(CLO) Bộ Công Thương vừa có báo cáo trình Chính phủ về thực hiện Đề án nghiên cứu thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi, trong đó có phương án lựa chọn nhà đầu tư.
3 đề xuất phát triển điện gió ngoài khơi
Báo cáo của Bộ Công Thương cho biết: Quy hoạch điện VIII được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 500 ngày 15/5/2023 đặt mục tiêu công suất điện gió ngoài khơi phục vụ nhu cầu điện trong nước đến năm 2030 đạt 6.000 MW, định hướng đến năm 2050 đạt từ 70.000 MW đến 91.500 MW.
Để tổ chức thực hiện Quy hoạch điện VIII, Chính phủ đã có nhiều cuộc họp dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trong đó yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan nghiên cứu xây dựng Đề án thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi. Trong đó, đề xuất nghiên cứu việc giao các Tập đoàn kinh tế nhà nước (PVN, EVN) hoặc Bộ Quốc phòng triển khai các dự án thí điểm.
Bộ Công Thương đề xuất 3 phương án chọn nhà đầu tư làm điện gió ngoài khơi. (Ảnh: VNP)
Bộ Công Thương cho rằng, điện gió ngoài khơi tại Việt Nam là lĩnh vực mới, có liên quan đến an ninh, chủ quyền biển đảo và còn tồn tại nhiều khó khăn, vướng mắc liên quan đến chức năng nhiệm vụ của nhiều bộ, cơ quan và thiếu các cơ chế, chính sách, quy định của pháp luật đồng bộ để thực hiện. Việt Nam chưa có một dự án điện gió ngoài khơi nào nên không có kinh nghiệm về dự án điện gió ngoài khơi, cùng đó là những khó khăn, vướng mắc trong các quy định pháp luật; về kỹ thuật liên quan đến phát triển và vận hành dự án điện gió ngoài khơi.
Từ những lý do trên, Bộ Công Thương đề xuất 3 phương án với quan điểm việc triển khai thực hiện cần nghiên cứu kỹ lưỡng, thận trọng. Giai đoạn đầu tập trung giao tập đoàn kinh tế nhà nước làm dự án thí điểm, tạo tiền đề để hoàn thiện quy định pháp luật. Việc giao nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư tư nhân chỉ thực hiện sau khi có đánh giá toàn diện dự án thí điểm và hệ thống văn bản pháp luật đã hoàn thiện.
Phương án 1, giao Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) thực hiện. Theo Bộ Công Thương, với lợi thế điện gió ngoài khơi sẽ có một số hạng mục, công trình tương đồng với các dự án dầu khí ngoài khơi cùng cơ sở dữ liệu sẵn có của ngành dầu khí, cơ sở vật chất, nguồn nhân lực dồi dào, có chất lượng, PVN và các đơn vị thành viên sẽ có những lợi thế nhất định trong triển khai điện gió ngoài khơi. Tuy nhiên, việc giao PVN đầu tư điện gió ngoài khơi cũng cần được đánh giá phù hợp với chủ trương của Đảng về định hướng ngành, nghề, lĩnh vực kinh doanh của PVN. Nội dung này cần tiếp tục được làm rõ sau khi nhận được ý kiến góp ý của Bộ, ngành, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và PVN.
Phương án 2, thí điểm giao Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thực hiện. Bộ Công Thương cho rằng, EVN có nhiều kinh nghiệm trong việc đầu tư, quản lý vận hành các nhà máy điện và hệ thống truyền tải điện. Tuy nhiên, đây là lĩnh vực mới nên có những đòi hỏi khác so với các dự án điện truyền thống. Việc giao EVN đầu tư thí điểm cũng có ưu điểm nhất định do không phải tiến hành đàm phán giá điện (do EVN đồng thời là đơn vị mua điện và bán điện). Nội dung này tiếp tục được làm rõ sau khi nhận được ý kiến của Bộ, ngành, Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và EVN.
Phương án 3, đề xuất giao đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng. Theo Bộ Công Thương, phương án này cần được đánh giá về sự phù hợp với chủ trương của Đảng, cũng như đánh giá tính khả thi sau khi xem xét năng lực của đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng. Phương án này sẽ tiếp tục được làm rõ sau khi Bộ Công Thương nhận được ý kiến góp ý của Bộ Quốc phòng và các bộ, ngành.
Chưa nên giao tư nhân đầu tư thí điểm điện gió ngoài khơi
Về việc giao cho tư nhân trong nước thực hiện, Bộ Công Thương đánh giá, dù thời gian qua, tư nhân đã tham gia nhiều vào đầu tư trong lĩnh vực điện. Tuy nhiên, các dự án do tư nhân đầu tư thường là các dự án điện truyền thống, các dự án điện mặt trời và điện gió có quy mô không lớn. Với những vướng mắc về pháp luật hiện nay và điện gió ngoài khơi là lĩnh vực mới, có liên quan tới quốc phòng, an ninh nên Bộ Công Thương cho rằng chưa nên giao tư nhân đầu tư thí điểm trong khi chưa đánh giá hết được các vấn đề về quốc phòng, an ninh, giá, vướng mắc pháp luật.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cho rằng Việt Nam chưa có một dự án điện gió ngoài khơi nào nên không có kinh nghiệm về dự án điện gió ngoài khơi, có thể chưa lường trước được hết những xung đột giữa các ngành, lĩnh vực trong việc sử dụng chung không gian biển; những khó khăn, vướng mắc trong các quy định pháp luật; những khó khăn về mặt kỹ thuật liên quan đến phát triển và vận hành dự án điện gió ngoài khơi. Mặt khác, Việt Nam chưa có bộ cơ sở dữ liệu đầy đủ, chính xác về khảo sát tốc độ gió và tiềm năng gió từng vùng, địa phương cũng như tổng thể toàn quốc; hiện trạng địa hình, độ sâu đáy biển.
Từ những vấn đề kể trên, Bộ Công Thương đặt ra quan điểm trong đề án là việc triển khai thực hiện cần nghiên cứu kỹ lưỡng, thận trọng. Giai đoạn đầu tập trung giao tập đoàn kinh tế nhà nước làm dự án thí điểm, tạo tiền đề để hoàn thiện quy định pháp luật. Bên cạnh đó, việc giao nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư tư nhân chỉ thực hiện sau khi có đánh giá toàn diện dự án thí điểm và hệ thống văn bản pháp luật đã hoàn thiện.
Đồng thời, do điện gió ngoài khơi có liên quan tới phạm vi quản lý, chức năng, nhiệm vụ của nhiều Bộ, ngành, nên việc nghiên cứu xây dựng và triển khai Đề án, dự án thí điểm cần có sự tham gia, phối hợp chặt chẽ của nhiều Bộ, ngành, đặc biệt là Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
(CLO) Chiều 8/4 tại Hà Nội, chương trình đối thoại “Sức mạnh mềm văn hóa” do Viện Văn hóa, Nghệ thuật, Thể thao và Du lịch Việt Nam (Bộ VHTTDL) phối hợp với Viện Pháp tại Hà Nội tổ chức đã thu hút sự quan tâm lớn của giới chuyên gia, học giả trong nước và quốc tế.
(CLO) Ban Quản lý dự án Thăng Long vừa trình Bộ Xây dựng phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Dầu Giây - Tân Phú giai đoạn 1 theo phương thức đối tác công - tư (PPP).
(CLO) Công ty đóng tàu quân sự lớn nhất của Mỹ, Huntington Ingalls Industries (HII), vừa ký thỏa thuận hợp tác với Hyundai Heavy Industries (HHI) của Hàn Quốc nhằm tăng cường năng lực đóng tàu hải quân.
(CLO) Ngày 8/4, tàu vũ trụ Soyuz MS-27 của Nga đã được phóng từ sân bay Baikonur ở Kazakhstan, mang theo hai phi hành gia Nga Sergei Ryzhikov và Alexei Zubritsky cùng với phi hành gia người Mỹ Jonathan Kim (thuộc NASA), hướng đến Trạm vũ trụ quốc tế (ISS).
(CLO) Đội tuyển U17 UAE sẽ không có được lực lượng mạnh nhất ở trận đấu với U17 Việt Nam, quyết định vé vào tứ kết VCK U17 châu Á cùng suất dự World Cup.
(CLO) Tiền vệ Declan Rice xuất sắc ghi 2 bàn vào lưới đối thủ, góp công lớn giúp Arsenal đánh bại ĐKVĐ Real Madrid tỷ số 3-0 ở lượt đi tứ kết Champions League, rạng sáng 9/4 (giờ Việt Nam).
(CLO) Grace Davidson, 36 tuổi, đã trở thành người phụ nữ đầu tiên ở Anh sinh con sau ca cấy ghép tử cung – một bước ngoặt y học được các bác sĩ mô tả là "đáng kinh ngạc".
(CLO) Chính phủ đã ban hành Nghị định số 78/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Nghị định quy định rõ: văn bản quy phạm pháp luật phải được đăng tải toàn văn, đầy đủ, kịp thời, chính xác trên công báo điện tử.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa có chỉ đạo xử lý đối với kiến nghị của UBND tỉnh Đồng Nai về đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trọng điểm phía Nam.
(CLO) Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương vừa quyết định thành lập Ban Chỉ đạo triển khai xây dựng đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh.
(CLO) Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan, chiều 8/4 theo giờ địa phương, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga kiêm nhiệm Uzbekistan và cộng đồng người Việt Nam tại Uzbekistan.
(CLO) Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 77/2025/NĐ-CP quy định thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân. Trong đó, nghị định quy định bất động sản vô chủ là tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.
(CLO) Việc áp mức thuế cao có thể ảnh hưởng tiêu cực trong ngắn hạn. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn có thể là tin tốt với những lợi ích dài hạn của việc xây dựng một mô hình tăng trưởng cân bằng hơn, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu hơn.
(CLO) Nga kỳ vọng hợp tác sản xuất với Trung Quốc tăng 2 năm liên tiếp, theo Bộ trưởng Maksim Reshetnikov tại AIM Congress 2025, mở lối kinh tế bền vững.
(CLO) Bộ trưởng Bộ Công Thương cho biết: Việc tận dụng cơ hội từ các FTA giữa các địa phương và doanh nghiệp chưa đồng đều, đặc biệt là trong khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ.
(CLO) Tính riêng tháng 3, chỉ số giá thịt heo tăng 3,58% so với tháng liền trước. Nguyên nhân đẩy giá và gây khan hiếm thịt heo đến từ ảnh hưởng của dịch bệnh, hậu quả của cơn bão số 3 năm 2024 khiến nhiều trang trại chăn nuôi chưa kịp tái đàn.