Bộ Công Thương: Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ sống còn của quốc gia

Thứ bảy, 16/09/2023 11:44 AM - 0 Trả lời

(CLO) Bộ Công Thương đã có những hành động mạnh mẽ trong việc xử lý các vấn đề môi trường. Bởi, Bộ Công Thương xác định, bảo vệ môi trường là nhiệm vụ sống còn và xuyên suốt của quốc gia nói chung và của ngành Công Thương nói riêng.

Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ sống còn và xuyên suốt của quốc gia nói chung

Năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1375, phê duyệt Kế hoạch bảo vệ môi trường ngành Công Thương giai đoạn 2020 - 2025, theo đề nghị của Bộ Công Thương.

Trong Quyết định này, Thủ tướng Chính phủ cho biết, ngành Công Thương đã có những đóng góp to lớn vào công cuộc phát triển kinh tế của đất nước. Bên cạnh đó, các hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mại cũng phát sinh nhiều vấn đề môi trường cần được quan tâm.

bo cong thuong bao ve moi truong la nhiem vu song con cua quoc gia hinh 1

Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ sống còn và xuyên suốt của quốc gia nói chung. (Ảnh: EVN)

Trong những năm qua, ngành Công Thương đã nỗ lực trong việc xử lý các vấn đề về ô nhiễm môi trường, các “điểm nóng” về môi trường và từng bước kiểm soát các nguồn thải. 

Tuy nhiên, trình độ công nghệ, thiết bị của nhiều lĩnh vực công nghiệp được đầu tư qua nhiều giai đoạn còn lạc hậu, cũ và chiếm tỷ lệ cao trong các ngành công nghiệp, cùng với đó là hệ thống pháp luật và chính sách về bảo vệ môi trường còn nhiều điểm chưa tương đồng, chưa phù hợp với thực tiễn và thiếu ổn đỉnh cũng là những vướng mắc cần giải quyết.

Trên cơ sở đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu ngành Công Thương hoàn thiện hệ thống pháp luật, đảm bảo đồng bộ, tránh chồng chéo, đáp ứng các yêu cầu thực tiễn, đặc biệt tập trung vào một số loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao.

Đồng thời, ngăn chặn, kiểm soát các nguồn chất thải gây ô nhiễm và phòng ngừa các sự cố môi trường.

Trong đó, Chính phủ đặt mục tiêu cụ thể, đến năm 2025, 70% - 90% nguồn thải trong các lĩnh vực công nghiệp trọng điểm được đánh giá, kiểm kê, hoàn thiện cơ sở dữ liệu và ban hành chính sách, quy định kiểm soát.

Bên cạnh đó, 80% tổng lượng tro, xỉ, thạch cao phát sinh từ các nhà máy điện, nhà máy hóa chất, phân bón được tái chế, tài sử dụng và xử lý làm nguyên liệu sản xuất,... đáp ứng yêu cầu về môi trường.

Đồng thời, 100% các doanh nghiệp ngành Công Thương được tập huấn và phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường.

Ngoài ra, Chính phủ đề nghị ngành Công Thương phải đẩy mạnh sử dụng túi ni-lon thân thiện với môi trường tại các trung tâm thương mại, siêu thị phục vụ cho mục đích sinh hoạt, tiến tới thay thế túi ni-lon khó phân hủy.

Trên thực tế, Bộ Công Thương đã có những hành động mạnh mẽ trong việc xử lý các vấn đề môi trường, trước cả khi Quyết định 1375 được ban hành. Bởi, 

Bộ Công Thương xác định, bảo vệ môi trường là nhiệm vụ sống còn và xuyên suốt của quốc gia nói chung và của ngành Công Thương nói riêng. 

Trong giai đoạn 2011 - 2020, Bộ Công Thương đã ban hành nhiều chính sách, văn bản pháp luật, như Thông tư về quản lý môi trường ngành Công Thương, Thông tư về quản lý nhiệm vụ bảo vệ môi trường của Bộ Công Thương, uyết định của Bộ Công Thương về xử lý tiêu thụ tro xỉ, thạch cao nhà máy nhiệt điện, hóa chất,...

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ Công Thương cũng ban hành các Chỉ thị để giải quyết các vấn đề môi trường được dư luận quan tâm, như Chỉ thị số 11 về việc tăng cường công tác vải vệ môi trường trong toàn Ngành. 

Theo đó, Bộ Công Thương tăng cường giám sát các dự án có nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường, làm cơ sở yêu cầu doanh nghiệp từng bước đổi mới, cải tiến công nghệ hiện có để giảm phát thải, cải thiện môi trường, lắp đặt hệ thống giám sát, quan trắc môi trường tự động, kết nối với đơn vị chức năng tại địa phương theo quy định.

bo cong thuong bao ve moi truong la nhiem vu song con cua quoc gia hinh 2

Bộ Công Thương tăng cường giám sát các dự án có nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường. (Ảnh: CT)

Chỉ thị số 08 về việc tăng cường các biện pháp giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành Công Thương hướng tới kiểm soát, hạn chế chất thải nhựa phát sinh từ hoạt động tại các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại; xây dựng cơ chế, chính sách phát triển sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm nhựa tái chế gắn với ngành công nghiệp môi trường,... 

Ngoài ra, hàng năm, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, Hiệp hội, doanh nghiệp tổ chức hàng trăm sự kiện về môi trường, có hàng nghìn bài viết và phóng sự được các nhà báo, phóng viên đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng. Mỗi bài viết, mỗi thước phim tư liệu đã góp phần thay đổi, nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về bảo vệ môi trường

Bà Đỗ Phương Dung, Phó Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Bộ Công Thương cho biết, gần dây, để thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, đồng thời ngăn ngừa, kiểm soát những nguy cơ, sự cố môi trường trong doanh nghiệp, Bộ Công Thương đã ban hành và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều văn bản, chính sách trong các lĩnh vực có liên quan.

Ngoài Quyết định 1375, Bộ Công Thương còn trình Chính phủ Quyết định 192, phê duyệt Đề án phát triển ngành công nghiệp môi trường Việt Nam đến năm 2025; Thông tư 41 về quản lý hồ chứa quặng đuôi,  Thông tư số 42 về quản lý cơ sở dữ liệu ngành Công Thương…

bo cong thuong bao ve moi truong la nhiem vu song con cua quoc gia hinh 3

Bà Đỗ Phương Dung - Phó Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp. (Ảnh: Bộ Công Thương)

“Các chính sách này đã góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng như tăng cường hiệu quả thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực Công Thương”, bà Dung cho biết.

Bên cạnh đó, thực hiện các quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020 và Nghị định 08 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Bộ Công Thương đang rà soát, đánh giá khả năng, nhu cầu tái sử dụng, tái chế chất thải và các quy định, hướng dẫn về tái sử dụng, tái chế chất thải trong một số ngành công nghiệp phát sinh nhiều chất thải. 

Đồng thời, xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các quy định về “Danh mục cụ thể công nghệ, thiết bị, sản phẩm ngành công nghiệp môi trường” và “Chương trình phát triển ngành công nghiệp môi trường”. 

“Trên cơ sở đó, Bộ Công Thương sẽ xây dựng kế hoạch để ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các quy định, chính sách nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường ngành Công Thương”, bà Dung cho biết.

Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tập trung phối hợp cùng các bộ/ngành, địa phương và doanh nghiệp triển khai thực hiện, hoàn thành các mục tiêu đã được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 1375/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch bảo vệ môi trường ngành Công Thương.

Cụ thể, Bộ sẽ tiếp tục chỉ đạo, triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm được giao tại Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn Luật, bao gồm các nội dung về phát triển ngành công nghiệp môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu trong ngành Công Thương, phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, quản lý các chất ô nhiễm khó phân hủy, phát triển kinh tế tuần hoàn và các nhiệm vụ quản lý nhà nước về hoạt động Bảo vệ môi trường khác.

Đồng thời, tiếp tục phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường trong quá trình rà soát, sửa đổi các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường để đảm bảo tính khả thi và phù hợp với thực tiễn trong quá trình triển khai.

Cùng với đó, tiếp tục thúc đẩy nghiên cứu, xây dựng, ban hành hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ ban hành các chính sách, quy định pháp luật liên quan đến hạn chế việc sử dụng các sản phẩm nhựa sử dụng một lần và bao bì nhựa khó phân hủy sinh học tại chợ, siêu thị và trung tâm thương mại; quản lý, xử lý các tấm quang năng thải, bỏ từ các nhà máy điện mặt trời; tiêu hủy hàng giả, hàng kém chất lượng đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường…

Bộ Công Thương sẽ rà soát, nghiên cứu xây dựng và ban hành theo thẩm quyền các quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật hoặc quy định khi sử dụng chất thải rắn công nghiệp thông thường làm nguyên liệu, vật liệu và tái sử dụng nước thải làm nước đầu vào cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc phạm vi quản lý theo đề xuất của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Bộ Công Thương tiếp tục xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các quy định về “Danh mục cụ thể công nghệ, thiết bị, sản phẩm ngành công nghiệp môi trường” và “Chương trình phát triển ngành công nghiệp môi trường” nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ môi trường.

“Bộ Công Thương sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến và tập huấn các chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường cho các đơn vị trực thuộc, doanh nghiệp và các hiệp hội”, bà Dung nhấn mạnh.

Việt Vũ

Bình Luận

Tin khác

Thái Bình lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật một số cụm công nghiệp

Thái Bình lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật một số cụm công nghiệp

(CLO) UBND tỉnh Thái Bình vừa tổ chức họp Hội đồng đánh giá lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp Nguyên Xá thuộc huyện Vũ Thư; cụm công nghiệp Đô Lương (phần mở rộng) thuộc huyện Đông Hưng.

Kinh tế vĩ mô
Dân số triệu phú của Trung Quốc tăng trưởng 'kịch tính' trong 10 năm qua, vượt xa Hoa Kỳ

Dân số triệu phú của Trung Quốc tăng trưởng 'kịch tính' trong 10 năm qua, vượt xa Hoa Kỳ

(CLO) Theo báo cáo mới nhất từ công ty tư vấn đầu tư và di cư New World Wealth Henley & Partners, số lượng người siêu giàu trên thế giới đã mở rộng đáng kể trong 10 năm qua, dẫn đầu là Trung Quốc.

Kinh tế vĩ mô
Italy vẫn là thiên đường dành cho người giàu châu Âu

Italy vẫn là thiên đường dành cho người giàu châu Âu

(CLO) Những người nộp thuế giàu có ở Anh và Pháp vẫn muốn chuyển đến Italy mặc dù quốc gia này gần đây đã quyết định tăng gấp đôi mức thuế suất cố định đối với thu nhập của những người nước ngoài giàu có lên 200.000 euro/năm.

Kinh tế vĩ mô
Các quốc gia EU chỉ trích IMF vì tiếp tục làm việc tại Nga

Các quốc gia EU chỉ trích IMF vì tiếp tục làm việc tại Nga

(CLO) Một số quốc gia EU đã phản đối Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) về quyết định nối lại các chuyến đi tới Nga, Politico đưa tin, trích dẫn một lá thư mà các quốc gia này được cho là đã viết cho giám đốc quỹ Kristalina Georgieva.

Kinh tế vĩ mô
Ước tính thiệt hại về tài sản do bão số 3 gây ra khoảng 40.000 tỷ đồng

Ước tính thiệt hại về tài sản do bão số 3 gây ra khoảng 40.000 tỷ đồng

(CLO) Tại Hội nghị Thường trực Chính phủ với các địa phương bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 diễn ra vào sáng 15/9, ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã báo cáo về tình hình thiệt hại và đưa ra các giải pháp khắc phục hậu quả mưa bão, phục hồi sản xuất kinh doanh.

Kinh tế vĩ mô