm: khởi động nền kinh tế trì trệ, gieo mầm cho những đổi mới và tạo ra các ngành công nghiệp mới.