Bộ Công Thương nêu hàng loạt lý do khiến hàng hóa, thực phẩm phải tăng giá

Chủ nhật, 18/07/2021 16:46 PM - 0 Trả lời

(CLO) Việc tăng giá hàng hóa trong thời kỳ dịch bệnh bùng phát là điều không ai mong muốn, nhưng vì nhiều lý do, nên buộc phải điều chỉnh tăng giá một số mặt hàng.

Ngày 18/7, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp, tổ chức họp trực tuyến với các đơn vị trực thuộc, của 19 tỉnh thành phía Nam để bàn về các giải pháp, phương thức cung ứng hàng hóa thiết yếu trong mùa dịch.

Tại cuộc họp, ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, nhìn chung, thời gian qua, giá hàng hóa tại hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại tại các địa phương được niêm yết công khai, thống nhất trên toàn hệ thống. Nhiều siêu thị cam kết giữ giá bình ổn như Central Group, Saigon Coop...

Tại hệ thống chợ, giá hàng hóa thiết yếu thường cao hơn giá tại hệ thống siêu thị từ 5% trở lên, tùy mặt hàng và tùy từng địa phương.

Tại hệ thống chợ, giá hàng hóa thiết yếu thường cao hơn giá tại hệ thống siêu thị từ 5% trở lên, tùy mặt hàng và tùy từng địa phương.

Tại hệ thống chợ, giá hàng hóa thiết yếu thường cao hơn giá tại hệ thống siêu thị từ 5% trở lên, tùy mặt hàng và tùy từng địa phương.

Tuy nhiên, trích lời phản ánh của các doanh nghiệp vận tải, ông Đông cho biết: Việc tăng giá hàng hóa trong thời kỳ dịch bệnh bùng phát là điều không ai mong muốn, nhưng vì nhiều lý do, nên buộc phải điều chỉnh tăng giá một số mặt hàng.

Theo ông Đông, thứ nhất, thời gian vận chuyển hàng hóa từ vùng trồng, về các cửa điểm bán hàng tăng giá kể, do phải đi qua các chốt kiểm soát liên tỉnh và tình trạng ùn ứ kéo dài trên các quốc lộ dẫn đến chi phí vận chuyển tăng.

Thứ hai, việc giá xăng tăng và tỷ lệ hư hao hàng tươi sống tăng cao, cũng là một tác nhân khiến các doanh nghiệp buộc phải điều chỉnh giá bán hàng hóa.

Thứ ba, hiện nay, chi phí nhân công đang có xu hướng tăng, do nhân viên phải tăng ca liên tục từ kho đến cửa hàng khi nhu cầu tiêu dùng tăng đột biến; nhiều nhân viên phải đi cách ly, hoặc trong vùng phong tỏa không thể tiếp tục công việc.

Thứ tư, hàng hóa tăng cao là do phải “cõng” thêm nhiều chi phí phát sinh trong mùa dịch. Ví dụ như chi phí xét nghiệm cho nhân viên giao hàng, nhân viên kho; chi phí thuê chỗ ở cho nhân viên để hạn chế đi lại; phí nhân công, tài xế, hư hỏng do kéo dài thời gian lưu thông...

Trước những khó khăn trên, lãnh đạo Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thống nhất 6 nhiệm vụ trong thời gian tới.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nêu 6 nhóm nhiệm vụ chung của hai Bộ Công Thương – Nông nghiệp.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nêu 6 nhóm nhiệm vụ chung của hai Bộ Công Thương – Nông nghiệp.

Thứ nhất, các địa phương cần khẩn trương đánh giá tình hình thực tế của địa phương; khảo sát, nắm bắt, dự báo thật sát về nhu cầu hàng hóa thiết yếu của các tỉnh, thành phố, trên cơ sở đó đưa ra các kịch bản cân đối cung cầu tại chỗ, kịp thời thông báo cho các Tổ công tác Tiền phương thuộc hai Bộ Công Thương – Nông nghiệp, kịp thời đưa ra những giải pháp giải quyết.

Ngoài ra, các địa phương phải kê ra được cái gì mình thiếu, cái gì mình có, cái gì cần mua bán. Xây dựng kịch bản cho những tình huống phức tạp hơn, ở mức độ cao nhất, vai trò Nhà nước cung ứng vô điều kiện hàng hóa thiết yếu cho các địa phương.

Thứ hai, chủ động kết nối cung cầu với các cơ sở sản xuất chế biến, các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp cung ứng trên địa bàn tỉnh, giữa các tỉnh trong vùng và với cả nước kịp thời cung cấp hàng hóa thiết yếu cho người dân.

“Bằng mọi giải pháp, hai Bộ Công Thương - Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cam kết, kiên quyết không để thiếu hàng hóa, lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh cho người dân trên địa bàn 19 tỉnh, thành phố phía Nam”, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh.

Thứ ba, phối hợp chặt chẽ với các ngành Giao thông, Y tế, Công an, Quân đội trên địa bàn các tỉnh phía Nam làm tốt công tác lưu thông, phân phối hàng hóa giữa các tỉnh, thành phố trong vùng, các giữa vùng với cả nước. Đồng thời, điều tiết hàng hóa hợp lý từ những nơi dồi dào đến những nơi thiếu hụt một cách kịp thời. Cái gì cần bán cần kết nối với nơi cần mua và ngược lại. Có như vậy mới giải quyết được bài toán thừa, thiếu cục bộ.

Thứ tư, đối với những vùng trồng rau củ quả, nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản… đang bị đứt gãy chuỗi cung ứng lao động do bị cách ly, phong tỏa, cần báo cáo ngay về Tổ công tác Tiền phương để có những phương án giải quyết kịp thời.

Thứ năm, lực lượng Quản lý thị trường của các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam phải đóng vai trò chủ công, chủ động phối hợp với các lực lượng chức năng tại địa phương kịp thời, thường xuyên xử lý nghiêm các hành vi găm hàng, nâng giá, dứt khoát không để xảy ra hiện tượng, hành vi trục lợi từ đại dịch Covid-19.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên yêu cầu, trong hôm nay (18/7/2021), Tổng cục Quản lý thị trường phải tăng cường lực lượng cho miền Nam, phải kiểm tra, xử lý nghiêm, kịp thời các hành vi vi phạm trong đại dịch. Phải cam kết với người dân, với địa phương không để xảy ra hành vi nâng giá, găm hàng, trục lợi, hàng giả, hàng gian, hàng kém chất lượng…

Thứ sáu, các địa phương và Tổ công tác tiền phương thuộc hai Bộ cần phối hợp truyền thông, thông tin kịp thời, chính xác về tình hình cung ứng hàng thiết yếu cho người dân. Đồng thời, thời xuyên, trao đổi, phản ánh để nắm được những chỉ đạo từ hai Bộ. 

“Chế độ thông tin phải duy trì hàng ngày, tuyệt đối không để xảy ra sự cố truyền thông”- Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh.

Việt Vũ

Bình Luận

Tin khác

Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

(CLO) Theo báo cáo triển vọng toàn cầu cập nhật từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tăng trưởng chậm sẽ đẩy Pháp ra khỏi danh sách 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới trong vòng 5 năm tới.

Thị trường - Doanh nghiệp
PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

(CLO) Ngày 26/4, Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL, mã chứng khoán: OIL) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
G7 đặt mục tiêu mở rộng gấp sáu lần khả năng lưu trữ điện

G7 đặt mục tiêu mở rộng gấp sáu lần khả năng lưu trữ điện

(CLO) Cuối tuần này, các nước G7 dự kiến sẽ thống nhất mục tiêu toàn cầu là tăng công suất lưu trữ điện gấp sáu lần từ năm 2022 đến năm 2030, khi các nước vật lộn với cách duy trì nguồn cung điện trong khi chuyển sang sử dụng năng lượng gió và năng lượng mặt trời không liên tục.

Thị trường - Doanh nghiệp
Công ty cổ phần Cát Lợi: Đồng hành gắn kết - Vươn tầm phát triển

Công ty cổ phần Cát Lợi: Đồng hành gắn kết - Vươn tầm phát triển

(CLO) Với mục tiêu Liên tục đổi mới - Đồng hành gắn kết - Vươn tầm phát triển, Công ty Cát Lợi không ngừng thực hiện đầu tư, đổi mới công nghệ hiện đại tiên tiến, sau 32 năm hoạt động, công ty đã khẳng định được vị thế trên thị trường trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh bao bì, phụ liệu thuốc lá, cung cấp cho ngành công nghiệp sản xuất thuốc lá trong và ngoài nước.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất Quý I/2024 tăng trưởng 13%

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất Quý I/2024 tăng trưởng 13%

(CLO) Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh quý I năm 2024 (trước soát xét), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên ghi nhận mức tăng trưởng khả quan với Lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 617 tỷ đồng, tăng trưởng 13%. Tổng doanh thu hợp nhất đạt 14.066 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ năm 2023.

Thị trường - Doanh nghiệp