(CLO) Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, thi tốt nghiệp THPT được quy định trong luật, khi học sinh không có nhu cầu thi tốt nghiệp cũng được cấp chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) nhận được kiến nghị của cử tri An Giang đề nghị tổ chức xét tốt nghiệp cho học sinh THPT trên toàn quốc thay cho hình thức tổ chức thi tốt nghiệp THPT quốc gia hiện nay.
Trả lời kiến nghị này, Bộ GD&ĐT dẫn điều 34, Luật Giáo dục 2019 quy định học sinh học hết chương trình THPT đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT được dự thi.
Khi đạt yêu cầu, các em được người đứng đầu cơ quan chuyên môn về giáo dục thuộc UBND cấp tỉnh cấp bằng tốt nghiệp THPT.
Học sinh học hết chương trình THPT đủ điều kiện dự thi theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nhưng không dự thi hoặc thi không đạt yêu cầu được hiệu trưởng nhà trường cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho biết, việc tổ chức kỳ thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT đã được quy định trong Luật Giáo dục.
Kỳ thi cũng là một trong các cơ sở để đánh giá chất lượng dạy, học của cơ sở giáo dục phổ thông và công tác chỉ đạo của cơ quan quản lý giáo dục. Kỳ thi còn cung cấp dữ liệu đủ độ tin cậy cho cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn khẳng định, việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT là nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục, được xã hội quan tâm. Đảng, Quốc hội, Chính phủ ban hành nhiều nghị quyết liên quan về công tác thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT.
Bộ GD&ĐT luôn đưa ra phương án thi bảo đảm gọn nhẹ, giảm áp lực và không gây tốn kém cho xã hội.
Các thí sinh có đủ kết quả đại diện cho các khối ngành khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và công nghệ, nghệ thuật, ngoại ngữ, đồng thời bảo đảm quyền chủ động lựa chọn theo đúng mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Cử tri tỉnh An Giang cũng kiến nghị Bộ GD&ĐT giao Sở GD&ĐT địa phương được quyết định, lựa chọn bộ sách giáo khoa (SGK) thống nhất theo cấp học.
Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho biết, Nghị quyết 88/2014 của Quốc hội quy định thực hiện xã hội hóa biên soạn SGK, có một số SGK cho mỗi môn học.
SGK biên soạn theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được xã hội hóa, tạo điều kiện cho nhiều cá nhân, tổ chức có khả năng, điều kiện tham gia vào việc biên soạn, tạo ra những bộ SGK có chất lượng tốt của nhiều nhóm tác giả khác nhau.
Bộ GD&ĐT đã ban hành các thông tư quy định về lựa chọn SGK, trong đó có quy định mỗi cơ sở giáo dục phổ thông lựa chọn một SGK trong danh mục SGK do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phê duyệt cho mỗi môn học, lớp học phù hợp điều kiện tổ chức dạy học và điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.
Đối với việc dạy và học trong các cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện thống nhất trên toàn quốc theo Chương trình giáo dục phổ thông. Việc mỗi nhà trường tổ chức giảng dạy với các bộ SGK khác nhau không ảnh hưởng đến việc phụ huynh tham gia vào quá trình kiểm tra, hướng dẫn con em học tập.
Sáng 22/11, Bộ Tư pháp tổ chức Lễ phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất nhằm góp phần tích cực xây dựng Bộ, ngành Tư pháp ngày càng phát triển. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban Tổ chức Giải chủ trì buổi lễ.
(CLO) Giới chức Hồng Kông (Trung Quốc) mới đây cho biết, một tổ chức ở đặc khu này đã điều hành đường dây mại dâm thông qua các nền tảng mạng xã hội, quảng bá các diễn viên phim người lớn Nhật Bản để thu hút khách hàng.
(CLO) Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã chỉ trích Mỹ vì làm gia tăng căng thẳng, cho rằng Bán đảo Triều Tiên đang đối mặt với nguy cơ chiến tranh hạt nhân cao chưa từng có khi đến thăm triển lãm quốc phòng Triều Tiên.
(CLO) Tổng kim ngạch nhập khẩu ô tô nguyên chiếc lũy kế 10 tháng năm 2024 đạt xấp xỉ 3 tỷ USD. Trong đó, xe nhập khẩu từ Trung Quốc tăng bằng lần, xe Thái Lan và Indonesia nhích nhẹ.
(CLO) Còn hơn 1 tháng nữa mới tới giáng sinh, nhưng những ngày này phố Hàng Mã đã “thay áo mới” lung linh sắc màu của những đồ chơi, phụ kiện trang trí bắt mắt
(CLO) CTCP Kỹ thuật và Ô tô Trường Long (Mã: HTL) ghi nhận doanh thu sụt giảm 7,8% so với cùng kỳ năm trước nhưng lợi nhuận vẫn được cải thiện do cắt giảm các chi phí. Công ty vừa chốt tạm ứng cổ tức tiền mặt tỷ lệ 35% cho cổ đông.
(CLO) Mới đây, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Đan Phượng (TP Hà Nội) đã mở thầu gói thầu số 07: Thi công xây dựng công trình và đảm bảo an toàn giao thông, thuộc Dự án "Xây dựng tuyến đường Tây Thăng Long".
(CLO) Theo thông báo của công tố viên Mỹ, tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani, một trong những người giàu nhất thế giới, bị truy tố ở New York với cáo buộc hối lộ hơn 250 triệu USD cho giới chức Ấn Độ.
(CLO) Lực lượng Hệ thống Không người lái của Ukraine vào ngày 21/11 đã công bố đoạn video cho thấy một cuộc tấn công vào một sở chỉ huy của Nga gần làng Maryino ở Tỉnh Kursk.
(CLO) Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc được tổ chức định kỳ 3 năm một lần đã khẳng định là một thương hiệu quốc gia trong các liên hoan về nghệ thuật ca múa nhạc ở Việt Nam.
(CLO) Android 16 mang đến tính năng "Even Dimmer" giúp làm mờ màn hình hiệu quả hơn, bảo vệ mắt vào ban đêm, cùng với các cải tiến về quyền riêng tư và âm thanh.
(CLO) Hôm thứ Năm, Đảng viên Cộng hòa Matt Gaetz đã rút tên khỏi danh sách ứng viên Tổng chưởng lý của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, sau khi phải đối mặt với các cáo buộc về hành vi trong quá khứ.
(CLO) Nga sẽ sử dụng doanh thu từ tài sản bị đóng băng của các nhà đầu tư nước ngoài, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên kênh truyền hình Rossiya-1.
(CLO) Gần 70 năm xây dựng và phát triển các thế hệ thầy, cô giáo nhà trường đã đem trí tuệ, tâm huyết, tài năng để cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”. Đến nay, Trường Tiểu học Xuân Du (Như Thanh) ngày càng khẳng định được vị thế, uy tín, thương hiệu của nhà trường trong công tác giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện Như Thanh nói riêng, tỉnh Thanh Hóa nói chung.
(CLO) Những năm học vừa qua chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường luôn đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Vị thế của nhà trường từng bước được khẳng định, đáp ứng kịp thời yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục trong thời kỳ đất nước hội nhập và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương, góp phần xây dựng xã Hợp Thành đạt xã nông thôn mới nâng cao.
(NB&CL) Những giáo viên người địa phương đang ngày càng trở thành lực lượng nòng cốt trong việc dạy học ở những nơi vùng cao, vùng xa. Lực lượng này ngày một dồi dào và chính họ là những người truyền cảm hứng cho học trò của mình vượt khó, vươn lên để học tập tốt.
(CLO) Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn đã có những chia sẻ xung quanh quá trình xây dựng, những điểm đáng chú ý và mong mỏi đối với Luật Nhà giáo - một dự án Luật dự kiến khi ban hành sẽ khẳng định và giữ vững vị thế, nâng cao vị trí của nhà giáo.
(CLO) Chưa bao giờ, ngành giáo dục được quan tâm nhiều như bây giờ, nhưng cũng chưa bao giờ trách nhiệm đặt lên vai cho thầy cô lớn như bây giờ. Trách nhiệm đó chính là nâng cao chất lượng giáo dục, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao làm điểm tựa để xây dựng đất nước bước vào kỷ nguyên mới, hướng tới kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, 100 năm ngày thành lập nước.
(CLO) Sáng nay (20/11), Tập đoàn Giáo dục Quốc tế Nam Việt đã tổ chức chương trình “Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam” với nhiều hoạt động tri ân và vinh danh đầy ý nghĩa.
(CLO) Từ năm 2021 đến nay, có 17 lượt học sinh dự thi và đoạt huy chương, trong đó có 7 học sinh đoạt huy chương Quốc tế (gồm 3 huy chương Vàng, 1 Huy chương Bạc, 3 Huy chương Đồng) - dẫn đầu các tỉnh, thành phố cả nước về số lượng huy chương đạt được.
(NB&CL) Dạy học là một nghề vất vả, dạy học miền núi lại vất vả hơn bội phần. Thế nhưng đã có những người thầy người cô từ bỏ phố thị, đồng bằng lên vùng cao dạy học và gắn bó với những điểm trường lẻ hàng chục năm trời. Câu chuyện dạy học của họ thực sự mang lại cho mỗi chúng ta những câu chuyện truyền cảm hứng, minh chứng cho quan điểm: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình!”.
(CLO) Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng: “Chúng ta cùng chúc nhau 20/11 thật vui, có thêm sự động viên, nghị lực, tình cảm, từ đó giúp chúng ta mạnh mẽ trong giải quyết công việc và vững chãi, tự tin trong cuộc sống”.
Hạnh phúc trong giáo dục dần trở thành xu hướng và là mục tiêu trọng tâm của các nền giáo dục hiện đại trên thế giới, giúp học sinh phát triển toàn diện cả về Tâm - Trí – Lực. Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.