(CLO) Big 4 ngân hàng cam kết giảm lãi suất huy động, để từ đó giảm lãi suất cho vay. Tuy nhiên, không phải lĩnh vực nào cũng được hưởng lợi. Bất động sản cao cấp là cái tên đầu tiên bị “bật đèn đỏ”.
Big 4 cam kết giảm lãi suất
Sáng 8/2, Ngân hàng Nhà nước tổ chức Hội nghị về công tác tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản. Tại Hội nghị, các “ông lớn” ngân hàng đã chia sẻ về quyết tâm giảm lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp bất động dù trước đó, trong năm 2022, dư nợ tín dụng tại các đơn vị này đã tăng rất mạnh cùng nhiều đợt giảm lãi suất.
Ông Nguyễn Thanh Tùng, Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cam đoan các ngân hàng nhà nước không bao giờ nâng lãi suất huy động kịch khung. Nhờ vậy, ngân hàng tiết giảm chi phí để giảm lãi suất huy động, từ đó giảm lãi suất cho vay hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có bất động sản. Theo ông Tùng, hỗ trợ doanh nghiệp cũng là hỗ trợ ngân hàng.
Các ngân hàng lớn cam kết giảm lãi suất. Ảnh minh họa
Đó là những hoạt động của năm 2022, còn sắp tới, Tổng giám đốc Vietcombank khẳng định ông và một số Tổng giám đốc ngân hàng khác đã thống nhất thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất huy động, từ đó giảm lãi suất cho vay.
Ông Lê Ngọc Lâm, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho biết thời gian qua BIDV đã giảm lãi suất cho vay, cơ cấu nợ cho khách hàng gặp khó khăn.
Năm 2022 do khó khăn từ thị trường chứng khoán và thị trường trái phiếu, nhu cầu vốn tín dụng dồn vào hệ thống ngân hàng khá lớn. Ngân hàng thời gian qua vẫn đáp ứng đủ vốn cho nhu cầu của khách hàng.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng chia sẻ lãi suất phải hài hoà giữa người gửi tiền và người đi vay. Có doanh nghiệp “đi gửi tiền thì muốn lãi suất cao nhưng đi vay lại muốn lãi suất thấp”.
Vẫn chờ
Sau khẳng định giảm lãi suất của ngân hàng, hiện tại, lãi suất huy động vẫn chưa có nhiều thay đổi lớn.
Tại Vietcombank, trong sáng 9/2, lãi suất cao nhất vẫn là 7,4%/năm áp dụng dụng cho các kỳ hạn từ 12 tháng đến 60 tháng. Tại kỳ hạn 6 tháng và 9 tháng, mức người gửi nhận được là 6%/năm. Ở các kỳ hạn ngắn hạn, lãi suất là 5,4%/năm (kỳ hạn 3 tháng), 4,9%/năm (kỳ hạn 1 tháng và 2 tháng).
Tại BIDV, lãi suất tiền gửi cao nhất cũng là 7,4%/năm, áp dụng cho các kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng. Ở kỳ hạn 6 tháng và 9 tháng, khách được nhận 6%/năm và 6,1%/năm.
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) niêm yết lãi suất ở mức 7,4%/năm cho các kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng. Lãi suất 6%/năm áp dụng cho các kỳ hạn từ 6 tháng tới dưới 12 tháng.
Tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), mức cao nhất cũng là 7,4%/năm nếu khách hàng gửi các kỳ hạn từ 12 tháng đến 24 tháng. Mức 6,1%/năm dành cho các kỳ hạn từ 6 tháng tới 11 tháng.
Điều hành lãi suất phụ thuộc lạm phát
Trong thời gian tiếp theo, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết Ngân hàng Nhà nước sẽ theo dõi sát diễn biến lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Nếu lạm pháp thấp, lãi suất sẽ được điều chỉnh linh hoạt hơn.
Tuy nhiên, lếu lạm phát tăng cao, theo chỉ đạo ưu tiên của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước sẽ có điều chỉnh phù hợp, ưu tiên ổn định vĩ mô. Bản thân Ngân hàng Nhà nước không có room cho bất động sản mà chỉ định hướng tín dụng lành mạnh, an toàn.
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng nỗ lực tiết giảm tối đa chi phí hoạt động để có dư địa cho vay, giúp các doanh nghiệp trả nợ. Tập trung tín dụng vào các dự án có tính pháp lý, có khả năng khả thi, có khả năng tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo khả năng trả nợ, nhất là các dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân,…
Thống đốc chỉ đạo các ngân hàng ngồi lại với doanh nghiệp để tìm hiểu những khó khăn cụ thể, không nói chung chung.
Về cho vay ưu đãi nhà ở xã hội, Thống đốc yêu cầu các ngân hàng thương mại có giải pháp tín dụng phù hợp, kịp thời báo cáo Thống đốc về những khó khăn, vướng mắc; báo cáo các Bộ, ngành địa phương hỗ trợ các doanh nghiệp giải quyết những vướng mắc mang tính pháp lý, thủ tục,… làm thế nào tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp những vẫn phải đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng.
Trong khi đó, Vietcombank và BIDV đã tiết lộ và đối tượng bất độn sản sẽ được ưu tiên trong thời gian tới đây.
Bất động sản cao cấp không có cửa?
Tại Hội nghị, các lãnh đạo ngân hàng cũng đã công khai “khẩu vị” rót tín dụng và cấp lãi suất ưu đãi của mình.
Tổng giám đốc Vietcombank khẳng định Khu công nghiệp, Khu chế xuất là tiểu ngành bất động sản mà Vietcombank rất quan tâm vì đây là lĩnh vực góp phần thu hút FDI, đóng góp nhiều cho kinh tế xã hội.
Big 4 ngân hàng cam kết giảm lãi suất huy động, để từ đó giảm lãi suất cho vay. Tuy nhiên, không phải lĩnh vực cũng được hưởng lợi. Bất động sản cao cấp là cái tên đầu tiên bị “bật đèn đỏ”. Ảnh minh họa
Thời gian qua, Vietcombank luôn áp dụng các chính sách cho vay và lãi suất ưu đãi cho mảng này. Dư nợ cho vay Khu công nghiệp, Khu chế xuất tăng gấp 4 lần so với năm 2021. Kế hoạch tín dụng năm 2023 của Vietcombank là định hướng tín dụng vào khu vực này.
Còn với bất động sản du lịch, sinh thái, sau Covid-19, đến năm 2022, 2023, du lịch trong nước phục hồi, du lịch quốc tế tăng dần nên trong năm 2023, Vietcombank sẽ có chính sách thay đổi phù hợp hơn với tình hình thực tế. Vietcombank sẽ phát triển có chọn lọc, lựa chọn doanh nghiệp, dự án bất động sản uy tín.
Về bất động sản cho thuê, bao gồm Văn phòng, Trung tâm thương mại, hiện nay tình hình đã tốt lên, Vietcombank sẽ cấp tín dụng nhưng có chọn lọc.
Về bất động sản nhà ở sẽ chia ra nhiều tiểu ngành: đơn vị phát triển đô thị, đất ở, nhà ở,… Các dự án nào có chủ đầu tư uy tín, phương án kinh doanh rõ rang sẽ được ưu đãi.
Tuy nhiên, ông Tùng nhấn mạnh với các cá nhân mua nhà phân khúc giá trị cao, Vietcombank sẽ thận trọng.
Tổng giám đốc BIDV cho biết BIDV cũng tập trung cho vay Khu công nghiệp ở một số tỉnh thành lớn như Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Bình DƯơng, Đồng Nai,… Các dự án có diện tích trên 50ha sẽ được ưu tiên.
Với bất động sản nhà ở, khu đô thị, BIDV ưu tiên các địa bàn lớn như Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng,…
(CLO) Ghi nhận chiều ngày 4/4, ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương (mùng 10/3 Âm lịch), giao thông tại Hà Nội nhìn chung thông thoáng, chưa xảy ra tình trạng ùn tắc kéo dài tại các tuyến đường chính và cửa ngõ ra vào thành phố.
(CLO) Ước tính nhu cầu vốn đầu tư phát triển hệ thống cảng hàng không Việt Nam đến năm 2030 khoảng 443.000 tỷ đồng; được huy động từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn ngoài ngân sách và các nguồn vốn hợp pháp khác.
(CLO) Trong 3 tháng đầu năm 2025, lượng đặt phòng của khách châu Âu ở Mỹ đã giảm khoảng 18-20%, khiến nước này có thiể mất hàng tỷ USD doanh thu từ du lịch.
(CLO) Ngày 4/4, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã có quyết định bổ nhiệm Cục trưởng Cục TDTT Việt Nam giữ chức Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ, Đào tạo và Môi trường thuộc Bộ VHTT&DL. Quyết định có hiệu lực từ ngày ban hành.
(CLO) Ngày 4/4, thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, chỉ tính từ đầu tháng 3/2025 đến nay, các phòng nghiệp vụ đã bắt, xử lý 4 vụ, 28 đối tượng khai thác khoáng sản trái phép; thu giữ 6 tầu hút cát, 5 máy xúc và nhiều tang vật có liên quan.
(CLO) Chỉ trong một ngày, 500 người giàu nhất thế giới đã mất tổng cộng 208 tỷ USD sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố chính sách thuế nhập khẩu mới, kéo theo làn sóng bán tháo dữ dội trên các thị trường toàn cầu.
(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành Chỉ thị số 08/CT-BCT ngày 04 tháng 4 năm 2025 về việc thực hiện các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng năm 2025.
(CLO) Bộ Xây dựng vừa có thông tin trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Quảng Nam liên quan đến đầu tư nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 14H và đoạn tuyến Quốc lộ 1A qua địa bàn để đảm bảo an toàn giao thông.
(CLO) Để khắc phục khó khăn, kịp thời chấn chỉnh những bất cập, tháo gỡ “điểm nghẽn”, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Trần Đức Thắng đề nghị, trong thời gian tới cần đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số, sắp xếp đơn vị hành chính.
(CLO) Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các bộ, ngành ban hành các tiêu chuẩn, tiêu chí, nguyên tắc phân bổ vốn, cải cách thủ tục hành chính, cái gì địa phương làm được thì phân cấp, phân quyền, nghiên cứu Nghị quyết 57 để bổ sung, hoàn thiện; tập trung vào phát triển công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo về văn hóa, nghệ thuật.
(CLO) Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí Đỗ Văn Chiến - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Hội Luật gia Việt Nam.
(CLO) Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng, Bộ Công an và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xử lý dứt điểm các tồn tại, bất cập đối với hệ thống đèn tín hiệu, biển báo giao thông, hoàn thành trong tháng 4/2025.
(CLO) Chiều 4/4, tại buổi họp báo định kỳ Bộ Công Thương, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Bộ Công Thương cho biết, Uỷ ban này đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính Công ty Cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt với tổng số tiền 80 triệu đồng.
(CLO) TP. HCM hạn chế giao thông nhiều tuyến đường để phục vụ quá trình lắp đặt, vận hành trận địa pháo lễ phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Kết thúc quý đầu tiên của 2025, NCB ghi nhận lợi nhuận dương với các chỉ tiêu kinh doanh đạt mức tăng trưởng tích cực, các chỉ số an toàn tài chính có sự cải thiện tốt, đảm bảo tuân thủ theo quy định. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy NCB đang đi đúng lộ trình, tiến gần đến mục tiêu hoạt động an toàn và phát triển bền vững.
(CLO) Lợi nhuận sau kiểm toán năm 2024 của CTCP Tập đoàn Bệnh viện TNH (HOSE: TNH) tiếp tục sụt giảm, chỉ đạt 45 tỷ đồng – mức thấp nhất kể từ khi hoạt động. Nguyên nhân đến từ doanh thu khám chữa bệnh bảo hiểm bị điều chỉnh giảm và chi phí hoạt động tăng cao.
(CLO) Là công ty mẹ của Gotec Việt Nam – chủ đầu tư nhiều dự án bất động sản nổi bật tại TP HCM và miền Nam, Công ty TNHH Nam Land hiện đang lâm vào tình cảnh tài chính khó khăn với khoản trái phiếu 980 tỷ đồng đã quá hạn thanh toán từ giữa tháng 7/2024 và lỗ sau thuế kéo dài nhiều năm.
(CLO) Tập đoàn Hà Đô (HOSE: HDG) vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 với lợi nhuận trước thuế chỉ còn 572,8 tỷ đồng, giảm mạnh 307 tỷ đồng, tương đương 35% so với số liệu báo cáo tự lập. Nguyên nhân chính đến từ khoản dự phòng ngắn hạn hơn 209 tỷ đồng liên quan đến dự án điện mặt trời Hồng Phong 4.
(CLO) Dù vượt mục tiêu trong năm 2024, An Phát Holdings (APH) vẫn tỏ ra thận trọng khi trình kế hoạch kinh doanh 2025 với doanh thu và lợi nhuận đều sụt giảm mạnh. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế dự kiến chỉ đạt 60 tỷ đồng, giảm 50% so với năm trước, còn doanh thu hợp nhất dự kiến giảm tới 35%.
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) và Tổng công ty Công nghệ - Viễn thông Toàn cầu (GTEL) vừa ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm mang đến những sản phẩm tài chính công nghệ ưu việt và đột phá . Thỏa thuận này được kỳ vọng sẽ trở thành mô hình hợp tác kiểu mẫu giữa tổ chức tài chính với công ty công nghệ, mang đến lợi ích tối đa cho hai đơn vị hợp tác cũng như cho khách hàng và đối tác của các bên.
(CLO) Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) thông báo hệ thống công nghệ thông tin KRX dự kiến sẽ được đưa vào vận hành chính thức từ ngày 5/5/2025. Để đảm bảo quá trình chuyển đổi hệ thống diễn ra an toàn, một số bộ chỉ số chứng khoán sẽ được điều chỉnh thời điểm hiệu lực sang ngày 28/4.