Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: Ngành chăn nuôi đang rất khó khăn

Thứ hai, 25/10/2021 07:44 AM - 0 Trả lời

(CLO) Bộ NN&PTNT cho biết, trong thời gian qua, do dịch COVID-19, các khu công nghiệp, khu chế xuất, các trường học, các nhà hàng, quán ăn, khách sạn, chợ đầu mối, chợ dân sinh không hoạt động... ở nhiều địa phương đã dẫn đến nhu cầu sử dụng thực phẩm giảm từ 30-50%

Chăn nuôi gặp khó khăn

Theo số liệu thống kê, đến cuối tháng 9 đầu tháng 10/2021 tổng đàn lợn cả nước là trên 28 triệu con (đứng thứ 6 thế giới). Sản lượng thịt lợn hơi 9 tháng đạt khoảng 2,9 triệu tấn, 16 doanh nghiệp chăn nuôi lớn vẫn duy trì phát triển với tổng đàn lợn thịt trên 6 triệu con (chiếm 23-24% đàn lợn thịt cả nước).

Trong 9 tháng, tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt khoảng trên 4,7 triệu tấn. Tổng nhập khẩu 214 nghìn tấn thịt các loại, chiếm 3,6% tổng sản lượng thịt sản xuất trong nước; trong đó có 112 nghìn tấn thịt lợn. Tuy nhiên, 9 tháng cũng đã xuất khẩu được 2.342 tấn thịt lợn và sản phẩm thịt lợn.

bo nong nghiep va phat trien nong thon nganh chan nuoi dang rat kho khan hinh 1

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đồng bộ các giải pháp "gỡ khó" cho ngành chăn nuôi. Ảnh: TL

Hiện tại, mặc dù các địa phương đã trở lại trạng thái bình thường nhưng lượng nhân công lao động ở các địa phương vẫn chưa quay lại các thành phố lớn để làm việc, các trường học vẫn đóng cửa, các quán ăn mở đón khách với số lượng ít nên mức tiêu dùng thực phẩm vẫn còn hạn chế... Do đó, giá thịt lợn xuất chuồng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Theo kết quả khảo sát của Bộ NN&PTNT, trong 9 tháng đầu năm 2021, giá lợn hơi xuất chuồng có xu hướng giảm dần; từ tháng 3, 4 giá từ 70.000-75.000 đg/kg, đến tháng 8 và tháng 9/2021 giá từ 42.000- 50.000 đồng/kg, sang tháng 10/2021 tính đến thời điểm hiện tại, giá dao động từ 35.000-45.000 đg/kg tùy từng vùng, đặc biệt có một số địa phương giá xuống dưới 35.000 đồng/kg đối với lợn quá lứa, khối lượng 130-160 kg.

Tuy nhiên, từ ngày 20/10 đến nay, giá thịt lợn xuất chuồng đã tăng trở lại, từ 5.000-6.000 đồng/kg. Nguyên nhân là do nhu cầu tiêu dùng có xu hướng tăng, việc lưu thông thuận lợi hơn sau khi tình hình dịch COVID-19 từng bước được kiểm soát.

Cũng theo thống kê của Bộ NN&PTNT, thời gian qua giá thịt lợn hơi xuất chuồng giảm nhưng giá nguyên liệu, thức ăn chăn nuôi tăng so với cùng kỳ 2020 (tăng từ 16-36%). Trong đó, tăng mạnh nhất là các nguyên liệu thuộc nhóm ngũ cốc. Điều này khiến người sản xuất, thiếu hụt vốn để duy trì sản xuất do tồn đọng nhiều sản phẩm không tiêu thụ được, lưu thông hàng hóa khó khăn nên sản phẩm quá lứa, ứ đọng với số lượng khoảng 30% (1,5-2 triệu con).

Bên cạnh đó, chi phí sản xuất phát sinh lớn, một bộ phận người dân, cơ sở phải dừng sản xuất, kinh doanh do không đủ nguồn lực tái sản xuất; việc tiếp cận các khoản vay mới từ các tổ chức tín dụng gặp nhiều khó khăn.

Các giải pháp "gỡ khó"

Mới đây, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan đã đi kiểm tra, khảo sát thực tế tại một số cơ sở chăn nuôi và việc cung cầu thịt lợn trên địa bàn huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, trong điều kiện giá nguyên liệu tăng lên, một số nơi đã xuất hiện mô hình bà con tận dụng phế phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp để thay thế phần nào thức ăn công nghiệp, đây cũng là cách để giảm áp lực do giá nguyên liệu đầu vào tăng.

Việc bà con tham gia vào mô hình hợp tác sẽ có nhiều thuận lợi, ví dụ như cùng chung nhau mua nguyên liệu đầu vào thì chi phí sẽ giảm xuống. Qua các hợp tác xã, ngành nông nghiệp sẽ nắm được thông tin, có thể tích hợp số liệu có độ chính xác hàng tuần, hàng tháng về nhu cầu của thị trường cũng như khả năng đầu cung, từ đó khớp với đầu cầu.

Theo Bộ NN&PTNT nhìn nhận, để duy trì sản xuất, bảo đảm chăn nuôi lợn tăng trưởng ổn định, thời gian tới cần tiếp tục tăng cường tổ chức kết nối tiêu thụ, hỗ trợ hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại chăn nuôi mở rộng thị trường. Từ đó, đưa sản phẩm cung ứng trực tiếp cho người tiêu dùng thông qua hệ thống phân phối sẵn có.

Bộ NN&PTNT cũng sẽ tăng cường tổ chức hướng dẫn các hộ chăn nuôi sử dụng các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có sẵn tại địa phương như cám, ngô, sắn… tự phối trộn để giảm giá thành; đồng thời, đưa ra mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, phòng ngừa dịch bệnh, giảm thiểu rủi ro, giảm chi phí trong chăn nuôi.

Dương Lâm

Bình Luận

Tin khác

Thanh Hoá: Bố trí flycam để phát hiện tội phạm tại Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn

Thanh Hoá: Bố trí flycam để phát hiện tội phạm tại Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn

(CLO) Để chủ động phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024, Công an tỉnh Thanh Hoá bố trí lực lượng, triển khai phương án phòng, chống tội phạm tại các tuyến đường chính và khu vực Quảng trường biển - nơi sẽ diễn ra Lễ khai trương vào tối 27/4.

Đời sống
Quốc Oai (Hà Nội): Hàng ngàn m2 đất đồi Sò bị san, gạt vận chuyển đi đâu?

Quốc Oai (Hà Nội): Hàng ngàn m2 đất đồi Sò bị san, gạt vận chuyển đi đâu?

Báo Nhà báo và Công Luận nhận được phản ánh của người dân tại thôn Lập Thành, xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai về việc hàng nghìn m2 đất đồi Sò bị san gạt không rõ mục đích gây nguy cơ thất thoát tài nguyên khoáng sản, ô nhiễm môi trường.

Đời sống
Vụ lật thuyền ở Quảng Ninh: Đã tìm thấy chiếc thuyền nan

Vụ lật thuyền ở Quảng Ninh: Đã tìm thấy chiếc thuyền nan

(CLO) Tới 10h ngày 25/4, lực lượng chức năng đã tìm thấy chiếc thuyền nan bị lật ở vị trí giữa sông Chanh, tuy nhiên vẫn chưa tìm thấy 4 nạn nhân bị mất tích.

Đời sống
Hưng Yên: Phát động Tháng công nhân và Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024

Hưng Yên: Phát động Tháng công nhân và Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024

(CLO) Liên đoàn Lao động tỉnh Hưng Yên vừa tổ chức lễ phát động Tháng công nhân và hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024.

Đời sống
Quảng Ninh: Giông lốc đánh chìm tàu, 4 người mất tích

Quảng Ninh: Giông lốc đánh chìm tàu, 4 người mất tích

(CLO) Trong khi đang di chuyển bằng thuyền để đánh bắt thuỷ sản trên luồng sông Chanh (Quảng Ninh), chiếc thuyền nan chở 6 người gặp giông dốc và bị lật khiến 4 người trên thuyền mất tích.

Đời sống