Bộ Công Thương: “Nhập siêu chưa đáng lo ngại”

Thứ năm, 17/06/2021 17:35 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương khẳng định: Mặc dù cán cân thương mại trong 5 tháng đầu năm 2021, đang nhập siêu tới 473 triệu USD. Tuy nhiên, hiện tượng này chưa đáng lo ngại.

Chiều nay (17/6), tại cuộc họp báo Thường kỳ tháng 5/2021 và 5 tháng đầu năm 2021 do Bộ Công Thương tổ chức, Bộ này cho biết, trong tháng 5/2021, Việt Nam nhập siêu 2,07 tỷ USD. Tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu cao hơn kim ngạch xuất khẩu, khiến cán cân thương mại hàng hóa 5 tháng đầu năm 2021 nhập siêu 473 triệu USD.

Ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương khẳng định: Mặc dù cán cân thương mại trong 5 tháng đầu năm 2021, đang nhập siêu tới 473 triệu USD. Tuy nhiên, hiện tượng này chưa đáng lo ngại.

Ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương khẳng định: Mặc dù cán cân thương mại trong 5 tháng đầu năm 2021, đang nhập siêu tới 473 triệu USD. Tuy nhiên, hiện tượng này chưa đáng lo ngại.

Trao đổi riêng với PV Báo Nhà báo và Công luận, ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết: Cùng thời điểm này năm ngoái, cán cân thương mại thiên về hướng xuất siêu, với giá trị là 3,87 triệu USD. Như vậy, chỉ trong 1 năm, cán cân thương mại của Việt Nam chuyển từ xuất siêu, sang nhập siêu.

Tuy nhiên, ông Thắng Hải đánh giá: Mức nhập siêu 473 triệu USD, trong 5 tháng đầu năm 2021 không đáng lo ngại và vẫn đang trong tầm kiểm soát.

Giải thích rõ hơn về điều này, ông Thắng nói: “90% giá trị nhập siêu trong thời gian qua là hàng hóa phục vụ cho công tác chống dịch, và hàng hóa phục cho việc sản xuất, xuất khẩu. Do đó, con số 473 triệu USD tuy có cao, nhưng không đáng lo ngại”.

Ông Đỗ Thắng Hải dự báo: Hoạt động xuất nhập khẩu sẽ khởi sắc trong thời gian tới, nhờ vào các Hiệp định thương mại tự do FTA như CPTPP, EVFTA, UKFTA;... bắt đầu có hiệu lực.

Các Hiệp định FTA sẽ là điều kiện thuận lợi để hàng hóa Việt Nam thâm nhập vào các thị trường đối tác với mức thuế ưu đãi, thông qua đó thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng mạnh trong thời gian tới. Đồng thời, giá hàng hóa xuất khẩu cũng đang có xu hướng tăng, nhất là các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam, như dệt may, da giầy hay nông sản. 

Bên cạnh đó, Mỹ và các nước châu Âu đang dỡ bỏ dần hoặc hoàn toàn lệnh phong tỏa khi đã tiêm đủ số lượng vắc-xin, cầu hàng hóa trên thị trường thế giới đang tăng trở lại. Tất cả các yếu tố này sẽ là động lực để Việt Nam thoát khỏi giai đoạn nhập siêu.

Ông Đỗ Thắng Hải lưu ý: Dù có nhiều tiềm năng thoát khỏi nhập siêu, thế nhưng, tại thời điểm này, Việt Nam vẫn đang phải hứng chịu các tác động của đợt bùng phát đại dịch lần thứ 4. Đặc biệt, các tỉnh chịu ảnh hưởng đều là “đầu tàu” kinh tế, sản xuất công nghiệp của cả nước. 

Không chỉ tại Việt Nam, nhiều quốc gia khác trên thế giới, nhất là tại khu vực châu Á như Indonesia, Ấn Độ, Nhật Bản, Đài Loan hay Thái Lan vẫn đang chịu thiệt hại do các đợt bùng phát dịch bệnh, khiến người dân thắt chặt chi tiêu, Chính phủ cũng hạn chế giao thương thương mại, điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.

Trước những khó khăn trên, ông Hải đề nghị các doanh nghiệp trong nước phải nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh, cũng như tăng khả năng thích ứng để vượt qua khó khăn.

Việt Vũ

Tin khác

ROX Group: Khi sức sống thương hiệu đến từ nền tảng văn hóa

ROX Group: Khi sức sống thương hiệu đến từ nền tảng văn hóa

(NB&CL) Lịch sử gần ba thập kỷ phát triển đã giúp ROX Group (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) trang bị cho thương hiệu bản sắc văn hóa và sức bật nội tại. Ban lãnh đạo Tập đoàn vững tin rằng nền tảng văn hóa mang lại sức sống và sinh khí mới cho thương hiệu ROX.

Thị trường - Doanh nghiệp
Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

(CLO) Ngày 26/4/2024, Đại hội đồng cổ đông Sacombank đã họp thường niên, thông qua kết quả năm 2023 và kế hoạch năm 2024 với mục tiêu “Tăng tốc hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả trên nền tảng số” cùng với kỳ vọng tái cơ cấu thành công trước thời hạn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vietbank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

Vietbank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

(CLO) Ngày 26/4/2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - VBB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên bằng hình thức trực tuyến. Năm 2024, Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%.

Thị trường - Doanh nghiệp
Gạo Việt Nam tiếp thục 'thăng hạng', xuất khẩu 3 tháng đạt 1,43 tỷ USD

Gạo Việt Nam tiếp thục "thăng hạng", xuất khẩu 3 tháng đạt 1,43 tỷ USD

(CLO) Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Viêt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.

Thị trường - Doanh nghiệp
UDIC lần thứ 6 được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024

UDIC lần thứ 6 được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024

(CLO) Việc UDIC được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024, tiếp tục khẳng định sự nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, đẩy mạnh tái cơ cấu, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao nội lực, biến thách thức thành cơ hội...

Thị trường - Doanh nghiệp