(CLO) Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo hỗ trợ kinh phí phù hợp cho các cơ sở giáo dục để tổ chức ôn tập, bồi dưỡng học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Triển công tác tuyển sinh và quản lý dạy thêm, học thêm
Ngày 11/2, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) có Công văn số 545/BGDĐT-GDTrH gửi Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường chỉ đạo đối với giáo dục phổ thông.
Năm học 2024-2025 là năm học Chương trình giáo dục phổ thông mới được triển khai thực hiện trong toàn bậc học phổ thông từ lớp 1 đến lớp 12 với những thay đổi căn bản từ chương trình định hướng nội dung sang chương trình định hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh.
Hiện nay theo quy định mới không được thu tiền dạy thêm trong nhà trường (ảnh minh họa - Quang Hùng).
Thời gian qua, Bộ GD&ĐT đã ban hành văn bản quy định, hướng dẫn về thực hiện hiệu quả quản trị nhà trường, đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, thực hiện công tác tuyển sinh đầu cấp và thi tốt nghiệp trung học phổ thông… theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018; đồng thời hỗ trợ, hướng dẫn các địa phương tổ chức thực hiện hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đề ra.
Để tăng cường công tác quản lý nhà nước về giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, Bộ GD&ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục chỉ đạo triển khai công tác truyền thông, tổ chức các hội nghị triển khai chuyên đề để phổ biến, hướng dẫn, thống nhất trong tổ chức triển khai thực hiện đúng quy định.
Thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10/CĐ-TTg ngày 7/2/2025 về tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh trung học cơ sở, tuyển sinh trung học phổ thông và quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm thuộc thẩm quyền, bảo đảm phù hợp với thực tế của địa phương và các quy định hiện hành. Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc tổ chức triển khai thực hiện để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và có những giải pháp phù hợp ở những nơi gặp khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện.
Tiếp tục quan tâm cơ sở vật chất, bảo đảm số lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên
Tiếp tục thực hiện rà soát, sắp xếp, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục phổ thông bảo đảm đủ trường, lớp học, nhất là ở các thành phố lớn, khu công nghiệp, khu vực đông dân cư và miền núi; bảo đảm công bằng trong tiếp cận giáo dục, mọi học sinh trong độ tuổi phổ cập giáo dục được đến trường học tập.
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý biên chế trên địa bàn, sử dụng hiệu quả biên chế hiện có theo thẩm quyền; tăng cường công tác rà soát, điều động, luân chuyển giáo viên bảo đảm chất lượng giáo viên giữa các trường; thực hiện tuyển dụng đúng, đủ số chỉ tiêu biên chế giáo viên được giao, có giải pháp đối với những nơi còn thiếu giáo viên, bảo đảm nguyên tắc “có học sinh phải có giáo viên đứng lớp”.
Thực hiện các chính sách ưu đãi, thu hút giáo viên công tác và gắn bó lâu dài tại địa phương, nhất là ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để bảo đảm thực hiện bền vững hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông 2018 tại các địa bàn khó khăn. Tiếp tục tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 trong các cơ sở giáo dục phổ thông phù hợp với điều kiện của địa phương.
Tuyệt đối không buông lỏng việc tổ chức ôn tập, bồi dưỡng cho học sinh
Bộ GD&ĐT chỉ đạo ngành giáo dục quán triệt các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp để triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 bảo đảm chất lượng. Việc ra đề kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kì; xét tuyển học sinh đầu cấp (tiểu học, trung học cơ sở) và thi tuyển sinh vào lớp 10 cấp trung học phổ thông phù hợp với yêu cầu cần đạt của Chương trình giáo dục phổ thông 2018, không gây áp lực học thêm cho học sinh.
Tuyệt đối không buông lỏng việc tổ chức ôn tập, bồi dưỡng cho những học sinh có kết quả học tập ở mức chưa đạt; tổ chức cho học sinh lớp cuối cấp tăng cường ôn thi tuyển sinh, ôn thi tốt nghiệp theo kế hoạch giáo dục của nhà trường, xác định đây là trách nhiệm của các nhà trường để giúp học sinh đáp ứng các yêu cầu cần đạt theo từng môn học của từng khối lớp theo quy định của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Theo điều kiện thực tế của địa phương, UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo hỗ trợ kinh phí phù hợp cho các cơ sở giáo dục để tổ chức ôn tập, bồi dưỡng học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là học sinh còn gặp khó khăn trong học tập, học sinh cuối cấp, đối tượng yếu thế, học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Bộ GD&ĐT cũng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm, tăng cường chỉ đạo thực hiện những nội dung nêu trên; kịp thời báo cáo Bộ GD&ĐT những vấn đề vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, Dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi) phải xác định được những nội dung cốt lõi, có tính khái quát, tầm nhìn, định hướng 50-100 năm; dứt khoát bỏ tư duy "không quản được thì cấm, không biết mà vẫn quản"; không đưa vào luật những nội dung quá cụ thể, mang tính kỹ thuật.
(CLO) Lễ hội Minh Thề có tuổi đời gần 500 năm, quy định những điều được làm, phải làm và những điều không được làm cho các thành phần từ hương chức đến dân thôn.
(CLO) Theo Theo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, ngày 12/2, thời tiết Nam Bộ có mưa dông vài nơi do tác động kết hợp của rìa phía Nam khối không khí lạnh và rãnh áp thấp với vùng áp thấp trên Biển Đông. TP HCM và các tỉnh thành khu vực Nam Bộ sáng sớm trời se lạnh, nhiệt độ cao nhất phổ biến 30-33 độ C; thấp nhất 22-25 độ C.
(CLO) UBND TP Hà Nội đã ban hành văn bản giao Công an TP chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương điều tra, làm rõ và xử lý nghiêm (nếu có) theo quy định vụ việc tài xế Lexus hành hung shipper ở quận Tây Hồ. Đồng thời, Công an TP phải báo cáo UBND TP trước ngày 21/2.
(CLO) OpenAI đang phát triển chip AI tùy chỉnh nhằm giảm phụ thuộc vào Nvidia. Dự kiến ra mắt cuối năm nay, con chip này sẽ giúp OpenAI tối ưu hiệu suất và mở rộng năng lực AI.
(CLO) Để phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đẩy mạnh hợp tác quốc tế và hội nhập, đặc biệt là chuyển giao công nghệ nguồn, công nghệ lõi, tiên tiến nhất để "xoay chuyển tình thế, thay đổi trạng thái" nhanh nhất, nhất là các lĩnh vực xác định ưu tiên.
(CLO) Dự báo trong 24 giờ tới, vùng áp thấp ở khu vực tây bắc quần đảo Trường Sa di chuyển chậm theo hướng Tây Tây Bắc và có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới.
(CLO) Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, muốn có doanh nghiệp lớn thì Nhà nước phải giao việc lớn cho họ, đặt hàng, giao nhiệm vụ cho họ. Có việc lớn thì doanh nghiệp Việt Nam mới lớn nên được. Doanh nghiệp sau khi đã thành công thì cần có việc lớn, thách thức lớn để tạo ra tự hào Việt Nam. Giao việc lớn, nếu họ chưa đủ nguồn lực thì họ sẽ thuê nước ngoài làm thuê, hơn là để nước ngoài thuê ta làm các dự án trong nước.
(CLO) Hà Nội thí điểm cấm ôtô trên 16 chỗ hoạt động trên các tuyến phố khu vực phố cổ và Hồ Gươm trong giờ cao điểm, từ tháng 3/2025. Điều này được kỳ vọng sẽ tạo không gian an toàn cho người dân, du khách đến với Thủ đô.
(CLO) Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho rằng, để tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế phải chú trọng đầu tư phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, bắt đầu từ đột phá trong phát triển giáo dục đại học.
(CLO) Bộ Công Thương cho biết, hàng hóa Việt Nam xuất sang Mỹ chủ yếu là cạnh tranh với các nước thứ ba, không cạnh tranh trực tiếp với doanh nghiệp Mỹ trên thị trường Mỹ. Ngược lại còn tạo điều kiện để người tiêu dùng của Mỹ được sử dụng hàng hóa rẻ của Việt Nam.
(CLO) Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang cho biết, sự phụ thuộc khoa học công nghệ nước ngoài dẫn đến mất chủ quyền công nghệ do nghiên cứu ứng dụng, đổi mới khoa học công nghệ của Việt Nam chưa đến mức đột phá. Chưa làm chủ được công nghệ chiến lược, công nghệ cốt lõi như bán dẫn, AI, big data, công nghệ lượng tử… Nguy cơ chảy máu chất xám, nguy cơ bị đánh cắp sở hữu trí tuệ ngày càng gia tăng.
(CLO) Đối tượng Nguyễn Tấn Thọ đi đến vị trí bà P nằm ngủ, tạt xăng lên người và lấy điện thoại di động đập mạnh xuống nền nhà có xăng làm bén lửa gây cháy, làm bà P bị bỏng toàn thân và sau đó tử vong.
(CLO) Elon Musk tuyên bố Cơ quan Quản lý Tình trạng Khẩn cấp Liên bang Mỹ (FEMA) đã chi 59 triệu USD cho các khách sạn dành cho người nhập cư bất hợp pháp vào tuần trước, dù cơ quan này thiếu hụt ngân sách trong cơn bão Helene.
(CLO) Hàng chục hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) vừa được chính quyền cấp phát miễn phí hơn 3.300 cây giống sâm Ngọc Linh để phát triển kinh tế, thoát nghèo và vươn lên làm giàu.
(CLO) UBND tỉnh Ninh Bình vừa có Quyết định số 66/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch tuyển sinh lớp 10 trung học phổ thông (THPT) năm học 2025 - 2026 tỉnh Ninh Bình.
(CLO) Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng cho rằng, “Quy định dạy thêm, học thêm đang hướng tới là vì một nền giáo dục với những giá trị tốt đẹp. Do vậy, dù bước đầu khó khăn song mong rằng sẽ có sự đồng lòng, quyết tâm trong triển khai Thông tư này”
(CLO) Theo Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh, dự thảo Luật Nhà giáo quy định giao thẩm quyền tuyển dụng giáo viên cho ngành Giáo dục được đánh giá là cần thiết, vừa đảm bảo tính sát thực của việc tuyển dụng, vừa nâng cao trách nhiệm và tạo điều kiện để ngành Giáo dục chủ động trong tuyển dụng, sử dụng, quản lý, phát triển nhà giáo, đáp ứng yêu cầu về số lượng, cơ cấu và chất lượng.
(CLO) Chiều 6/2, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã tổ chức Hội nghị quán triệt triển khai thực hiện Kết luận số 91-KL/TW, Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị và Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045.
(CLO) Ngành bán dẫn được xem là “mỏ vàng”, nếu có một chiến lược tổng thể và nguồn nhân lực cao đây sẽ là một mũi nhọn kinh tế nâng tầm vị thế Việt Nam trên trường quốc tế. Nhiều chuyên gia đánh giá, bán dẫn là thời cơ “trăm năm có một” nếu Việt Nam biết tận dụng. Vì vậy, theo học ngành này đang được xem là “thời thượng” để sinh viên vừa có việc làm, thu nhập cao, lại tiếp cận đúng xu thế công nghệ cốt lõi trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
(CLO) Năm 2025, Trường Đại học Giao thông Vận tải tuyển sinh 4.500 chỉ tiêu tại Hà Nội và 1.800 chỉ tiêu tại TP. Hồ Chí Minh; trường sử dụng 4 phương thức xét tuyển và 12 tổ hợp xét tuyển.
(CLO) Thông tư về dạy thêm, học thêm mới có nhiều nội dung nhân văn, khi đi vào thực tiễn sẽ thay đổi bộ mặt giáo dục. Tuy nhiên, để thành hiện thực phải cần thời gian. Trong khi quyền lợi của học sinh là điều giáo viên cần hướng tới, tránh ảnh hưởng tới việc học tập thi cử của các em.
(CLO) Phương thức xét tuyển bằng điểm tổng kết học bạ vẫn được nhiều trường sử dụng, trong đó nhiều trường có kết hợp với điểm tổng kết học bạ với chứng chỉ quốc tế nhằm nâng cao chất lượng tuyển sinh đầu vào.