Bình quân lãi suất trái phiếu bất động sản cao gấp đôi ngành ngân hàng

Chủ nhật, 04/08/2024 16:51 PM - 0 Trả lời

(CLO) Bình quân lãi suất trái phiếu bất động sản (BĐS) cao gấp đôi ngành ngân hàng cho thấy rủi ro của thị trường vẫn đang hiện hữu.

Theo báo cáo thị trường trái phiếu tháng 7 của Công ty Chứng khoán MB (MBS), tính từ đầu năm đến nay, lượng trái phiếu ngân hàng được phát hành có sự tăng trưởng mạnh. Tổng lượng phát hành đạt 96.200 tỷ đồng, tăng 140% so với cùng kỳ.

Lãi suất của các đợt trái phiếu ngân hàng phát hành bình quân 5,4% với kỳ hạn 4 năm.

binh quan lai suat trai phieu bat dong san cao gap doi nganh ngan hang hinh 1

Trái phiếu BĐS đang có lãi suất cao gấp đôi ngành ngân hàng, cho thấy mức độ rủi ro hiện hữu với lĩnh vực này. (Ảnh TL)

Theo lý giải của MBS, việc tăng cường huy động trái phiếu giúp các ngân hàng ổn định nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu tín dụng trong nửa cuối năm 2024.

Theo sau lĩnh vực ngân hàng, các công ty BĐS cũng có lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành cao thứ 2 trên thị trường. Tuy nhiên, lãi suất bình quân neo ở mức cao cho thấy mức độ rủi ro vẫn đang hiện hữu trong lĩnh vực này.

Cụ thể, tổng lượng trái phiếu doanh nghiệp BĐS phát hành trong 7 tháng đạt 32.600 tỷ đồng. Lãi suất trung bình lên tới 12%/năm với kỳ hạn bình quân 2,7 năm. So với ngành ngân hàng, lãi suất bình quân của trái phiếu BĐS cao gấp 2 lần, tương ứng kỳ hạn phát hành lại thấp hơn rất nhiều.

Về tình hình thanh toán nợ gốc và lãi trái phiếu, MBS đánh giá vẫn còn tình trạng một số doanh nghiệp chậm thanh toán lãi, gốc trái phiếu. Tính riêng trong tháng 7 có thêm 3 đơn vị công bố chậm thanh toán gốc và lãi trái phiếu, nâng tổng số lượng doanh nghiệp chậm thanh toán lên 116 đơn vị.

Tổng giá trị trái phiếu chậm thanh toán ước tính khoảng 209.800 tỷ đồng, chiếm 21% tổng dư nợ trái phiếu toàn thị trường. Không quá ngạc nhiên khi nhóm BĐS vẫn chiếm tỷ trọng lớn với 68% lượng trái phiếu chậm thanh toán.

Ước tính của MBS cho thấy trong nửa cuối năm 2024, sẽ vẫn còn 95.300 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn, lĩnh vực BĐS chiếm 65%, ngân hàng chiếm 15%. Như vậy, áp lực về trái phiếu đáo hạn đối với ngành BĐS vẫn có chiều hướng gia tăng từ nay tới cuối năm 2024.

Trang Thu

Bình Luận

Tin khác

Cổ phiếu chứng khoán khởi sắc, VN-Index tăng 6 điểm

Cổ phiếu chứng khoán khởi sắc, VN-Index tăng 6 điểm

(CLO) Thông tin về khả năng sớm áp dụng quy định ký quỹ trước giao dịch của tổ chức nước ngoài được lan truyền đã giúp nhóm cổ phiếu chứng khoán khởi sắc trong phiên giao dịch hôm nay.

Tài chính - Bảo hiểm
Tổng cục Thuế đối thoại trực tiếp với người nộp thuế tại 5 tỉnh phía Nam

Tổng cục Thuế đối thoại trực tiếp với người nộp thuế tại 5 tỉnh phía Nam

(CLO) Ngày 18/9, Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) đã có thư ngỏ gửi các doanh nghiệp, người nộp thuế trên địa bàn 5 tỉnh, thành phố phía Nam là TPHCM, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai và Long An để đăng ký tham dự hội nghị đối thoại với người nộp thuế.

Tài chính - Bảo hiểm
Bút bi Thiên Long (TLG) điều chỉnh chức danh nhiều vị trí lãnh đạo cao cấp

Bút bi Thiên Long (TLG) điều chỉnh chức danh nhiều vị trí lãnh đạo cao cấp

(CLO) CTCP Tập đoàn Thiên Long (Mã: TLG) vừa ra thông báo điều chỉnh lại chức danh của nhiều vị trí lãnh đạo cao cấp.

Tài chính - Bảo hiểm
Thu chi minh bạch với tính năng Quỹ nhóm trên App HDBank

Thu chi minh bạch với tính năng Quỹ nhóm trên App HDBank

Tập hợp những tiện ích tối ưu như góp và rút quỹ, lịch sử thu chi, thông báo khi có biến động số dư, mời và xóa thành viên tham gia tiện lợi, tính năng Quỹ nhóm của App HDBank là lựa chọn của nhiều khách hàng khi mở quỹ nhóm.

Tài chính - Bảo hiểm
'Ẩn số' vợ chồng Tô Hải – Thiên Kim: Ôm khối tài sản hàng nghìn tỷ, đứng sau loạt tên tuổi đình đám từ sàn chứng khoán đến chuỗi Phê La, Katinat

'Ẩn số' vợ chồng Tô Hải – Thiên Kim: Ôm khối tài sản hàng nghìn tỷ, đứng sau loạt tên tuổi đình đám từ sàn chứng khoán đến chuỗi Phê La, Katinat

(CLO) "Dấu ấn" của cặp vợ chồng "lắm tiền, nhiều của" Tô Hải - Thiên Kim với khối tài sản hàng nghìn tỷ đứng sau loạt tên tuổi đình đám như: CTCP Chứng khoán Vietcap, CTCP Sữa Quốc tế và một số công ty tài chính lớn tại Việt Nam... Thậm chí bà Thiên Kim còn được mệnh danh là "bà trùm" trong ngành F&B với một loạt các thương hiệu nổi tiếng như: Katinat, Phê La, San Fu Lou, nhà hàng Dì Mai, nhà hàng Nhật Sorae.

Tài chính - Bảo hiểm