Gia Lai: Nữ giáo viên chiếm đoạt hơn 11 tỷ đồng của người khác để trả nợ
(CLO) Chỉ trong vòng 4 tháng, nữ giáo viên Trần Thị Thu Trân đã dùng những thủ đoạn gian dối, vay 11,6 tỷ đồng của 4 bị hại rồi chiếm đoạt để trả nợ do làm ăn thua lỗ.
Theo dõi báo trên:
Quá trình triển khai Quy hoạch điện VIII đối diện nhiều khó khăn
Ngày 17/2, Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo “Điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII) và báo cáo đánh giá môi trường chiến lược”.
Tại Hội thảo, ông Nguyễn Hoàng Long, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết: Ngay sau khi Quy hoạch điện VIII được ban hành, Bộ Công Thương đã triển khai nhiều kế hoạch thực hiện, tuy nhiên, quá trình triển khai vẫn đối diện nhiều khó khăn.
Ông Nguyễn Hoàng Long, Thứ trưởng Bộ Công Thương. (Ảnh: CT)
Nhiều dự án quan trọng đang chậm tiến độ, đặc biệt là nguồn nhiệt điện khí LNG, khi chỉ có 3/13 dự án đang triển khai đúng kế hoạch.
Các dự án tuabin khí nội địa như Báo Vàng và Cá Voi Xanh gặp thách thức do chưa xác định rõ trữ lượng và tiến độ khai thác. Nhiều dự án năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời gặp rào cản do giá điện chưa đủ hấp dẫn và quy trình thủ tục đầu tư còn phức tạp.
Bên cạnh đó, các dự án điện khí nhập khẩu yêu cầu vốn đầu tư lớn, công nghệ hiện đại, thời gian chuẩn bị và xây dựng kéo dài.
Ngoài ra, tình hình trong nước và quốc tế cũng có nhiều biến động tác động đến nhu cầu tiêu thụ điện và định hướng phát triển nguồn điện.
“Các yếu tố địa chính trị như xung đột Nga - Ukraine, căng thẳng tại Trung Đông và các biện pháp trừng phạt kinh tế cũng tác động mạnh đến giá nhiên liệu nhập khẩu và dòng vốn đầu tư FDI vào ngành điện”, Thứ trưởng cho biết.
Ngược lại, sự phát triển của công nghệ lưu trữ năng lượng với chi phí ngày càng giảm tạo điều kiện thuận lợi để tích hợp nhiều hơn nguồn điện gió, điện mặt trời vào hệ thống.
Trước những thách thức này, Bộ Công Thương đã phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan và Viện Năng lượng xây dựng Đề án Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII.
“Với mong muốn xây dựng được Đề án Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII có tính khả thi trong thực tiễn, các ý kiến góp ý của các chuyên gia có mặt ngày hôm nay hết sức có giá trị. Bộ Công Thương sẽ tiếp thu, ghi nhận những ý kiến xác đáng để chỉnh sửa và hoàn thiện trong thời gian tới”, Thứ trưởng nhấn mạnh.
4 kịch bản nhu cầu điện đến năm 2030
TS. Nguyễn Ngọc Hưng, Trưởng phòng Kinh tế năng lượng, Viện Năng Lượng, Bộ Công Thương cho biết, giai đoạn 2016-2024, sản lượng điện thương phẩm (ĐTP) toàn quốc tăng trưởng gấp 1,7 lần từ khoảng 158 tỷ kWh lên khoảng 276 tỷ kWh với tốc độ bình quân khoảng 7,2%/năm.
Theo đó, tốc độ tăng trưởng 2021-2024 đạt khoảng 7,1%/năm, thấp hơn so với giai đoạn 2016-2020 khoảng 8%/năm.
TS Nguyễn Ngọc Hưng cũng đưa ra 4 kịch bản nhu cầu điện cụ thể: Kịch bản thấp, Kịch bản cơ sở, Kịch bản cao và Kịch bản cao đặc biệt.
Đáng chú ý với kết quả dự báo của Kịch bản cao đặc biệt chỉ ra tốc độ tăng ĐTP: Từ năm 2026-2030: 12,8%/năm; năm 2031-2040: 8,6%/năm; năm 2041- 2050: 2,8% năm.
Theo đó, chênh lệch với dự báo Kịch bản cơ sở Quy hoạch điện VIII: Năm 2030: ĐTP trên 56 tỷ kWh, Pmax trên 10,0 GW; năm 2050: ĐTP trên 430 tỷ kWh, Pmax trên 71,5 GW. Cường độ điện năm 2030: 51,0 kWh/triệu đồng; năm 2050: 19,1 kWh/triệu đồng (mức giảm 4,8%/năm)
TS. Nguyễn Ngọc Hưng, Trưởng phòng Kinh tế năng lượng, Viện Năng Lượng, Bộ Công Thương. (Ảnh: ST)
“Kịch bản này phản ánh nhu cầu điện trong trường hợp nền kinh tế phát triển tăng tốc trong giai đoạn 2026-2030 và tiếp tục duy trì tăng trưởng cao “hai con số” trong thời gian dài. Kịch bản cũng đảm bảo dự phòng cho phát triển điện lực trong dài hạn”, TS Nguyễn Ngọc Hưng phân tích.
Góp ý về điều chỉnh Quy hoạch Điện VIII, ông Nguyễn Văn Dương, nghiên cứu viên Phòng Phát triển Hệ thống Điện (Viện Năng lượng), đại diện nhóm nghiên cứu trình bày các nội dung quan trọng liên quan đến đánh giá hiện trạng hệ thống điện, rà soát thông số đầu vào và phương pháp điều chỉnh quy hoạch.
Theo ông Dương, quá trình điều chỉnh quy hoạch tập trung vào 3 bước chính: Rà soát và cập nhật cơ sở pháp lý, đánh giá thực tiễn vận hành hệ thống điện, cùng với dự báo tăng trưởng kinh tế - xã hội và nhu cầu điện.
Việc tối ưu hóa hệ thống điện được thực hiện qua ba giai đoạn: xác định cơ cấu nguồn điện tối ưu, kiểm tra độ tin cậy cung cấp điện và đánh giá vận hành theo từng giờ để đảm bảo sự phù hợp với bối cảnh mới, khi tỷ trọng năng lượng tái tạo ngày càng gia tăng.
Một trong những vấn đề trọng tâm là cập nhật chi tiết tiềm năng năng lượng tái tạo tại từng địa phương nhằm khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên quốc gia. Đồng thời, nhóm nghiên cứu nhấn mạnh sự cần thiết của các phương án dự phòng cho điện gió và điện mặt trời, nhằm đối phó với sự bất ổn định của các nguồn năng lượng này.
Thực tế vận hành hệ thống điện năm 2023 cho thấy, dù công suất lắp đặt cao hơn nhu cầu khoảng 1,5 lần, miền Bắc vẫn xảy ra tình trạng thiếu điện cục bộ.
Trong tương lai, khi tỷ trọng điện gió và điện mặt trời tăng lên 60-70% tổng công suất, việc bổ sung dự phòng sẽ trở nên cấp thiết để đảm bảo an ninh năng lượng.
Đánh giá của nhóm nghiên cứu cũng cho thấy, cơ cấu nguồn điện Việt Nam đã có sự chuyển dịch đáng kể. Trước năm 2010, hệ thống điện phụ thuộc vào nhiệt điện than, thủy điện và tuabin khí.
Đến giai đoạn 2011-2019, điện than tiếp tục được mở rộng. Hiện tại, với định hướng không phát triển thêm nhiệt điện than mới và thủy điện gần như đã khai thác hết tiềm năng, cơ cấu nguồn điện đang dần chuyển sang năng lượng tái tạo, với tua-bin khí đóng vai trò trung gian nhờ phát thải thấp và khả năng vận hành linh hoạt.
Thống kê cho thấy, năm 2024, tổng công suất hệ thống điện đạt khoảng 80 GW, sản lượng điện vượt 300 tỷ kWh. Tuy nhiên, một số nguồn điện quan trọng như điện gió ngoài khơi, thủy điện tích năng mới chỉ đạt 19-62% kế hoạch đề ra, làm giảm khả năng dự phòng trong ngắn hạn và đặt ra nhiều thách thức.
Nhằm đảm bảo an ninh năng lượng, các kịch bản phát triển điện năng của Việt Nam tập trung vào hai phương án chính: tận dụng đất chưa sử dụng và chuyển đổi một phần đất rừng sản xuất để phát triển điện mặt trời. Theo đó, tổng tiềm năng điện mặt trời theo kịch bản cơ sở đạt khoảng 295.000 MW, trong khi kịch bản cao ước tính lên tới 576.000 MW.
Dự báo đến năm 2050, Việt Nam sẽ đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 (Net Zero), với năng lượng tái tạo chiếm tỷ trọng chủ đạo. Để hiện thực hóa mục tiêu này, hệ thống truyền tải cần được mở rộng, đồng thời áp dụng công nghệ lưu trữ năng lượng và phát triển nguồn điện linh hoạt nhằm duy trì ổn định hệ thống điện.
(CLO) Chỉ trong vòng 4 tháng, nữ giáo viên Trần Thị Thu Trân đã dùng những thủ đoạn gian dối, vay 11,6 tỷ đồng của 4 bị hại rồi chiếm đoạt để trả nợ do làm ăn thua lỗ.
(CLO) Ngày 20/2, thông tin từ Công an tỉnh An Giang cho biết, vừa phối hợp với Phòng Trọng án – Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công an bắt giữ Nguyễn Thị Kiều Phương (SN 1981, trú ấp Long Định, xã Long Kiến, huyện Chợ Mới), đối tượng giết người xảy ra vào rạng sáng 18/2.
(CLO) Ngày 20/2, UBND tỉnh Nam Định đã ban hành các Quyết định số: 410/QĐ-UBND, 411/QĐ-UBND, 412/QĐ-UBND về việc thành lập 3 cụm công nghiệp (CCN) lần lượt là: Hợp Hưng, Yến Châu, Kim Thái
(CLO) Thanh tra tỉnh Quảng Trị vừa ban hành Kết luận thanh tra số 1509/KL-TTr về việc chấp hành pháp luật về quản lý tài chính ngân sách và các chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản của UBND huyện Hướng Hóa năm 2022, 2023.
(CLO) Dự kiến, môn thi thứ 3 vào lớp 10 sẽ được Hà Nội công bố vào cuối tháng 2/2025. Về hình thức tuyển sinh, năm học 2025-2026, Hà Nội tiếp tục thực hiện theo phương thức thi tuyển với 3 môn thi gồm Toán, Ngữ văn và môn thi thứ 3.
(CLO) Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre vừa đăng tải kết quả mở thầu cho gói thầu XL02, thuộc Dự án “Hoàn thiện Hệ thống thủy lợi Bắc, Nam Bến Tre”.
(CLO) Ngày 20/2, UBND tỉnh Nam Định tổ chức hội nghị triển khai Nghị quyết của HĐND tỉnh và công bố các Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về sắp xếp tổ chức bộ máy, cán bộ.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một loạt sắc lệnh hành pháp mới vào ngày 19/2, bao gồm lệnh ngăn chặn việc sử dụng tiền thuế để hỗ trợ người nhập cư bất hợp pháp và kế hoạch giải thể một số cơ quan nhà nước.
(CLO) Ông Lee Dong-Chul, Tổng Giám đốc Tập đoàn Hana Micron thể hiện quan điểm: Việt Nam đang là một môi trường đầu tư năng động với sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ Chính phủ, hạ tầng phát triển và nguồn nhân lực chất lượng cao với chi phí hợp lý, khiến nơi đây trở thành điểm đến hấp dẫn cho các doanh nghiệp công nghệ cao.
(CLO) Tiểu hành tinh 2024 YR4, có biệt danh là "sát thủ thành phố" và được phát hiện vào cuối năm 2024, hiện là tiểu hành tinh có nguy cơ va chạm với Trái đất cao nhất từng được ghi nhận.
(CLO) Ngày 20/2, UBND tỉnh Hà Nam tổ chức hội nghị công bố các quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về công tác cán bộ.
(CLO) Trẻ em tại Úc có thể dễ dàng vượt qua giới hạn độ tuổi tối thiểu do các nền tảng mạng xã hội đặt ra, theo một báo cáo từ cơ quan quản lý an toàn trực tuyến của nước này công bố hôm thứ Năm.
(CLO) Thiền viện Trúc Lâm Tuyên Quang (chân núi Dùm, xã Tràng Đà, TP Tuyên Quang) là một điểm đến lý tưởng cho những du khách yêu thích du lịch tâm linh. Đến với thiền viện, du khách sẽ có những phút giây thư thái, bình yên và chiêm nghiệm những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
(CLO) Một đoàn tàu chở khách ở Sri Lanka đã bị trật bánh vào sáng sớm 20/2 sau khi đâm vào đàn voi đang băng qua đường ray gần khu bảo tồn động vật hoang dã ở Habarana, cách thủ đô Colombo khoảng 180 km về phía đông.
(CLO) Sở Tài chính tỉnh Gia Lai có 12 công chức, người lao động có nguyện vọng nghỉ hưởng hưu trước tuổi, trong đó có ông Nguyễn Anh Dũng, Giám đốc và ông Đặng Công Lâm, Phó giám đốc.
(CLO) Số lượng đơn xin tị nạn tại Canada đang giảm từ mức cao kỷ lục do nước này cấp ít thị thực hơn.
(CLO) Ngày 20/2, UBND tỉnh Nam Định đã ban hành các Quyết định số: 410/QĐ-UBND, 411/QĐ-UBND, 412/QĐ-UBND về việc thành lập 3 cụm công nghiệp (CCN) lần lượt là: Hợp Hưng, Yến Châu, Kim Thái
(CLO) Ông Lee Dong-Chul, Tổng Giám đốc Tập đoàn Hana Micron thể hiện quan điểm: Việt Nam đang là một môi trường đầu tư năng động với sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ Chính phủ, hạ tầng phát triển và nguồn nhân lực chất lượng cao với chi phí hợp lý, khiến nơi đây trở thành điểm đến hấp dẫn cho các doanh nghiệp công nghệ cao.
(CLO) Hôm qua (19/2), tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có buổi hội đàm với ông Trần Cương, Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Khu ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc.
(CLO) Ngân hàng Trung ương Nga đối mặt với các phương thức tấn công ngày càng tinh vi, khiến việc phát hiện và ngăn chặn trở nên khó khăn hơn
(CLO) Bảo hiểm Xã hội tỉnh Hải Dương vừa công bố danh sách 20 đơn vị chậm đóng bảo hiểm xã hội từ 3 tháng trở lên, tổng số tiền chậm đóng đến hết ngày 15/2 hơn 7,7 tỷ đồng.
(CLO) Lệnh trừng phạt phương Tây khiến Nga mất nguồn cung linh kiện, nhưng cũng thúc đẩy nước này tái công nghiệp hóa ngành đóng tàu.
(CLO) Bộ Tài chính tiết lộ, nhiều doanh nghiệp FDI báo lỗ liên tục nhiều năm nhưng vẫn mở rộng quy mô vốn đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu ở lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo, bán buôn bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác,...
(CLO) UBND tỉnh Hải Dương có tờ trình đề nghị HĐND tỉnh thông qua nhiệm vụ quy hoạch 2 khu công nghiệp và đồ án quy hoạch 1 khu công nghiệp rộng hàng trăm ha ở 3 huyện.
(CLO) Đây là công trình khởi công mới đầu tiên trong số 21 công trình tiêu biểu đã được Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình lựa chọn khởi công, khánh thành chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2025-2030.
(CLO) Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa đề nghị lùi thời hạn hiệu lực của quy định quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử, nền tảng số của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.