Bộ Giáo dục và Đào tạo cần sớm có phương án tuyển sinh đại học năm 2025

Thứ sáu, 10/02/2023 10:18 AM - 0 Trả lời

(CLO) Đó là một trong những đề xuất của giáo viên gửi lên Bộ Giáo dục và Đào tạo tại buổi giám sát chuyên đề việc thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông trên địa bàn Hà Nội.

Nhiều điểm mới tích cực trong dạy học theo chương trình phổ thông 2018

Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông trên địa bàn TP Hà Nội, ngày 9/2, Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội đã có cuộc làm việc với UBND TP Hà Nội.

Tại cuộc làm việc, nhiều ý kiến đã được đội ngũ giáo viên, lãnh đạo các nhà trường trao đổi, chia sẻ. Các ý kiến cho thấy, mặc dù có những bỡ ngỡ ban đầu song các nhà trường và đội ngũ giáo viên đã nhanh chóng bắt nhịp, việc triển khai đã mang lại những hiệu quả tích cực, thể hiện trong sự thay đổi của chính học sinh và giáo viên.

bo giao duc va dao tao can som co phuong an tuyen sinh dai hoc nam 2025 hinh 1

Giám sát chuyên đề việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội (ảnh nguồn Bộ Giáo dục và Đào tạo).

Cô giáo Bùi Thị Thanh Hoa, giáo viên Trường THPT Nguyễn Gia Thiều cho biết: Để triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, giáo viên đã được tiếp cận đầy đủ, kịp thời với các văn bản, hướng dẫn từ các cấp quản lý. Giáo viên cũng tham gia vào quá trình chọn lựa sách và bộ sách được chọn đúng như mong muốn của giáo viên.

Nhận xét về sách giáo khoa lớp 10 mới, cô Hoa cho hay: sách giáo khoa mới khắc phục được quá tải, cập nhật nhiều nội dung mới, hiện đại, tăng cường thực hành, gắn với thực tiễn - điều này sách giáo khoa chương trình 2006 không làm được.

Việc giảm tải từ 13 môn xuống còn 10 môn học ở bậc THPT, theo cô Hoa cũng là một trong những điểm tích cực của chương trình mới, giúp học sinh tự tin và yêu thích hơn môn học, đỡ cảm giác bị quá tải.

Với những thay đổi về phương pháp, cách tiếp cận, cô Hoa nhận định: Sau một học kỳ đã nhận thấy rõ sự khác biệt giữa học sinh lớp 10 với học sinh khối 11, 12.

Các em học sinh khối 10 tự tin hơn, chủ động hơn trong học tập. “Sau 3 năm học các con sẽ được trang bị kiến thức tốt hơn chương trình cũ”, cô Hoa tin tưởng.

Cùng chung đánh giá về những thay đổi tích cực của học sinh, cô giáo Nguyễn Phương Thanh, giáo viên Trường THPT Chu Văn An chia sẻ: Qua một học kỳ vừa qua, thầy trò đã thích ứng được với chương trình mới, từng bước chuyển hướng được theo mục tiêu giáo dục đánh giá năng lực, phẩm chất người học.

Học sinh Chu Văn An, dù khối chuyên hay khối thường đã thể hiện được phẩm chất người học theo hướng chủ động, sáng tạo, tự tin hơn trước các hoạt động ngoại khoá, trải nghiệm sáng tạo. “Chúng tôi nhận định các con đã phát triển, đáp ứng mục tiêu đào tạo thế hệ học trò có thể hội nhập quốc tế”, cô Thanh nói.

Dạy môn Toán lớp 10, thầy Nguyễn Văn Hoàng, Trường THPT Tây Hồ cũng nhận định chương trình mới có một số điểm tích cực.

Theo đó, trước đây, giáo viên là người truyền thụ kiến thức, chủ yếu theo phương pháp giảng. Với chương trình mới, học sinh tự nghiên cứu, tìm hiểu kiến thức, cùng trao đổi để giải quyết vấn đề, giáo viên là người định hướng, dẫn dắt. “Đó là một trong những thay đổi lớn nhất tôi nhận thấy sau hơn 1 học kỳ giảng dạy lớp 10”, thầy Nguyễn Văn Hoàng chia sẻ.

Với sách giáo khoa, theo thầy Hoàng cũng thay đổi tích cực, có nhiều bài tập vận dụng thực tế giúp học sinh phát huy sự tìm tòi, khám phá sâu từng vấn đề. Khi hiểu kiến thức mình học được sử dụng để làm gì, học sinh thấy việc học có ý nghĩa hơn.

“Tất nhiên, bước đầu chuyển sang giảng dạy theo phương pháp mới, cả thầy và trò đều bỡ ngỡ, học sinh chưa tiếp cận được ngay. Nhưng sau một thời gian, học sinh đã hiểu hơn và phối hợp tốt hơn với giáo viên trong các giờ học, từ đó việc học đạt hiệu quả cao hơn”, thầy Hoàng chia sẻ.

Nhấn mạnh tới 3 điểm được cho là “khác biệt” mang lại hiệu quả của Hà Nội khi triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với cấp THPT, cô giáo Nguyễn Thị Nhiếp, Hiệu trưởng Trường THPT Chu Văn An cho biết: Đó là công tác chỉ đạo truyền thông về triển khai chương trình, tư vấn cho cha mẹ học sinh lớp 9 nắm bắt được chương trình mới, qua đó bắt nhịp nhanh hơn với những thay đổi ở lớp 10.

Khi bước vào năm hoc, Sở GD&ĐT Hà Nội đã triển khai thành 16 cụm trường, các cụm xây dựng kế hoạch nhà trường và chỉ trong tháng 9 đã hoàn thành kế hoạch nhà trường. Ngoài ra, Sở GD&ĐT đã tổ chức các tiết dạy theo hướng dẫn từ Công văn 5512 của Bộ GD&ĐT, kết nối các trường cùng dự, sau đó rút kinh nghiệm để cùng thực hiện ở các trường.

Đề xuất Bộ sớm có hướng dẫn thi tốt nghiệp và tuyển sinh đại học năm 2025

Bên cạnh những việc đã làm được, theo Hiệu trưởng Trường THPT Chu Văn An, cần tăng cường hơn nữa công tác truyền thông để xã hội hiểu rõ về những điểm mới của chương trình.

Các trường sự phạm trong đào tạo sinh viên cũng cần đưa vào nội dung mục tiêu của chương trình để sinh viên nắm chắc được mục tiêu này, biết xây dựng kế hoạch nhà trường, kế hoạch bài giảng.

Cho rằng, thực hiện chương trình mới không thể không thay đổi cách quản trị nhà trường, cô giáo Trần Thị Hải Yến, Hiệu trưởng Trường THPT Trần Phú chia sẻ về những đổi mới trong cách thức quản trị trường học tại Trường THPT Trần Phú, gồm: Thay đổi văn hóa trong nhà trường, thay sự áp đặt bằng văn hóa xung phong, phân công nhiệm vụ phù hợp;

Xã hội hoá các hoạt động dạy học trong nhà trường; không xếp thời khóa biểu cứng như chương trình 2006; kết nối với các trường để sử dụng hiệu quả đội ngũ giáo viên…

Đánh giá về sự linh hoạt, chủ động mà chương trình giáo dục phổ thông 2018 mang lại, cô giáo Trần Thị Hải Yến cho rằng: Thầy cô vui vẻ, học sinh vui vẻ, việc học thoát ra khỏi khuôn khổ phòng học, khuôn khổ trường học.

Một trong những đề xuất chung được giáo viên, lãnh đạo các trường THPT ở Hà Nội gửi tới Đoàn giám sát và Bộ GD&ĐT là mong sớm có phương án tổ chức thi THPT và phương án tuyển sinh đại học năm 2025 để học sinh, giáo viên, nhà trường có định hướng giảng dạy, học tập.

Ngoài ra, việc sớm được trang bị đầy đủ thiết bị dạy học để việc dạy học sẽ hiệu quả hơn nữa cũng là kiến nghị chung của nhiều giáo viên.

Phát biểu tại cuộc làm việc, với tư cách là Đại biểu Quốc hội và Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chia sẻ, Bộ GD&ĐT chính là nơi “thu hoạch” được nhiều nhất từ cuộc giám sát của Quốc hội lần này. Bộ trưởng cũng chia sẻ sự vui mừng trước những phát biểu, trao đổi thẳng thắn, khách quan, nhiều thông tin rất quý từ đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý các nhà trường.

Theo đó, Bộ trưởng cho biết: Trong rất nhiều điểm mới của Chương trình giáo dục phổ thông 2018, điểm mới quan trọng là tính nhất quán, thống nhất, hướng đích, “cứng” ở mục tiêu và chuẩn đầu ra.

Các bộ sách khác nhau đều phải cụ thể hóa các yêu cầu của chương trình về nội dung giáo dục, yêu cầu về phẩm chất và năng lực học sinh; định hướng về phương pháp giáo dục và cách thức kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục.

Chương trình dành khoảng rất rộng mở, linh hoạt cho lãnh đạo địa phương, Sở GD&ĐT, lãnh đạo các nhà trường, tổ chuyên môn, đặc biệt là chủ động của các nhà giáo và cuối cùng là chủ động của người học. Với việc được chủ động và linh hoạt như vậy, đừng đem tư duy rất “cứng” để xử lý các việc.

“Chương trình phổ thông thiết kế, học sinh khi kết thúc một cấp học nào đó phải đạt một chuẩn chung nhất định. Như vậy, phải lấy chuẩn cơ bản, thang năng lực cơ bản để làm chuẩn.

Đừng vì lý do học sinh trường này học chậm hơn trường kia một vài bài; cũng không nên do trường này chọn một bộ sách, trường kia chọn bộ sách khác; hay các cháu có lệch môn trong tổ hợp… mà không cho học sinh chuyển trường. Làm vậy là đi ngược lại với tinh thần của chương trình mới”, Bộ trưởng nêu rõ.

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Các trường học tại Thái Nguyên khắc phục hậu quả sau lũ, đón học sinh trở lại

Các trường học tại Thái Nguyên khắc phục hậu quả sau lũ, đón học sinh trở lại

(CLO) Mưa lũ lịch sử đã gây thiệt hại lớn cho ngành Giáo dục tỉnh Thái Nguyên. Ngay sau khi nước rút, các trường học đã tổ chức dọn dẹp vệ sinh, đảm bảo đón học sinh đi học trở lại theo khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025.

Giáo dục
Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh kỷ niệm 30 năm hình thành và phát triển

Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh kỷ niệm 30 năm hình thành và phát triển

Ngày 19/9, Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm hình thành và phát triển. Tham dự buổi lễ có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh, cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh.

Giáo dục
Quảng Bình cho học sinh nghỉ học để ứng phó với bão số 4

Quảng Bình cho học sinh nghỉ học để ứng phó với bão số 4

(CLO) Trước những diễn biến mới của cơn bão số 4, sáng ngày 19/9, Sở Giáo dục-Đào tạo Quảng Bình có công văn chỉ đạo các đơn vị, cơ sở giáo dục cho học sinh các cấp học nghỉ học từ chiều 19/9/2024 cho đến khi thời tiết bình thường trở lại.

Giáo dục
Đề nghị các tỉnh có chính sách hỗ trợ đối với học sinh vùng bão lũ

Đề nghị các tỉnh có chính sách hỗ trợ đối với học sinh vùng bão lũ

(CLO) Bộ GD&ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục căn cứ mức độ thiệt hại của người dân, xem xét, quyết định hỗ trợ học phí.

Giáo dục
Phú Thọ vẫn có nhiều hộ dân bị ngập, nhiều học sinh vẫn chưa đến trường

Phú Thọ vẫn có nhiều hộ dân bị ngập, nhiều học sinh vẫn chưa đến trường

(CLO) Tỉnh Phú Thọ cho biết, có 194 trường học, tập trung chủ yếu trên địa bàn huyện Hạ Hòa bị ảnh hưởng bởi bão. Ước tính thiệt hại của ngành Giáo dục tỉnh khoảng trên 4 tỷ đồng.

Giáo dục