Bộ LĐ,TB&XH quản lý giáo dục nghề nghiệp sẽ phát huy được nhiều lợi thế ?

Thứ năm, 13/05/2021 06:44 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo ông Vũ Xuân Hùng: "Trình độ cao đẳng của Việt Nam thuộc giáo dục nghề nghiệp là hoàn toàn phù với thông lệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập".

Hiệp hội Các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam vừa có đề xuất về việc đưa các trường cao đẳng về Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý.

Đây là một đề xuất đang thu hút nhiều sự quan tâm và nếu nó được chấp thuận sẽ thay đổi cơ quan quản lý các trường cao đẳng từ Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội sang Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Nhà báo & Công luận đã có phỏng vấn ông Vũ Xuân Hùng, Vụ trưởng Vụ Đào tạo chính quy, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội).

Học nghề đang là lĩnh vực thu hút sự quan tâm của toàn xã hội (ảnh nguồn internet).

Học nghề đang là lĩnh vực thu hút sự quan tâm của toàn xã hội (ảnh nguồn internet).

Theo vị này,  Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ,TB& XH) quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp sẽ phát huy những lợi thế của ngành lao động, thương binh và xã hội; gắn giáo dục nghề nghiệp với lao động, việc làm, thị trường lao động; nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục nghề nghiệp.

Hiện nay, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đề xuất đưa các trường cao đẳng về Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý, quan điểm của Tổng cục như thế nào về vấn đề trên?

Ông Vũ Xuân Hùng: Bảng phân loại giáo dục quốc tế của UNESCO 2011 (International Standard Classification of education - ISCED 2011) là một công cụ được thiết kế để phân loại, so sánh các chương trình giáo dục/đào tạo khác nhau, giúp đối chiếu, so sánh các chương trình giáo dục, các loại văn bằng và trình độ.

Căn cứ ISCED 11, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng đề nghị điều chỉnh các luật (Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp) để đưa các trường cao đẳng trở về bậc giáo dục đại học và đưa các trường cao đẳng về Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý. Về việc này, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp có ý kiến như sau:

Về cơ bản, các trình độ giáo dục nghề nghiệp (GDNN) của Việt Nam phù hợp với ISCED 11[1] và tương đồng với các nước trong khu vực, thế giới trong cách tiếp cận về phân loại chương trình và bậc tạo thành hai hướng: hàn lâm và nghề nghiệp.

Bậc cao đẳng của Việt Nam hiện nay tương đương với cấp bậc 5 của ISCED 11 (2 - 3 năm), đầu vào trung học phổ thông. Đây là chương trình thuộc giáo dục sau trung học (tertiary education) nhưng không phải giáo dục đại học (higher education) mà chủ yếu là định hướng nghề nghiệp để người học gia nhập thị trường lao động.

Các chương trình ISCED 5 được thiết kế nhằm cung cấp cho người học những kiến thức, kỹ năng chuyên ngành nhưng các chương trình này có thể được bổ sung các tín chỉ để học các chương trình đào tạo của bậc đại học.

Tại một số quốc gia trên thế giới, trình độ cao đẳng hoặc tương đương được phần lớn các nước xếp vào trình độ của GDNN, điển hình như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Philippines, Úc…

Giáo dục nghề nghiệp là một cấp học được quy định trong Hiến pháp 2013. Năm 2018, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, theo đó Luật sửa đổi, bổ sung cũng đồng thuận với Luật Giáo dục nghề nghiệp quy định: “Các trình độ đào tạo của giáo dục đại học bao gồm trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ”, không có trình độ cao đẳng.

Luật Giáo dục năm 2019 tiếp tục khẳng định, giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác; giáo dục đại học đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ.

Hiện nay, giáo dục nghề nghiệp đang được Đảng, Nhà nước, Quốc hội quan tâm và đã đạt được những kết quả tích cực. Tại Diễn đàn quốc gia “Nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam”, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định, việc giao quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp cho Bộ LĐ,TB& XH là đúng đắn.

Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã khẳng định thời gian qua “giáo dục nghề nghiệp có nhiều chuyển biến”, công tác tuyển sinh những năm gần đây đều đạt và vượt chỉ tiêu đặt ra (từ 100,2% đến 100,9%);

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật từng bước được hoàn thiện (63 văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn Luật Giáo dục nghề nghiệp) bảo đảm hệ thống giáo dục nghề nghiệp vận hành tốt trong thực tiễn;

Mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp, nhất là các trường cao đẳng phát triển, phân bố tương đối hợp lý ở các ngành kinh tế, địa phương, vùng, miền (tính hết năm 2020, cả nước có 399 trường cao đẳng;

Trong đó có gần 100 trường được quy hoạch thành trường chất lượng cao đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt); các điều kiện bảo đảm chất lượng ngày càng được tăng cường, nhất là các trường cao đẳng (trên 60 trường cao đẳng đạt tiêu chuẩn chất lượng của Úc, Đức, Anh và Mỹ để đào tạo chương trình của nước ngoài tại Việt Nam);

Chất lượng, hiệu quả giáo dục đã được nâng lên (trên 80% học sinh, sinh viên tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm ngay sau khi tốt nghiệp; nhiều sinh viên trong các chương trình chuyển giao từ nước ngoài đã trở thành những chuyên gia, kỹ thuật viên nòng cốt trong các doanh nghiệp FDI; một số tham gia thị trường lao động nước ngoài).

Bên cạnh đó, việc Bộ LĐ,TB& XH quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp sẽ phát huy những lợi thế của ngành lao động, thương binh và xã hội; gắn giáo dục nghề nghiệp với lao động, việc làm, thị trường lao động; nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục nghề nghiệp.

Như vậy, từ căn cứ pháp lý đến yếu tố khoa học, xu hướng quốc tế và thực tiễn, có thể khẳng định, trình độ cao đẳng của Việt Nam thuộc giáo dục nghề nghiệp là hoàn toàn phù với thông lệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập.

Việc Bộ LĐ,TB& XH quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp với 03 cấp trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng; hình thức đào tạo mở, linh hoạt, đa dạng, liên thông giữa các trình độ giáo dục nghề nghiệp và liên thông với các trình độ đào tạo khác đã kết nối, liên hoàn trong các chính sách và gắn kết, thống nhất với các lĩnh vực của Bộ đang quản lý về việc làm, giảm nghèo, xuất khẩu lao động, an toàn vệ sinh lao động, an sinh xã hội;

Đặc biệt là gắn kết với việc làm, thị trường lao động đã đem lại hiệu quả tích cực trong đào tạo nghề nghiệp; góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia.

Việc giữ ổn định hệ thống giáo dục, đào tạo hiện nay theo các quy định hiện hành của hệ thống pháp luật về giáo dục, đào tạo hiện hành rất quan trọng để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng XIII;

Luật Giáo dục nghề nghiệp, Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục, Bộ luật lao động mới được ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung, cần có thời gian triển khai trong thực tiễn để tổng kết, đánh giá, nếu bất cập thì điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện.

Trong đề xuất của Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam có chỉ ra nhiều điểm bất cập trong đào tạo cao đẳng hiện nay như việc học sinh tốt nghiệp THCS học lên cao đẳng. Quan điểm của Tổng cục như thế nào?

Ông Nguyễn Xuân Hùng: Về đào tạo học sinh tốt nghiệp THCS học lên cao đẳng như Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam thực chất là mô hình đào tạo trình độ cao đẳng liên thông từ trung cấp dành cho học sinh tốt nghiệp THCS.

Đây không phải là một chương trình đào tạo mới mà là một hình thức đào tạo liên thông đã tồn tại từ hàng chục năm trước đây.

Mô hình này giúp người học sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp có thể tham gia ngay vào thị trường lao động, hoặc tiếp tục học liên thông ngay để nhận bằng cao đẳng cùng ngành, nghề đào tạo.

Chương trình được thiết kế tổng thể bảo đảm người học khi chuyển từ trình độ trung cấp lên trình độ cao đẳng không phải học lại những nội dung đã học. Trong thời gian học trung cấp, học sinh được học thêm chương trình văn hóa trung học phổ thông (THPT) theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo để bảo đảm cho học sinh có đủ điều kiện tiếp tục học liên thông lên trình độ cao hơn.

Thời gian đào tạo được thiết kế bảo đảm phù hợp với quy định của Luật GDNN, các điều kiện bảo đảm chất lượng và giảm tải cho người học.

Cách thức tổ chức đào tạo trình độ cao đẳng cho học sinh tốt nghiệp THCS hoàn toàn đảm bảo theo đúng quy định, được  thực hiện như sau:

Các cơ sở GDNN tuyển sinh học sinh tốt nghiệp THCS (lớp 9) vào học trình độ trung cấp (2 năm). Trong quá trình học trung cấp thì các trường tổ chức cho các em học thêm Khối lượng kiến thức văn hóa THPT (học 4 môn văn hóa) hoặc tổ chức cho các em theo học Chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT (học 7 môn văn hóa), đồng thời với học nghề.

Tốt nghiệp trình độ trung cấp, các trường tiếp tục tổ chức cho các em học liên thông lên trình độ cao đẳng (1-2 năm). Nếu các em học theo Chương trình giáo dục thường xuyên (GDTX) cấp THPT thì được tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT và nhận được  bằng tốt nghiệp THPT.

Thực hiện mô hình này, người học sẽ tiết kiệm được chi phí, thời gian học tập; gia nhập sớm vào thị trường lao động; góp phấn đẩy mạnh phân luồng học sinh sau THCS, giảm lãng phí nguồn lực xã hội và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực;

Góp phần tích cực thực hiện đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 14/5/2018.

Cám ơn  ông!

Trinh Phúc

Tin khác

Bắc Ninh có hơn 17.000 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Bắc Ninh có hơn 17.000 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(CLO) Năm học 2023-2024, toàn tỉnh Bắc Ninh có 17.296 học sinh lớp 12 (tăng hơn 1 nghìn học sinh lớp 12 so với năm 2023), cùng với khoảng 400 thí sinh tự do sẽ đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Giáo dục
Hà Tĩnh đặt hàng cho Đại học Quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Hà Tĩnh đặt hàng cho Đại học Quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

(CLO) Đại học Quốc gia Hà Nội và tỉnh Hà Tĩnh thí điểm hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong nhiều lĩnh vực từ năm học 2024-2025 theo cơ chế đặt hàng.

Giáo dục
Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

(CLO) Theo quy định, thí sinh chịu hoàn toàn trách nhiệm về thông tin khai trong phiếu đăng ký dự thi, vì vậy cần cẩn trong khi thực hiện điền các thông tin.

Giáo dục
Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

(CLO) Chiều 25/4, UBND thành phố Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh) thông tin cập nhật kết quả điều tra, xử lý vụ tố cáo một chủ nhóm lớp mẫu giáo bạo hành trẻ em trên địa bàn.

Giáo dục
Vụ trẻ bị cô giáo đánh ở TP Thủ Đức: Sự việc đáng tiếc của ngành giáo dục

Vụ trẻ bị cô giáo đánh ở TP Thủ Đức: Sự việc đáng tiếc của ngành giáo dục

(CLO) Tại buổi họp báo chiều 25/4, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP HCM Lê Hoài Nam đã thông tin về sự việc trẻ bị cô giáo đánh tại lớp mẫu giáo Tí Bo (phường Linh Đông, TP Thủ Đức, TP HCM).

Giáo dục