(NB&CL)Sau quá nhiều điều tồi tệ xảy ra trong năm 2022, thế giới dường như đã nhận ra rằng sự bình yên thật quý giá biết bao. Bởi vậy hãy tin rằng, năm 2023 sẽ là lúc những điều tồi tệ của thế giới năm 2022 sẽ dừng lại, để đón chào bình minh trở lại và khởi đầu một tương lai tốt đẹp hơn.
Thế giới đã trải qua một năm 2022 đáng quên nhất trong nhiều thập kỷ gần đây, thậm chí còn tệ hơn cả so với năm 2019 hay 2020 khi bị đại dịch COVID-19 tàn phá. Đó cũng là lý do để 2023 có thể là một năm bản lề để thế giới kỳ vọng hơn vào tương lai, một năm yên bình trọn vẹn mà thế giới đã chờ đợi từ lâu. Những khát vọng hòa bình sẽ được chuyển tải tới bạn đọc trong chuyên đề này.
Cơn bĩ cực sẽ qua?
“Qua cơn bĩ cực đến hồi thái lai” - câu thành ngữ cổ đang được xem như niềm hy vọng cho thế giới hiện đại, thế giới của công nghệ kỹ thuật số, của cuộc cách mạng 4.0. Có nghĩa rằng khi những khó khăn đã đến tận cùng thì sau đó sẽ là một sự thay đổi tốt đẹp hơn. Giống như sau những cơn mưa, sau giông bão thì bầu trời sẽ trong xanh trở lại.
Đó không chỉ là niềm tin hay sự ảo mộng, mà thực tế những hy vọng về một thế giới năm 2023 tốt đẹp hơn là hoàn toàn có cơ sở. Đó trước tiên là một quy luật của tự nhiên, khi mọi thứ đã chạm đến đáy cùng, thì sẽ tái sinh và khởi sắc trở lại. Mà rõ ràng, thật khó có thể tin rằng mọi thứ còn có thể tồi tệ hơn như những gì đã xảy ra trong năm 2022.
Phải thừa nhận rằng cuộc chiến tại Ukraine là trung tâm của vòng xoáy toàn cầu năm 2022. Dù là “giọt nước tràn ly” hay căn nguyên gốc rễ, thì cuộc chiến này cũng góp phần gây ra hầu hết cuộc khủng hoảng khác trên toàn cầu trong năm 2022. Nó đã phá vỡ nền hòa bình cơ bản mà thế giới đã được hưởng gần 80 năm qua kể từ Thế chiến II, nó gây ra lạm phát chưa từng thấy ở nhiều quốc gia trong hàng thập kỷ, gây ra sự phân cực địa chính trị chưa từng có sau khi Chiến tranh lạnh. Và tất nhiên, nó còn đóng vai trò quyết định gây ra cuộc khủng hoảng tị nạn, năng lượng, lương thực, nhân đạo… cũng chưa từng được chứng kiến trong hàng chục năm gần đây.
Chỉ một cuộc chiến giữa 2 quốc gia, nhưng đã khiến cả thế giới điên đảo. Lý do tại sao? Đó là bởi thế giới đã được tận hưởng yên bình trong hàng thập kỷ, nên khi chỉ một trục trặc nhỏ cũng phá đi trật tự. Giống như một mặt hồ phẳng lặng cũng xao động bởi một giọt nước bất ngờ rơi xuống. Thế giới hiện đại rõ ràng đã rất phẳng lặng ở nhiều ý nghĩa, gồm ý nghĩa từ cuốn sách “Thế giới phẳng” của Thomas Friedman rằng mọi người trên hành tinh này đều phụ thuộc vào nhau về kinh tế hay chính trị, chỉ cần một liên kết bị cắt đứt cũng khiến cho cả mạng lưới rộng lớn đổ vỡ.
Cũng bởi thế giới đã rất phẳng, nên nó cũng đang giúp cho sự khát khao về sự bình yên đang lan tỏa mạnh mẽ toàn cầu. Sau một thời gian dài sống trong bất ổn, đặc biệt trong năm 2022, niềm khao khát về sự yên ổn hẳn đang được hun đúc trong mọi người, từ những người dân bình thường cho đến những chính trị gia đầy quyền lực. Chẳng ai muốn trải qua những gì vừa trải qua trong năm 2022.
Cũng bởi thế giới phẳng, nên cuộc chiến Nga - Ukraine khó có thể duy trì lâu dài. Giống như tác động toàn cầu mà cuộc chiến này đã gây ra, thì ngược lại nó cũng sẽ phải chịu các tác động tương đương từ toàn cầu để không thể đi quá xa, ít nhất Định luật III Newton đã chỉ ra như vậy.
Thực tế, những diễn biến vào cuối năm 2022 cũng đã mở ra những tia hy vọng về một nền hòa bình cho cuộc chiến ở Ukraine. Nga đã bắt đầu chấp nhận rút quân khỏi một số vùng chiếm đóng ở Ukraine, qua đó cho thấy họ đã không còn xem đây là một cuộc chiến đến cùng. Trong khi đó, theo truyền thông phương Tây, Mỹ và một số quốc gia khác cũng đang hối thúc Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy tìm ra những giải pháp chấm dứt cuộc chiến một cách sớm nhất có thể. Dẫu sao, EU hay Mỹ, cũng như chính Nga và Ukraine, hẳn đã nhận ra họ đã đi quá xa trong cuộc chiến mà tất cả đều đang thất bại này.
Sống chậm lại để tương lai bền vững hơn
Bên cạnh niềm hy vọng cuộc chiến Nga - Ukraine sớm hạ màn vào năm 2023, thế giới cũng có thể tìm ra lối thoát cho những cuộc khủng hoảng khác. Trước tiên như đã nói, cuộc chiến này là tác nhân trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra các cuộc khủng hoảng toàn cầu, từ lạm phát, năng lượng, lương thực, nhân đạo, địa chính trị… Một khi cuộc chiến kết thúc, các cuộc khủng hoảng này sẽ dịu đi rất nhiều.
Trong khi đó, viễn cảnh đại dịch COVID-19 sẽ tiếp tục lùi xa vào năm 2023 là quá rõ ràng. Ngay cả Trung Quốc - quốc gia duy nhất còn áp dụng chiến lược “Không COVID”, cũng đã bắt đầu nới lỏng các quy tắc kiểm dịch như việc giảm thời gian cách ly, giảm quy mô xét nghiệm hàng loạt và phong tỏa. Tức họ có thể mở cửa trở lại với thế giới bất cứ lúc nào trong năm 2023, qua đó sẽ khơi thông lại nhiều huyết mạch quan trọng giúp nền kinh tế khu vực và toàn cầu khởi sắc trở lại.
2023 vẫn còn đối mặt với một mối rủi ro lớn khác là khủng hoảng khí hậu. Hàng loạt thiên tai và hiện tượng thời tiết cực đoan bất thường trong năm 2022 cho thấy đây rõ ràng là “mối đe dọa lớn nhất của thế kỷ 21”, như Liên hợp quốc đã xác định. Song cũng chính bởi cuộc khủng hoảng này đã quá rõ ràng, quá tàn khốc, nên cũng đã làm thức tỉnh cả thế giới. Bởi vậy, dù còn nhiều rào cản và thách thức ở phía trước, năm 2023 có thể sẽ đánh dấu một bước đột phá trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, khi nó đã nhận được sự chung tay của cả thế giới.
Đến lúc này, nhiều quốc gia và khu vực đã sẵn sàng hy sinh để chống lại biến đổi khí hậu. Châu Âu đang đẩy nhanh quá trình đoạn tuyệt với nhiên liệu hóa thạch, để đẩy nhanh sang năng lượng tái tạo dù đắt đỏ và mong manh hơn vào thời điểm này. Ngoài ra, hầu hết các quốc gia khác cũng đã xem việc từ giảm phát thải khí nhà kính, phát triển năng lượng sạch là quyết sách hàng đầu, từ Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Nhật Bản… cho đến Việt Nam của chúng ta.
Chưa bao giờ năng lượng tái tạo, năng lượng xanh lại đang trở thành một xu thế lớn như lúc này, đặc biệt xu thế đó mới chỉ đang bắt đầu. Theo dữ liệu từ Rystad Energy, năm 2022 chính là năm đầu tiên mà đầu tư cho năng lượng tái tạo đã lớn hơn năng lượng hóa thạch, cụ thể ở mức 500 tỷ USD so với 447 tỷ euro.
Sau khi đã trải qua quá nhiều khó khăn do chính sự phát triển ồ ạt và khát vọng quyền lực quá mức, thế giới dường như đã sẵn sàng từ bỏ nhiều ham muốn, để sống chậm lại vì một tương lai tốt đẹp hơn. Điều này sẽ là tiền đề để giúp 2023 có thể trở thành một năm bản lề giúp thế giới bước sang một kỷ nguyên mới tốt đẹp và bền vững hơn!
(CLO) Sau nỗ lực tìm kiếm suốt ngày đêm, đến sáng 23/11, lực lượng chức năng thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế đã tìm thấy thi thể nạn nhân đầu tiên bị rơi xuống sông Hữu Trạch.
(CLO) Honda Thanks Day 2024 diễn ra từ ngày 30/11-1/12 trên phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm bao gồm không gian sắc hoa và triển lãm ảnh Hà Nội, khu vực trưng bày sản phẩm và công nghệ Honda, không gian làng nghề Thủ đô, các khu vực vui chơi cho trẻ em và gia đình…
(CLO) Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng họ phải là một siêu cường công nghệ để "nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và ứng phó với các rủi ro bên ngoài".
(CLO) Hội nghị khí hậu 2024 của Liên hợp quốc (COP29) đã phải kéo dài sang thứ Bảy, sau khi các quốc gia đang phát triển từ chối lời đề nghị trị giá 250 tỷ USD từ các nước giàu để giúp họ giải quyết tình trạng nóng lên toàn cầu.
(CLO) Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An vinh dự được trao giải “Impactful destination” - “Điểm đến có ảnh hưởng” 2024.
(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh nối với Trung Quốc với tổng mức đầu tư 183.856 tỷ đồng.
(CLO) Để dự án xây dựng tuyến đường bộ mới Nam Định - Lạc Quần - Đường bộ ven biển hoàn thành theo đúng mục tiêu đề ra trước ngày 1/7/2025, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thành giải póng mặt bằng, cũng như nốt các phần còn tồn tại trong thời gian sớm nhất.
(CLO) Tối 22/11, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 - 22/11/2024). Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình tham dự và chia vui với nhân dân tỉnh Đắk Lắk.
(CLO) Tối 22/11, trong không khí chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11) và kỷ niệm 10 năm Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống “Việt Nam - những sắc màu Di sản” chính thức khai mạc tại Nghệ An.
(CLO) Vào thứ Sáu (22/11), thẩm phán đã hoãn vô thời hạn vụ án gồm 34 tội danh hình sự của ông Donald Trump, vốn liên quan đến việc làm sai lệch hồ sơ kinh doanh và khoản “tiền bịt miệng” ở New York.
(CLO) Với chủ đề “Làm thế nào để những tác phẩm văn học nghệ thuật đến được với công chúng?”, buổi tọa đàm do Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật (VHNT) TP.HCM tổ chức đã thu hút sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, cơ quan quản lý văn hóa và nghệ sĩ.
(CLO) Dự kiến tỉnh Hà Nam có 19 đơn vị hành chính cấp xã phải thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025. Sau sắp xếp sẽ dôi dư 143 cán bộ, công chức (cán bộ 92 người, công chức 51 người).
(CLO) Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng họ phải là một siêu cường công nghệ để "nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và ứng phó với các rủi ro bên ngoài".
(CLO) Trung Quốc đã phô trương công nghệ quân sự tiên tiến bằng cách trình làng một loạt thiết bị quân sự hiện đại tại triển lãm hàng không lớn nhất đất nước.
(CLO) Một ngày sau khi có thông tin Tổng thống Mỹ Joe Biden cho phép, Ukraine đã bắn tên lửa tầm xa ATACMS vào khu vực Bryansk, nằm cách 379 km về phía tây nam Moscow.
(CLO) Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Brazil đã ra tuyên bố của các nhà lãnh đạo vào thứ Hai (18/11), kêu gọi "hành động" giải quyết nhiều cuộc khủng hoảng mà toàn cầu đang phải đối mặt, như xung đột vũ trang, biến đổi khí hậu và các vấn đề lớn khác.
(CLO) Theo số liệu thống kê chính thức của Chính phủ Indonesia, gần 10 triệu người đã rời khỏi tầng lớp trung lưu của nước này kể từ năm 2019 cho đến nay.
(CLO) Trong nhiều năm, con người đã suy ngẫm về viễn cảnh tận thế của thế giới, gồm cả các nhà tiên tri, nhà khoa học vĩ đại cho đến các tổ chức nghiên cứu vũ trụ như NASA. Và không thể không lo lắng khi những nguy cơ mà họ đưa ra đều đang dần hiện hữu.
(CLO) Phó Tổng thống đắc cử JD Vance được coi là ứng cử viên sáng giá nhất để kế nhiệm ông Donald Trump với tư cách là ứng cử viên của Đảng Cộng hòa vào năm 2028.
(CLO) Trong chiến dịch vận động tranh cử của mình, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhiều lần cam kết sẵn sàng đàm phán với Nga nhằm hạ nhiệt những căng thẳng giữa hai quốc gia. Vậy quan hệ Nga - Mỹ sẽ có những thay đổi đáng kể dưới thời ông Trump tới đây?
(CLO) Có thể khẳng định rằng chưa bao giờ mối quan hệ Việt Nam - Mỹ tốt đẹp như hiện tại. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của Việt Nam trong chính sách Châu Á - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ. Vì thế, ngay cả với sự trở lại Nhà Trắng của Tổng thống đắc cử Donald Trump cùng khẩu hiệu “nước Mỹ trên hết”, thì bên cạnh những thách thức, một thời cơ lớn cho Việt Nam cũng sẽ được gợi mở.
(CLO) Từ chỗ thất bại trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020 và hứng chịu vô số hậu quả, ông Donald Trump đã trở lại đỉnh cao quyền lực một cách ngoạn mục khi đánh bại bà Kamala Harris trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay.